Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

68. Hội nghị góp ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992

68. Góp ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992


Góp ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992
I. Về Đảng CSVN:
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo “duy nhất” Nhà nước và xã hội trong quy định tại Điều 4.
Đoạn thứ 2 trong Điều 4 dự thảo: Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những chủ trương, quyết định của mình.
II. Về quyền con người::
Bên cạnh quyền sống, quyền học tập, quyền có nơi ở nên chăng cần thêm quyền được đảm bảo đất ở, đất sản xuất phù hợp với khu vực; nên chăng có quyền có công ăn việc làm phù hợp với nhu cầu và khả năng.
Phát huy dân chủ XHCN nhằm bảo vệ quyền con người, đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân, khẳng định tôn trọng quyền con người gắn với quyền và lợi ích của dân tộc.
Dự thảo Hiến pháp đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế nhưng phải bổ sung mục đích, yêu cầu phát triển bền vững,
III. Làm sâu sắc hơn nữa Nhà nước (chính quyền các cấp), thể hiện qua cán bộ, công chức, viên chức (ở mọi cấp) phải thực sự là “công bộc của dân”:
“công bộc của dân” thì hàng đầu phải biết ơn dân (dân nuôi mình để mình hầu dân, làm osin cho dân), đo đó trong mọi trường hợp phải lễ phép với dân, tôn trọng lắng nghe dân, học hỏi dân, xin ý kiến dân để tận tụy phục vụ dânchịu sự giám sát “toàn diện” của dân giúp cấp trên biết những cái sai, chưa sát của lệnh cấp trên, không gây ra bức xúc kéo dài trong dân, bất bình, căng thẳng trong dân như đã từng diễn ra về đất đai, về quản lý chung cư, về mỹ quan đô thị v.v. Điều 8
IV. Thực sự tôn trọng “quyền giám sát của dân” cần được cụ thể hóa thêm trong điều 9.2 và 9.3:
Để phát huy vai trò phản biện giám sát của dân thông qua MTTQ,cũng như các đoàn thể, nhất là tổ chức xã hội NCT có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ: ngoài việc đã làm ở các cấp trên, cần đặc biệt nghe dân phản biện và giám sát ở từng cơ sở, từng khu dân cư, nơi phát sinh các khúc mắc rất đa dạng, sống động khi thi hành mọi chủ trương chính sách chỉ thị, lệnh của các cấp mới tránh được quan liêu, hách dịch cửa quyền, có khi lại học dân thực tế hơn, hay hơn, đơn giản hơn, được việc bền vững hơn. Những phản biện, giám sát, kiến nghị có tổ chức ở cơ sở phải là “dân nguyện ưu tiên hàng đầu” mà các cấp có thẩm quyền buộc phải lắng nghe để công khai minh bạch trả lời dân theo hạn định đã quy định, không được phép cứ để trôi qua đi và lãng quên hết năm này đến năm khác như đã diễn ra trong cuộc sống ở nhiều nơi đã nói ở phần trên. Trong thời đại bùng nổ ứng dụng CNTT, có lẽ buộc phải có thêm ý: “Mọi cơ quan, cán bộ, công nhân viên chức phải công khai hộp thư điện tử cơ quan và cá nhân để tiếp dân, nghe dân, trả lời dân”.
V. Về Hội đồng nhân dân
Về HĐND cấp quận huyện, phường xã ở những khu vực  thuộc thành phố lớn, trình độ dân trí tương đối thì nên khẳng định thay HĐND bằng tổ chức khác tạm gọi là “hội nghị đại biểu nhân dân định kỳ”: Giả thử ở cấp phường xã 6 tháng một lần các tổ dân phố, các thôn xóm, các khu dân cư mở hội nghị góp ý kiến với cấp trên, thông qua đó mà cử đại diện của mình đủ khả năng nói đúng ý dân, thay mặt dân họp với hội nghị đại biểu nhân dân cấp trên ( khác với đại biểu HĐND bầu theo cơ cấu, thực sự không thể đại diện cho dân ở khu vực, có khi không hề sống ở khu vực này, không đủ khả năng tiếp thu ý của dân khi tiếp xúc cử tri v.v. để thuyết phục HĐND thực lo cho dân; đại biểu kiểu này có thể thay đổi tùy nhu cầu mới của dân sẽ sát dân hơn nhiều); Thực tế hiện nay HĐND cấp phường, cấp quận còn yếu, nặng về cơ cấu hình thức không sát dân luôn biến động xuất hiện những vấn đề mới, cần thay đổi hẳn: không có thì thiếu theo mô hình hiện nay mà có thì quả là thừa, hình thức, tốn kém, nặng nề). Đối với đại biều nhân dân cấp thành phố, Quốc Hội cần phải có tỷ lệ thời gian đi khu vực nghe dân kiểu vi hành, không tiếp xúc cư tri còn nặng hình thức, hạn chế nghe, hạn chế nói, càng hạn chế giải quyết lo cho dân như đang diễn ra. Mọi đại biểu còn phải công khai hộp thư điện tử trong thời đại hiện nay, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, toàn cầu hóa đang phát triển không ngừng v.v. để 24/24 giờ nghe dân, rồi chọn lọc đến nghe vài dân, trả lời dân, thực sự lo cho dân. Cần thêm ý này trong tiêu chuẩn, nhiệm vụ của đại biểu của dân này. Khó đấy nhưng buộc phải làm mới là đại biểu của dân.
VI. Về giáo dục và đào tạo
Nhìn ở góc độ nhà giáo về hưu, mong ước đổi mới giáo dục: Điều 66 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, điều 36) Phát triển giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước  ( do ta nói nhưng không làm được như vây, chưa nhận thức đúng, chưa hành động đúng, chưa huy động đúng dốc toàn lực lo cho thế hệ trẻ, lo cho tương lại của dân tộc, thực tế đang để giáo dục suy thoái đến mức nghiêm trọng, lung túng loay hoay , mặt chưa đạt thành phát triển mạnh về phẩm chất đạo đức, bị các mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh sâu sắc)
+ Chạy theo học chữ sách vở nặng nề nhồi nhét tất yếu quá nhẹ dạy người, “dạy học vì tiền’, “tất cả đua nhau lao vào cao đẳng đại học” rồi đa số “không có công ăn việc làm” rồi lại đẻ ra cái gọi là “hội chợ việc làm” để rao bán người đã qua đào tạo ế, đại lãng phí cho xã hội, suy thoái về mục tiêu giáo dục cần phải đạt như điều 66.1 sửa đổi)
+ Chưa thành công và đang đi lệnh hướng về “đào tạo nguồn nhân lực”, “đào tạo người lao động có nghề”
+ Chưa lo cho giáo viên một lực lượng chủ chốt quyết định giáo dục là quốc sách hàng đầu, thực sự lo cho tương lại thế hệ trẻ
+ Thực tế bằng hành động một thời gian quá dài, không coi giáo dục là quốc sách hàng đầu v.v., hãy tập trung trí tuệ cả nước, mở các “hội nghị Diên Hồng” về đổi mới giáo dục để “làm lại giáo dục căn bản và toàn điện” mà nghị quyết vừa qua đã chỉ ra được : xem lại căn bản về đầu tư cho giáo dục, về tổ chức giáo dục= đầu tư cho tương lại một thế hệ mới với tầm nhìn xa. (Hãy tham khảo giáo dục của Nhật Bản, Hàn Quốc vì sao từ nước yếu kém, lạc hậu mà đi lên nhanh, mạnh như vậy?)
Nguyễn Đức Thuần viết góp ý
 Vài hình ảnh:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét