Bài thi viết “Vì an toàn giao thông thủ
đô năm 2013”
An toàn giao thông với quản lý đô thị
dưới vài góc độ nhìn
Cuộc
thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” đã sang năm thứ 2, Thủ đô Hà Nội đã có
những diện mạo mới, ùn tắc đã giảm dần, giao thông được mở rộng qua sửa đường,
làm thêm dần nhiều cầu vượt, việc giáo dục ý thức người tham gia giao thông đã
được tăng cường cùng với việc tăng cường thanh tra kiểm tra phạt vi phạm nhưng
bao giờ bài toán này mới cơ bản được giải quyết toàn diện, văn minh bền vững. Dưới
vài góc độ nhìn, xin có vài suy nghĩ đề nghị qua chùm 3 bài viết sau:
Bài 1: An toàn giao thông, phát triển
giao thông thủ đô gắn liền với quản lý vì hè văn minh bền vững đáp ứng nhu cầu
thật của dân.
Bài 2: Cần có giải pháp tổng thể định
hướng lâu dài và bước đi phù hợp thuận lòng dân.
Bài 3: Đồng khởi, dựa hẳn vào dân ở từng
cơ sở, sau giáo dục là phải kiên quyết phạt nghiêm và tăng mức phạt theo thời
gian để sợ vi phạm mà buộc phải tự giác chấp hành.
Bài 1.
An toàn giao thông, phát triển giao
thông thủ đô gắn liền với quản lý vì hè văn minh bền vững đáp ứng nhu cầu thật
của dân.
Ta
đã để giao thông công cộng chậm phát triển quá nhiều năm nên tất yếu nhu cầu
giao thông cá nhân phải tăng nhanh do nhu cầu cuộc sống, các hoạt động kinh
doanh buôn bán trông giữ xe buộc phải đáp ứng và ngày càng phát triển, càng
chậm càng tạo ra bài toán khó giải quyết hiện nay, dễ dẫn đến “duy ý chí”,
“nóng vội” rồi không thành công, dân cứ tự phát buộc phải vi phạm do nhu cầu
thật trong cuộc sống muốn thuận tiện:
Dân buộc phải tự lo phát triển giao
thông cá nhân dù tốn kém và rất tốn kém:
Do
nhu cầu đi lại nên học sinh buộc phải dùng xe đạp đến trường chưa nói muốn chọn
trường có khi còn phải đi xa hơn vì làm gì có xe công cộng đáp ứng thuận tiện
(trừ vài trường đặc biệt có xe ô tô đưa đón riêng như Trường Đoàn Thị Điểm,
trường Lô-mô-nô-xốp v.v.). Như vậy nhà trường buộc phải có chỗ gửi trông giữ xe
trong ngoài nhà trường với diện tích giao thông tĩnh khá lớn, thế là buộc phải
lấy mọi chỗ trông giữ xe, kể cả vỉ hè quanh trường, nhân lên toàn thành phố sẽ
cực lớn (chưa kể xe máy của giáo viên và khách phụ huynh học sinh quan hệ với
nhà trường).
Do
nhu cầu đi lại của người dân, cán bộ công nhân viên chức lại không có xe buýt
đáp ứng nên tất yếu buộc phải lo sắm xe máy dù tốn kém để đi lại và tất yếu nó
kéo theo: buộc phải có nơi trông giữ xe ngay tại cơ quan và ngoài cơ quan, cần
đi mua bán gì thì khu vực đó buộc phải có nơi gửi xe thuận tiện nhất, muốn giảm
thời gian gửi xe mà cần mua bán gì nhanh thì người bán hàng phải tìm cách bán
nhanh, thuận tiện nhất ngay trên vỉa hè giáp lòng đường.
Ai
không có điều kiện mua sắm xe máy thì buộc phải đi xe ôm và dịch vụ xe ôm lại
phát triển đáp ứng nhanh, cơ động. Người có điều kiện hơn thì đi tắc xi và thúc
đẩy phát triển mạnh tắc xi với nhiều hãng ra đời và kéo theo lại là nơi đỗ xe
tắc xi tạm thời và qua đêm tại lòng đường hay vỉ hè. Người khá giả hơn lại sắm
xe con và xe con cứ thế mà phát triển, tất yếu buộc phải có thêm giao tĩnh cho
các loại xe con này ở nơi cư trú và các nơi sẽ đi đến.
Thử
nhìn ở Mát-scơ-va họ sớm lo quy hoạch phủ kín mê trô hiện đại, rất thuận tiện,
lai phát triển mạnh nhiều loại giao thông công cộng khác như tầu điện bánh sắt
(ta có nhưng lại bóc đi hết?), tầu điện bánh hơi (ta thí điểm không thành và bỏ
ngay không cải tiến để làm thành công), xe buýt (ta lại phát triển chậm, có khi
chững lại, cải lùi, giảm bớt nhiều điểm dừng đưa đón khách kém thuận lợi hơn
trước, coi như không khuyến kích đi xe buýt vì đi xe buýt phải đi bộ xa hơn
trước nhiều, thậm chí có khi còn phê phán xe buýt là “hung thần” đường phố để
không dám mạnh dạn phát triển tốt hơn?) nên tất yếu dân Mát-scơ-va không phải
lo phát triển mạnh xe máy, ô tô con như ở Thủ đô nước ta.
Việc
lấn chiếm vì hè để kinh doanh buôn bán, trông giữ xe phát triển mạnh ở Hà Nội
là tất yếu, nan giải, nên dù có ra quân chấn chỉnh, vận động này nọ đều kém
hiệu quả và không sao văn minh bền vững được.
Cần đáp ứng nhu cầu của dân, tích cực
điều chỉnh dần nhu cầu của dân:
Giảm dần, giảm
nhanh nhu cầu cần sử dụng xe cá nhân (xe máy, ô tô con) bằng cách ngày càng đáp
ứng nhu cầu giao thông công cộng đa dạng phù hợp, hấp dẫn để dân không còn nhu
cầu mua sắm xe máy ô tô con và người đã có xe máy thấy phải bỏ xe máy, chuyển
hẳn sang giao thông công cộng kết hợp đi bộ cho thành thói quen mới. Chỉ trên
cơ sở này mới cấm này cấm nọ, dẹp này dẹp nọ mới thành công bền vững.UBND TP.
Hà Nội đã ban hành văn bản 796 /UBND – GT 262 từ tháng 2/ 2012 về việc cấm tổ
chức trông giữ các phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô trên vỉa hè, lòng đường tại
262 tuyến phố và 2 tháng sau tăng lên 267 tuyến phố, với quyết tâm trả lại
“lòng đường cho các phương tiện và vỉa hè dành cho người đi bộ”.
Thế
nhưng thực tế lại không như mong muốn. Tình trạng lấn chiếm trái phép vỉa hè
vẫn diễn ra ở khắp nơi, có nơi như đường Trần Phú cấm trông giữ xe máy một thời
gian lại phải cho trông giữ xe trở lại bên đường giáp bệnh viện Saint Paul.
Trước đây cũng vậy, xây dựng nhiều tuyến phố văn minh thương mại nhưng theo
thời gian lại không duy trì nổi. Chưa nói đến các văn bản ban hành chưa chuẩn
xác lại thay đổi phân công quản lý vỉ hè lòng đường giữa Sở GTVT với các quận..
Tóm
lại: Chừng nào còn để nhu cầu phát triển giao thông cá nhân, nhất là xe máy rồi
đến ô tô con thì tất yếu quản lý đô thị văn minh khó, không bền vững vì đó là
nhu cầu thật của đa số dân và các vi phạm về an toàn giao thông, xây dựng văn
minh đô thị trên mọi tuyến phố sẽ càng nan giải, coi như bất lực, mọi quyết tâm
sẽ tốn công sức rồi vẫn lại phải làm lại như đã từng diến ra rồi cũng ít hiệu
quả.
Vài
hình ảnh minh họa chụp thật ở vài nơi:
Xe máy nhiều kéo theo bao nhu cầu
khác Ô tô con nhiều sẽ chiếm vỉa hè lòng đường
Xe máy phát triển,
giao thông tĩnh tăng nhanh tại nơi ở
và các nơi phải đi
đến, buộc phải tận dụng vỉa hè tăng gấp bội
1331 từ
Bài 2
Cần có giải pháp tổng thể định hướng lâu
dài
và bước đi phù hợp thuận lòng dân.
Nôn
nóng, những biện pháp, giải pháp “duy ý chí” muốn làm nhanh, làm mạnh thường
tốn nhiều công sức nhưng không bền vững như vẫn thường xẩy ra, làm mất lòng
tin, rồi đâu lại vào đấy hoặc phải vội vàng điều chỉnh lại. Đã đến lúc cần có
tầm nhìn rất xa, có giải pháp tổng thể định hướng lâu dài rồi có những bước đi
phù hợp thuận lòng dân. Phải chăng đó phải là:
Có ngay quy hoạch định hướng tích cực
nhất ưu tiên hàng đầu phát triển mạnh các loại giao thông công cộng hiện đại
kết hơp với tăng tốc phát triển đa dạng các loại hình giao thông công cộng
khác:
Vấn
đề là tìm nguồn kinh phí nhưng trước sau cũng phải đặc biệt đầu tư vào hệ thống
giao thông công cộng hiện đại, không có con đường nào khác hay hơn, càng chậm
càng khó khắc phục. Nếu thấy đây là định hướng trước sau cũng buộc phải làm thì
nên tìm mọi cách để có vốn kể cả vay của dân, làm càng nhanh càng tốt tích cực
thực hiện quy hoạch ưu tiên đặc biệt hàng đầu với tiến độ nhanh nhất có được
không?
Trong
khi chuần bị và triển khai tích cực định hướng ưu tiên trên, cần chăm lo hàng
đầu phát triển mạnh trước mắt xe buýt đa dạng phủ kín thuận lợi nhất hấp dẫn
mọi người dân thích tham gia , làm trước từ nội thành cũ, mở rộng dần ra đến
nội thành mới, mở rộng đến đâu, phủ kín đến đó thì các khu vực này hạn chế đến
cấm xe máy đi vào các khu vực này, buộc phải gửi xe máy từ xa thì tự nhiên sẽ
không còn hiện tượng lấn chiếm vì hè để trông giữ xe máy, kể cả ô tô con ở các
khu vực đi trước này. Đa số người dân vào các khu vực này sẽ thấy tham gia giao
thông công cộng và đi bộ ngắn là tối ưu, thuận lợi nhất, lại kinh tế nhất. Lúc
đó thì cầu vượt buộc phải lo cho chủ yếu xe buýt đi qua mới cần hơn, quan trọng
hơn, không phải như hiện nay một số cầu chỉ phục vụ xe máy và ô tô con, không
cho xe buýt đi qua? Nếu không sau này lại phải gia cố làm lại các cầu vượt chưa
đáp ứng này như cầu vượt Láng Hạ qua
Huỳnh Thúc Kháng – Thái Hà đang diễn ra cấm xe buýt đi qua. Với tầm nhìn này
thì phải cân nhắc kỹ khi tiếp tục mở rộng làm thêm các cầu vượt để xe buýt có
thể đi qua sau này lại là chủ yếu..
Vẫn phải sớm thực hiện định hướng có các
tuyến xe buýt 2 số (không phải qua xe buýt 3 số) đi xuyên suốt ra các ngoại
thành xa đã mở rộng để hạn chế nhanh phát triển xe máy từ nội thành ra ngoại
thành mới và ngược lại. Tuyến xe buýt 3 số tạm thời chuyển sang chỉ đáp ứng khu
vực trong huyện chính và huyện lận cận, coi như phủ kín khu vực để nhân dân các
khu vực này khỏi phải lo phát triển giao thông cá nhân là xe máy nữa.
Như
vậy là phải quy hoạch phủ kín mạng lưới xe buýt các khu vực ngoại thành liên
kết thống nhất thuận tiện với mạng lưới xe buýt cũ 2 số mở rộng thuận tiện đến
nơi xa nhất trung tâm Hà Nội, để đón đầu, ngăn việc buộc phải tự phát phát
triển giao thông cá nhân như đã từng xẩy ra ở Hà Nội cũ và Hà Nội mới mở rộng.
Hãy đi trước đón đầu với tầm nhìn xa này. Hãy tìm cách vay, huy động vốn, kể cả
vốn trong dân để lo bằng được quy hoạch này để sau này khỏi phải làm lại như
đang diễn ra ở nội thành và nội thành Hà Nội mở rộng.
Người
dân đâu có muốn tự lo phát triển giao thông cá nhân, nhất là xe máy vì tốn tiền
mua sắm, tốn tiền chi săng dầu, tu sửa, lại tốn diện tích để chứa xe mày khi về
nhà, đi đâu cũng tốn thêm tiền gửi xe. Nếu có giao thông công cộng đáp ứng thi
dân rất hoan nghênh vì vừa an toàn, vừa tiết kiệm lại được lợi cả thời gian.
Bác Hồ vẫn từng nói “cái gì có lợi cho dân thì làm”.Hãy sớm quy hoạch và đáp
ứng.Thực lòng đại đa số dân mong được như vậy.
Tóm
lại “Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2013”cần sớm, tích cực có quy hoạch định
hướng phát triển nhanh giao thông công cộng hiện đại và đa dạng phù hợp trước
mắt với bước đi tích cực thuận lòng dân để không phải lo sắm xe máy, xe ô tô
con như nhiều nước phát triển đã trải qua. Trước sau cũng phải làm thì tốt nhất
tìm mọi cách để đi trước đón đầu, càng chậm càng phức tạp khó chấn chỉnh và sẽ
tốn kém gấp bội của nhà nước cũng như nhân lên trong toàn dân. Chỉ có sớm đi
theo hướng này thì quản lý vỉ hè văn minh bền vững mới có khả năng thành hiện
thực, không thể như hiện nay: “Hỗn loạn như vỉa hè Hà Nội”do thực
trạng vỉa hè bị lấn chiếm tràn lan khiến bộ mặt đô thị bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, suy đến cùng là đã để thời gian quá dài người dân buộc phải tự phát, tốn
kém phát triển xe máy quá mức như hiện nay, ngày càng nan giải, nay phải cấp
cứu. 2336 từ
Bài 3
Đồng khởi, dựa hẳn vào dân ở từng cơ sở,
sau giáo dục là
phải kiên quyết phạt nghiêm và tăng mức
phạt theo thời gian để sợ vi phạm mà buộc phải tự giác chấp hành.
Ta
đã sang năm thứ 2 vận động giáo dục “Vì an toàn giao thông Thủ Đô năm 2013”
nhưng hiệu quả giáo dục còn hạn chế, vắng bóng kiểm tra là tỷ lệ vi phạm cao;
mọi chấn chỉnh quản lý vì hè để thông thoáng thuận lợi cho người đi bộ cũng như
dẹp chợ tạm kiểu bắt cóc bỏ đĩa mà thôi , đã đến lúc cần phải tìm giải pháp mới
đồng khởi, dựa hẳn vào dân ở từng cơ sở, sau giáo dục là phải kiên quyết phạt
nghiêm và tăng mức phạt theo thời gian để sợ vi phạm, sợ phạt nặng mà buộc phải
thi hành rồi tự giác thi hành:
Trong khi chờ đợi các giải pháp định
hướng lâu dài như các bài trên, hãy chọn trước vài việc cần làm trước, dựa hẳn
vào dân, đã nói là làm và làm bằng được cho thành nền nếp bền vững.
Giả
thử chọn việc đi đúng làm đường, phải chờ đợi khi tạm thời ùn tắc, nghiêm cấm lách
lên vỉa hè để len lên trên chẳng hạn làm ảnh hưởng đến người đi bộ và góp thêm
ùn tắc tại ngã tư đó:
Giả
định ban hành lệnh cấm lao xe máy đi trên vỉa hè, nếu vi phạm thì tạm giữ xe
5-10 phút để kiểm tra giấy tờ và phạt 50.000 đ trong tháng đầu công bố, sẽ phạt
từ tháng thứ 3, sau ngày công bố đầu tiên sẽ nâng lên 100.000 đ chẳng hạn.
trích 50% cho bộ phận làm nhiệm vì kiểm tra phạt, 50% nộp lên cấp trên phục vụ
quản lý an toàn giao thông. (in giấy phạt và mức thu tiền, chi tổng kết khen
thưởng v.v.)
Giao
cho công an cơ sở cùng dân phòng hỗ trợ luân phiên kiểm tra, phạt lần lượt tại
các ngã tư chẳng hạn, kết hợp tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Tương
tự như vậy về kiểm tra và phạt người đi và ngồi trên xe máy không đội mũ bảo
hiểm.
Việc dẹp vỉ hè cho thông thoáng, thuận
lợi cho người đi bộ an toàn thì chỉ làm trước mắt theo hướng công nhận thực
trạng khó làm ngay vì nhu cầu thật của dân về trông giữ ô tô, xe máy, chỉ tạm
thời làm trước vài vấn đề sau, nhưng đã nói là làm bằng được cho bền vững:
Mọi
sử dụng vỉ hè vốn là của công đều phải đóng thuế tạm thời thuê sử dụng dù chỉ
tận dụng một vài phân vuông theo giá đất từng khu vực đã xác định. Như vậy ai
thực có nhu cầu, có thể tạm chấp nhận là thu thuế ngay hàng tháng coi như tự
động thuê, góp vào quỹ tu bổ vỉa hè của thành phố có trích phần trăm cho cơ sở
phường đảm nhận thu. Nếu phát hiện lấy thêm diện tích để kinh doanh thì tính
thêm nếu có thể tạm thời chấp nhận miễn là không vi phạm chỉ giới 1m 5 cho
người đi bộ. Nếu vi phạm vào chỉ giới cho người đi bộ sẽ tính tiền tăng gấp 3
lần của tháng dù vi phạm 1 vài lần để sợ không dám vi phạm.
Nếu
để xe trên vỉa hè hay giáp lòng đường dù 1 lần đều phạt thu tiền coi như thuê
cả tháng và vẫn không được tái phạm, nếu tái phạm sẽ phạt gấp đôi mà vẫn không
được dùng và sau này cứ mỗi lần phát hiện tái phạm đều phạt gấp đôi của cả
tháng để sợ không dám vi phạm nữa.
Trong
quá trình phát triển giao thông công cộng, sẽ mở rộng dần các nơi cấm kinh
doanh trông giữ xe thì sẽ phạt nơi này nặng hơn, nghiêm hơn.
Để thuận tiện quản lý thống nhất theo
lãnh thổ, nên giao hẳn nhiệm vụ thanh tra kiểm tra, phạt vi phạm trên địa bàn
của mình, phường có trách nhiệm liên kết với phường bạn chỗ giáp ranh, quận
liên kết với quận bạn nơi giáp ranh còn thành phố thì thanh tra kiểm tra cấp
quận huyện, cấp phường xã nhằm thống nhất hành động:
Hiện
nay việc phân công chưa nhìn thấy vai trò của lực lượng tại chỗ nên chưa giao
hẳn về cho phường, quân huyện, xã theo địa bàn. Sở, thành phố chuyên ngành chủ
yếu hỗ trợ kiểm tra và dễ quy trách nhiệm quản lý tốt xấu theo địa bàn. Cần
phải làm như vậy để phát huy hết quyền làm chủ của cơ sở theo địa bàn, không
phân tán chồng chéo như hiện nay.
Tóm
lại tổng hợp cả 3 bài, giải quyết
bài toán an toàn giao thông gắn liền với giải bài toán xây dựng vỉa hè văn minh
bền vững cần thấy thực trạng hiện nay là đã để quá lâu người dân do nhu cầu
cuộc sống buộc phải tự phát lo mua sắm các phương tiện giao thông cá nhân nhất
là xe máy và ô tô con. Không thể nôn nóng cấm này, cấm nọ dẫn đến kém hiệu quả,
không thể văn minh bền vững được. Con đường tất yếu trước sau cũng phải làm,
nên tìm mọi cách làm càng sớm, càng nhanh càng tốt việc phát triển giao thông
hiện đại như Mê Trô kết hợp với các loại giao thông công cộng đa dạng khác với
quy hoạch phủ kín dần như nội thành cũ rồi nội thành mở rộng dần ra ngoại
thành. Phủ kín đến đâu thì cấm xe mày đi vào các khu vực này rồi hạn chế xe
con, buộc phải gửi nó từ xa, thuận lợi cho quản lý đô thị, đáp ứng nhu cầu cao
cho người dân thích đi các phương tiện giao thông công cộng trong các khu vực
này. Việc quản lý, phạt vi phạm, phạt vi phạm tăng dần để tiến tới sợ phạt mà
thi hành. Mọi phạt vi phạm phải dựa hẳn vào các cơ sở theo địa bàn dân cư mới
mạnh, dễ quy trách nhiệm người đứng đầu theo phường xã rồi quận huyện là chủ
yếu.Cấp thành phố chuyên lo quy hoạch tầm nhìn và thanh tra thi hành cấp dưới.
Ngày 1/9/2013
NGƯT Nguyễn Đức Thuần, tuổi trên 80
1705/18T1 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội
Đ.T: 0914.72.76.20. Email: ndthuan31@gmail.com. 3467 từ cả 3 bài
Ước vọng đổi mới giáo dục
nhân dịp khai giảng năm học mới
2013-2014
Năm
học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị
Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Chủ tịch nước cũng đã
có thư gửi nhân đầu năm học mới. Là nhà giáo về hưu được 20 năm quan tâm đến
giáo dục, xin có vài suy nghĩ “ước vọng đổi mới giáo dục” như sau:
Ước vọng hàng đầu là mong sao toàn ngành
giáo dục “đổi mới căn bản và toàn diện về dạy người”:
Năm
1954 , ngày 18/12/1954, khi Bác Hồ đến thăm trường Chu Văn An có nhắc nhở học
sinh 3 nhiệm vụ: các cháu phải chăm học, phải giúp đỡ gia đình và tham gia công
tác xã hôi và phải học 5 yêu: yêu Tổ quốc, yêu Nhân dân, yêu Lao động, yêu Khoa
học và yêu Đạo đức.. Nhiều năm qua chúng ta đâu có quan tâm “dạy người” như Bác
Hồ mong đợi, mà hình như chạy theo dạy chữ, chạy theo khối lượng kiến thức sách
vở, chạy theo “dạy thêm học thêm” tràn lan thì còn thời gian đâu mà dạy người,
như là mải học, ít giúp đỡ gia đình và càng ít tham gia công tác xã hội, chưa
nói đến cân đối thực hiện đủ cả 5 yêu như ít chú ý đến yêu Lao động đúng như
nguyên lý giáo dục kết hợp với Lao động sản xuất. Những năm gần đây ngày càng
xuất hiện nhiều “thủ khoa” lao động giúp đỡ gia đình rất giỏi còn tham gia công
tác xã hội tích cực, đâu có phải đi học thêm và lấy tự học làm chính. Mong sao
lãnh đạo các trường và các giao viên các cấp nhìn lại các hiện tượng trên để
chủ động cùng toàn ngành “đổi mới căn bản và toàn diện” trước hết về “dạy
người” trong khi chờ đợi các đổi mới khác về chương trình, sách giáo khoa v.v.
và v.v.
Ước vọng thứ 2 là trên cơ sở “đổi mới
căn bản và toàn diện về dạy người” mà nghiêm chỉnh làm sống lại có sáng tạo
phong trào thi đua “hai tốt” trước đây:
Hãy
làm sống lại có sáng tạo bài học “Trường Bắc Lý” về dạy người học tốt, say mê
phục vụ quê hương, mà cốt lõi của nó vẫn là dạy người thực hiện nguyên lý giáo
dục kết hợp với Lao động sản xuất có hiệu quả. Ước vọng năm nay sẽ xuất hiện
nhiều “Tiếng trống Bác Lý” mới cũng như vận dụng bài học “Trường Thanh niên Lao
động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình” năm nào.
Không
thể say sưa với số lượng học sinh giỏi tăng “đọt biến” mà khu dân cư chúng tôi
nhiều năm qua thống kê thấy gần như 95% là học sinh giỏi nhưng lại chỉ có 5% là
học sinh tiên tiến, ngược hẳn lại với chất lượng “ngày xưa”: Con số này nói lên
nhiều “bí ẩn đáng ngờ về nhiều mặt”, trong khi đó rất khó huy động tham gia
hoạt động hè ở khu dân cư, luôn kêu bận đi học thêm. Phải chăng đang lao theo
hướng chưa chuẩn về giáo dục con người mới thực cần cho xã hội.
Ước vọng thứ 3 là trên cơ sở đổi mới căn
bản và toàn diện theo 2 ước vọng trên mà từng bước tạo ra bước ngoặt “Đào tạo
gắn liền với sử dụng sau khi ra trường”:
Cứ
nhìn con số nhiều năm qua đa số, chưa dám nói đại bộ phận khi học xong không có
việc làm rồi tìm cách chạy việc làm bất kỳ: ôi đại lãng phí cho nhiều gia đình,
cho toàn xã hội. Bây giờ khó khắc phục nhưng buộc phải tìm cách tháo gỡ như là
“cấp cứu” và phải có ngay các giải pháp “giải cứu” không thể cứ bỏ cho nói trôi
đi như vẫn xẩy ra!? ( Ngày 14-3, ông Trịnh Xuân Cảnh - Chánh văn phòng
Sở GD&ĐT Thanh Hoá cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 24.956 học
sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các ngành, nghề nhưng chưa có việc làm...)
Tóm
lại xin trình bày chọn trước 3 ước vọng trên nhân dịp khai giảng năm học mới
mong ngành giáo dục xem xét để mở màn cho bước đi đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục.
28/8/2013
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
1705?18T1 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân HN
Đ.T:0914.72.76.20; E: ndthuan31@gmail.com
Năm
1954 , ngày 18/12/1954, khi Bác Hồ đến thăm trường Chu Văn An có nhắc nhở học
sinh 3 nhiệm vụ: các cháu phải chăm học, phải giúp đỡ gia đình và tham gia công
tác xã hôi và phải học 5 yêu: yêu Tổ quốc, yêu Nhân dân, yêu Lao động, yêu Khoa
học và yêu Đạo đức.. Nhiều năm qua chúng ta đâu có quan tâm “dạy người” như Bác
Hồ mong đợi, mà hình như chạy theo dạy chữ, chạy theo khối lượng kiến thức sách
vở, chạy theo “dạy thêm học thêm” tràn lan thì còn thời gian đâu mà dạy người,
như là mải học, ít giúp đỡ gia đình và càng ít tham gia công tác xã hội, chưa
nói đến cân đối thực hiện đủ cả 5 yêu như ít chú ý đến yêu Lao động đúng như
nguyên lý giáo dục kết hợp với Lao động sản xuất. Những năm gần đây ngày càng
xuất hiện nhiều “thủ khoa” lao động giúp đỡ gia đình rất giỏi còn tham gia công
tác xã hội tích cực, đâu có phải đi học thêm và lấy tự học làm chính. Mong sao
lãnh đạo các trường và các giao viên các cấp nhìn lại các hiện tượng trên để
chủ động cùng toàn ngành “đổi mới căn bản và toàn diện” trước hết về “dạy
người” trong khi chờ đợi các đổi mới khác về chương trình, sách giáo khoa v.v.
và v.v.
Người cao tuổi hiến kế đổi mới giáo dục
nhân năm học mới 2013-2014:
Chọn việc
“đổi mới trước căn bản giáo dục”
Năm
học 2013-2014 là năm học đầu tiên thực hiện nghị quyết trung ương về “đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục”. Đây là vấn đề lớn, tồn tại quá nhiều năm, nay
bắt đầu thì phải chọn việc gì cần đổi mới căn bản trước trong khi chờ đợi các
nghiên cứu sâu, rộng lớn hơn. Xin có vài suy nghĩ kiến kế sau:
Đổi mới căn bản về “dạy người”:
Bác Hồ đến thăm trường Chu
văn An ngày 18/12/1954
Để
đổi lại với “tệ nạn dạy thêm học thêm tràn lan” chạy theo khối lượng kiến thức
sách vở, hãy chuyển hẳn sang dạy người, biết ước mơ để từ đó mà ham học và phải
lấy “tự học” làm chính để rèn khả năng tự học thực hiện ước mơ và con người mới
còn phải “tự học suốt đời”. Nếu nhận thức thật đúng việc dạy người này thì phải
“cấm dạy thêm học thêm vì tiền” là chủ yếu vẫn diễn ra rất nặng nề, Dạy người
có khả năng tự học thì đó lại là “lương tâm trách nhiệm cao cả của người thầy”
như trước kia việc “bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém” các thầy
giáo có lương tâm đều tự nguyện làm việc này “miễn phí”. Bao giờ “trở lại được
như trước đây?”Phải chăng đây là cái cần đổi mới căn bản hàng đầu về dạy người
cần có cuộc vận động làm ngay và kiên trì thực hiện. Để hỗ trợ cho định hướng
cần đổi mới căn bản này, có lẽ cần có cuộc vận động để các bậc cha mẹ phụ huynh
học sinh từ việc “buộc phải cho con em đi học thêm, thậm chí hết lớp này đến
lớp khác” chuyển sang chủ yếu tổ chức cho con em mình tự học là chính, lập
thành các nhóm nhỏ cùng tự học, tranh luận nhau xem tự học đúng sai ra sao vì
“học thầy không tầy học bạn” mà.. Nhà trường và phụ huynh học sinh cùng làm
bằng được việc này thành công thì đúng là được một cái lớn nhất đổi mới căn bản
về rèn người rồi. Đời sống giáo viên nhà nước và địa phương cần có cách khác hỗ
trợ không thể lấy dạy thêm có thu tiền là chủ yếu như vẫn đang diễn ra.
Nghiêm chỉnh làm sống lại có sáng tạo
phong trào thi đua “hai tốt” trước đây:
Hãy
làm sống lại có sáng tạo bài học “Trường Bắc Lý” về dạy người học tốt, say mê
phục vụ quê hương, mà cốt lõi của nó vẫn là dạy người thực hiện nguyên lý giáo
dục kết hợp với Lao động sản xuất có hiệu quả. Mong sao năm nay sẽ xuất hiện
nhiều “Tiếng trống Bác Lý” mới cũng như vận dụng bài học “Trường Thanh niên Lao
động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình” năm nào.
Không
thể say sưa với số lượng học sinh giỏi tăng “đọt biến” mà khu dân cư chúng tôi
nhiều năm qua thống kê thấy gần như 95% là học sinh giỏi nhưng lại chỉ có 5% là
học sinh tiên tiến, ngược hẳn lại với chất lượng “ngày xưa”: Con số này nói lên
nhiều “bí ẩn đáng ngờ về nhiều mặt”, trong khi đó rất khó huy động tham gia
hoạt động hè ở khu dân cư, luôn kêu bận đi học thêm. Phải chăng đang lao theo
hướng chưa chuẩn về giáo dục con người mới thực cần cho xã hội.
Từng bước tạo ra bước ngoặt “Đào tạo gắn
liền với sử dụng sau khi ra trường”:
Cứ
nhìn con số nhiều năm qua đa số, chưa dám nói đại bộ phận khi học xong không có
việc làm rồi tìm cách chạy việc làm bất kỳ: ôi đại lãng phí cho nhiều gia đình,
cho toàn xã hội. Bây giờ khó khắc phục nhưng buộc phải tìm cách tháo gỡ như là
“cấp cứu” và phải có ngay các giải pháp “giải cứu” không thể cứ bỏ cho nói trôi
đi như vẫn xẩy ra!? ( Ngày 14-3, ông Trịnh Xuân Cảnh - Chánh văn phòng Sở
GD&ĐT Thanh Hoá cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 24.956 học sinh,
sinh viên đã tốt nghiệp các ngành, nghề nhưng chưa có việc làm...)
Hãy
có ngay những giải pháp lo cho thế hệ trẻ đã tốt nghiệp và sẽ tốt nghiệp các
trường, nếu cần đào tạo thêm để hầu hết có công ăn việc làm ở các khu vực đang
cần lực lượng trẻ có trình độ được phục vụ cống hiến. Trên cơ sở làm được việc
này mà sớm chuyển sang đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội theo nhu cầu thực cần,
không thể đào tạo theo khả năng vốn có của nhà trường
Đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục sẽ có nhiều việc phải làm, xin chọn trước 3
việc lớn cần đổi mới căn bản nêu trên, mong các trường, các lãnh đạo giáo dục
các địa phương và các cấp tham khảo vận dụng trong khi chờ đợi các vấn để tổng
thể toàn diện hơn
7/9/2013
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
1705?18T1 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân HN
Đ.T:0914.72.76.20; E: ndthuan31@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét