Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

84. Tìm hiểu thêm cách nhớ các quẻ dịch

84. Tìm hiểu thêm cách nhớ các quẻ dịch:


Để nhớ 64 quẻ dịch và ý nghĩa chính của từng quẻ dịch
Xếp theo nguồn gốc biến đổi thì:
1.     8 quẻ thuộc họ Càn:  Bát thuần Càn; Thiên Phong Cấu, Thiên Sơn Độn, Thiên Địa , Phong Địa Quan, Sơn Dịa Bác, Hỏa Địa Tấn, Hỏa Thiên Đại Hữu.
Tám quẻ kép thuộc họ Bát thuần Càn có thể nhớ ý nghĩa chính của từng quẻ (lấy tên cuối của quẻ) theo thứ tự biến đổi của nó theo bài thơ Đường có 4 câu như sau:
Càn cứng, Cấu giao, Độn ẩn xa
tắc, Quan xem, Bác bóc ra
Tấn tiến Du Hồn, Ngừng Đại Hữu
Càn Kim ghi nhớ 4 câu ca
4 câu thơ trên nói tóm tắt ý nghĩa chính của quẻ Càncứng : cứ mạnh dạn chuẩn bị hành động sao cho phù hợp sự phát triển tăng dần; Cấu giao tiếp được nhưng không nên kéo dài quá; Độn là phải ẩn xa, tránh lao vào tham gia ngay, phải chờ thời; tắc không giải quyết được không lao vào vô ích; Quan là có thể xem xét nghiên cứu xem thực hiện ra sao, thế nào?; Bác là có thể bóc tách ra để xem xét thực hiện thế nào?; Tấn là có thể tiến lên mà xem thực hiện, nó là quẻ Du Hồn ý nói loanh quanh chưa thực hiện được ngay đâu, phải chịu chờ đợi không vội vàng; quẻ Đại Hữu có ý báo hiệu đã nhiều rồi, nên Ngừng lại; Càn Kim và cả 8 quẻ thuộc họ Càn này đều mang hành Kim và nhớ 4 câu ca này là thuộc 8 quẻ họ càn cùng ý nghĩa chính của nó khuyên ta hành động khi gặp từng quẻ này để hành động tinh khôn hơn, hợp quy luật trời đất thời điểm lập quẻ dịch để xem xét..
2.     8 quẻ thuộc họ Đoài: Bát thuần Đoài , Trạch Thủy Khốn; Trạch Địa Tụy, Trạch Sơn Hàm , Thủy Sơn Kiển, Địa Sơn Khiêm, Lôi Sơn Tiểu Quá, Lội Trạch Quy Muội. Tương tự như trên có bài thơ Đường:
Đoài vui, Khốn khó, Tụy tụ ngưng
Hàm giao, Kiển hạn, Khiêm phải nhường
Tiểu Quá lỗi nhỏ, Theo Quy Muội
Đoài kim, luôn nhớ gái út thương
Quẻ bát thuần Đoài có nghĩa là vui, quẻ Trạch Thủy Khốn có nghĩa là gặp khó khăn phải chờ, kiên trì; Quẻ Trạch Địa Tụy có nghĩa lạ tụ lại ngưng lai; Quẻ Trạch Sơn Hàm có nghĩa là giao tiếp được; Quẻ Thủy Sơn Kiển có nghĩa là gặp hạn; quẻ Địa Sơn Khiêm là phải biết nhường nhịn; Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là phạm lỗi nhỏ; Quẻ Lôi Trạch Quy Muội là thuận theo thôi; Quẻ họ Đoài này đều mang hành Kim và Đoài trong gia đình chỉ người con gái út.
    3. 8 quẻ thuộc họ Ly vi hỏa: Bát thuần Ly; Hỏa Sơn Lữ; Hỏa Phong Đỉnh; Hỏa Thủy Vị Tế; Sơn Thủy Mông; Phong Thủy Hoán; Thiên Thủy Tụng; Thiên Hỏa Đồng Nhân: Có bài thơ như sau
Hỏa Ly tráng lệ Lữ khách xa
Đỉnh vững; Vị Tế kết thúc ra
Mông muội, Hoán đổi, Tụng Tranh Luận
Đồng Nhân thân thiết như Đại Gia.
Quẻ Bát thuần Ly thuộc hành hỏa, có nghĩa là đẹp, tráng lệ; Quẻ Hỏa Sơn Lữ có nghĩa là khách phương xa đến; Quẻ Hỏa Phong Đỉnh có nghĩa là vững vàng, vững chắc; quẻ Hỏa Thủy Vị Tế là kết thúc giai đoạn ra giai đoạn khác , Quẻ Sơn Thủy Mông có nghĩa là mông muội thô sơ; Quẻ Phong Thủy Hoán có nghĩa là thay đổi; Quẻ Thiên Thủy Tụng có nghĩa là phải tranh luận, bàn bạc kỹ; Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân có ý nghĩa là thân thiết như trong một đại gia đình
 4. 8 quẻ họ Chấn: Bát thuần Chấn (Lôi), Lôi Dịa Dự, Lôi Thủy Giải, Lôi Phong Hằng, Địa Phong Thăng, Thủy Phong Tĩnh, Trạch Phong Đại Quá, Trạch Lôi Tùy, Có bài thơ như sau:
Chấn Lôi động phát, Dự thêm vui
Giải quyết, lâu dài Hằng chẳng lui
Thăng tiến, Tĩnh yên, lo Đại Quá
Tùy theo, Chấn Mộc quyết chẳng lùi
Quẻ bát thuần Lôi có nghĩa là động phát; quẻ Lôi Địa Dự có nghĩa là vui vẻ, Quẻ Lôi Thủy Giải có nghĩa là giải quyết được, Quẻ Lôi Phong Hằng có nghĩa là bền vững lâu dài không phải lui bước, Quẻ Địa Phong Thăng có nghĩa là cứ tiến lên, Quẻ  Thủy Phong Tĩnh có nghĩa là yên ổn, Quẻ Trạch Phong Đại Quá  có nghĩa là phải lo đại quá rôi, nên ngừng lại, Quẻ Trạch Lôi  Tùy có nghĩa là cứ theo tiếp, Toàn bộ 8 quẻ họ Chấn này đều thuộc hành Mộc
5. 8 quẻ thuộc họ Tốn ( Phong): Bát thuấn Tốn ( Phong); Phong Thiên Tiểu súc; Phong Hỏa Gia Nhân; Phong Lôi Ích; Thiên Lôi Vô Vọng; Hỏa Lôi Phệ Hạp;Sơn Lôi Di; Sơn Phong Cổ. Có bài thơ để nhớ như sau:
   Tốn phong Hòa Thuận, Tiểu Súc sao?
Gia Nhân đồng thuận, Ích hại hao.
Vô Vọng Thiên tai, Phệ Hạp
Di dưỡng, Cổ vật mới Mộc cao.
Có nghĩa là quẻ Bát thuần Tốn, bát thuần phong là Hòa Thuận; quẻ Phong Thiên Tiểu súc là phải xem vì sao đây; Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân là Đồng Thuận; quẻ Phong Lôi Ích có nghĩa lại hại, hao hụt; quẻ Thiên Lôi Vô Vọng là bị Thiên tai; quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp là bị cắt sé ra; Quẻ Sơn Lôi Di là nuôi dưỡng; quẻ Sơn Phong Cổ  là cổ vật mới tìm; Tám quẻ này hành Mộc
6. 8 quẻ thuộc họ Khảm ( Thủy): Bát thuần Khảm (Thủy); Thủy Trạch Tiết; Thủy Lôi Truân ; Thủy Hỏa Kỷ Tế; Trạch Hỏa Cách; 
Lôi Hỏa Phong ; Địa Hỏa Minh Di; Địa Thủy Sư. Có bài thơ sau:
Khảm Thủy thâm sâu,  Tiết tụ ngưng
Gian Truân, Kỷ Tế hợp hết săn;
Cải Cách; Mạnh Phong, Minh Di lóe
đoàn quần chúng, nhớ lời răn.
Có nghĩa là: Quẻ bát thuần Khảm có ý nghĩa thâm sâu; Quẻ Trạch Thủy Tiết có nghĩa là tụ ngưng lại; Quẻ Thủy Lôi Truân có nghĩa là gian truân vất vả; Quẻ Thủy Hỏa Vị Tế có nghĩa là hợp lại hết giai đoạn đó; Quẻ Trạch Hỏa Cách có ý nghĩa là phải cải cách; Quẻ Lôi Hỏa Phong là Mạnh mẽ lên; Quẻ Địa Hỏa Minh Di là lóe sáng lên; Quẻ Địa Thủy là sức mạnh đội quân, quần chúng đông đảo; 


7.8 quẻ thuộc họ Cấn (Sơn) Bát thuần Cấn (Sơn); Sơn Hỏa Bí; Sơn Thiên Đại Súc; Sơn Trạch Tổn; Hỏa Trạch Khuê; Thiên trạch Lý; Phong Trạch Trung Phù; Phong Sơn Tiệm. Có bài thơ rằng:
Cấn Sơn ngừng thổ đẹp ngoài.
Đại Súc Tụ Hồi, Tổn hại sai,
Khuê bối họa hung lẽ cứng,
Trung phù thành tín, Tiệm tiến mai.
Có nghĩa là: Quẻ bát thuần Cấn hành Thổ là ngừng lại; Quẻ Sơn Hỏa là đẹp bề ngoài; Quẻ Sơn Thiên Đại Sức là tụ hồi lại; Quẻ Sơn Trạch Tổn là có hại, sai; Quẻ Hỏa Trạch Khuê là gặp họa bối rối, gặp hung; Quẻ Thiên trạch là có lý lẽ cứng; Quẻ Phong Trạch Trung Phù là thành tín; Quẻ Phong Sơn Tiệm là cứ tiến về tương lai gần.
8.8 Quẻ họ Khôn Địa gồm: Bát thuần Khôn (Địa); Địa Lôi Phục; Địa Trạch Lâm; Địa Thiên Thái; Lôi Thiên Đại Tráng; Trạch Thiên Quải; Thủy Thiên Nhu; Thủy Địa Tỷ; Có bài thơ rằng:
Khôn Địa Thuận mềm; Phục trở về
Lâm lớn hưng thịnh, Thái mọi bề,
Đại Tráng chí lớn, Quải quả quyết,
Nhu cầu Tỷ thổ thuận quay về.
Có nghĩa là: Quẻ bát Thuần khôn hay Địa là thuận, mềm mà theo; Phục là quay trở về; Lâm là lớn lên hưng thịnh; Thái là yên ổn mọi bề; Đại tráng là chí lớn gặp nhau; Quải là quả quyết được Nhu là nhu cầu Tỷ là thuận quay về. Tất cả 8 quẻ này đều hành Thổ.
(Xong tổng 8 x 8 = 64 quẻ dịch)

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

83. Đi Hà Giang 13/9 đến 15/9/2013

83. Đi Hà Giang từ 13/9 đến 15/9/2013
Cổng trời Quảng Bạ - Núi đôi






Cột cờ Lũng Cú















Dinh Họ Vương:


              
                                            Một cửa khẩu:




Thăm Huyên Mèo Vạc



Trên đường về có đá núi rơi cản trở giao thông:







Cô gái con nhỏ đã có bầu








Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

82. Vài bài báo viết gần đây

82. Vài bài báo viết gần đây đã gửi đi::


Bài thi viết “Vì an toàn giao thông thủ đô năm 2013”
An toàn giao thông với quản lý đô thị dưới vài góc độ nhìn
Cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” đã sang năm thứ 2, Thủ đô Hà Nội đã có những diện mạo mới, ùn tắc đã giảm dần, giao thông được mở rộng qua sửa đường, làm thêm dần nhiều cầu vượt, việc giáo dục ý thức người tham gia giao thông đã được tăng cường cùng với việc tăng cường thanh tra kiểm tra phạt vi phạm nhưng bao giờ bài toán này mới cơ bản được giải quyết toàn diện, văn minh bền vững. Dưới vài góc độ nhìn, xin có vài suy nghĩ đề nghị qua chùm 3 bài viết sau:
Bài 1: An toàn giao thông, phát triển giao thông thủ đô gắn liền với quản lý vì hè văn minh bền vững đáp ứng nhu cầu thật của dân.
Bài 2: Cần có giải pháp tổng thể định hướng lâu dài và bước đi phù hợp thuận lòng dân.
Bài 3: Đồng khởi, dựa hẳn vào dân ở từng cơ sở, sau giáo dục là phải kiên quyết phạt nghiêm và tăng mức phạt theo thời gian để sợ vi phạm mà buộc phải tự giác chấp hành.
Bài 1.
An toàn giao thông, phát triển giao thông thủ đô gắn liền với quản lý vì hè văn minh bền vững đáp ứng nhu cầu thật của dân.
Ta đã để giao thông công cộng chậm phát triển quá nhiều năm nên tất yếu nhu cầu giao thông cá nhân phải tăng nhanh do nhu cầu cuộc sống, các hoạt động kinh doanh buôn bán trông giữ xe buộc phải đáp ứng và ngày càng phát triển, càng chậm càng tạo ra bài toán khó giải quyết hiện nay, dễ dẫn đến “duy ý chí”, “nóng vội” rồi không thành công, dân cứ tự phát buộc phải vi phạm do nhu cầu thật trong cuộc sống muốn thuận tiện:
Dân buộc phải tự lo phát triển giao thông cá nhân dù tốn kém và rất tốn kém:
Do nhu cầu đi lại nên học sinh buộc phải dùng xe đạp đến trường chưa nói muốn chọn trường có khi còn phải đi xa hơn vì làm gì có xe công cộng đáp ứng thuận tiện (trừ vài trường đặc biệt có xe ô tô đưa đón riêng như Trường Đoàn Thị Điểm, trường Lô-mô-nô-xốp v.v.). Như vậy nhà trường buộc phải có chỗ gửi trông giữ xe trong ngoài nhà trường với diện tích giao thông tĩnh khá lớn, thế là buộc phải lấy mọi chỗ trông giữ xe, kể cả vỉ hè quanh trường, nhân lên toàn thành phố sẽ cực lớn (chưa kể xe máy của giáo viên và khách phụ huynh học sinh quan hệ với nhà trường).
Do nhu cầu đi lại của người dân, cán bộ công nhân viên chức lại không có xe buýt đáp ứng nên tất yếu buộc phải lo sắm xe máy dù tốn kém để đi lại và tất yếu nó kéo theo: buộc phải có nơi trông giữ xe ngay tại cơ quan và ngoài cơ quan, cần đi mua bán gì thì khu vực đó buộc phải có nơi gửi xe thuận tiện nhất, muốn giảm thời gian gửi xe mà cần mua bán gì nhanh thì người bán hàng phải tìm cách bán nhanh, thuận tiện nhất ngay trên vỉa hè giáp lòng đường.
Ai không có điều kiện mua sắm xe máy thì buộc phải đi xe ôm và dịch vụ xe ôm lại phát triển đáp ứng nhanh, cơ động. Người có điều kiện hơn thì đi tắc xi và thúc đẩy phát triển mạnh tắc xi với nhiều hãng ra đời và kéo theo lại là nơi đỗ xe tắc xi tạm thời và qua đêm tại lòng đường hay vỉ hè. Người khá giả hơn lại sắm xe con và xe con cứ thế mà phát triển, tất yếu buộc phải có thêm giao tĩnh cho các loại xe con này ở nơi cư trú và các nơi sẽ đi đến.
Thử nhìn ở Mát-scơ-va họ sớm lo quy hoạch phủ kín mê trô hiện đại, rất thuận tiện, lai phát triển mạnh nhiều loại giao thông công cộng khác như tầu điện bánh sắt (ta có nhưng lại bóc đi hết?), tầu điện bánh hơi (ta thí điểm không thành và bỏ ngay không cải tiến để làm thành công), xe buýt (ta lại phát triển chậm, có khi chững lại, cải lùi, giảm bớt nhiều điểm dừng đưa đón khách kém thuận lợi hơn trước, coi như không khuyến kích đi xe buýt vì đi xe buýt phải đi bộ xa hơn trước nhiều, thậm chí có khi còn phê phán xe buýt là “hung thần” đường phố để không dám mạnh dạn phát triển tốt hơn?) nên tất yếu dân Mát-scơ-va không phải lo phát triển mạnh xe máy, ô tô con như ở Thủ đô nước ta.
Việc lấn chiếm vì hè để kinh doanh buôn bán, trông giữ xe phát triển mạnh ở Hà Nội là tất yếu, nan giải, nên dù có ra quân chấn chỉnh, vận động này nọ đều kém hiệu quả và không sao văn minh bền vững được.
Cần đáp ứng nhu cầu của dân, tích cực điều chỉnh dần nhu cầu của dân:
Giảm dần, giảm nhanh nhu cầu cần sử dụng xe cá nhân (xe máy, ô tô con) bằng cách ngày càng đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng đa dạng phù hợp, hấp dẫn để dân không còn nhu cầu mua sắm xe máy ô tô con và người đã có xe máy thấy phải bỏ xe máy, chuyển hẳn sang giao thông công cộng kết hợp đi bộ cho thành thói quen mới. Chỉ trên cơ sở này mới cấm này cấm nọ, dẹp này dẹp nọ mới thành công bền vững.UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản 796 /UBND – GT 262 từ tháng 2/ 2012 về việc cấm tổ chức trông giữ các phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô trên vỉa hè, lòng đường tại 262 tuyến phố và 2 tháng sau tăng lên 267 tuyến phố, với quyết tâm trả lại “lòng đường cho các phương tiện và vỉa hè dành cho người đi bộ”.
Thế nhưng thực tế lại không như mong muốn. Tình trạng lấn chiếm trái phép vỉa hè vẫn diễn ra ở khắp nơi, có nơi như đường Trần Phú cấm trông giữ xe máy một thời gian lại phải cho trông giữ xe trở lại bên đường giáp bệnh viện Saint Paul. Trước đây cũng vậy, xây dựng nhiều tuyến phố văn minh thương mại nhưng theo thời gian lại không duy trì nổi. Chưa nói đến các văn bản ban hành chưa chuẩn xác lại thay đổi phân công quản lý vỉ hè lòng đường giữa Sở GTVT với các quận..
Tóm lại: Chừng nào còn để nhu cầu phát triển giao thông cá nhân, nhất là xe máy rồi đến ô tô con thì tất yếu quản lý đô thị văn minh khó, không bền vững vì đó là nhu cầu thật của đa số dân và các vi phạm về an toàn giao thông, xây dựng văn minh đô thị trên mọi tuyến phố sẽ càng nan giải, coi như bất lực, mọi quyết tâm sẽ tốn công sức rồi vẫn lại phải làm lại như đã từng diến ra rồi cũng ít hiệu quả.
Vài hình ảnh minh họa chụp thật ở vài nơi:

 
Xe máy nhiều kéo theo bao nhu cầu khác       Ô tô con nhiều sẽ chiếm vỉa hè lòng đường

Xe máy phát triển, giao thông tĩnh tăng nhanh tại nơi ở
và các nơi phải đi đến, buộc phải tận dụng vỉa hè tăng gấp bội

1331 từ

Bài 2
Cần có giải pháp tổng thể định hướng lâu dài
và bước đi phù hợp thuận lòng dân.
Nôn nóng, những biện pháp, giải pháp “duy ý chí” muốn làm nhanh, làm mạnh thường tốn nhiều công sức nhưng không bền vững như vẫn thường xẩy ra, làm mất lòng tin, rồi đâu lại vào đấy hoặc phải vội vàng điều chỉnh lại. Đã đến lúc cần có tầm nhìn rất xa, có giải pháp tổng thể định hướng lâu dài rồi có những bước đi phù hợp thuận lòng dân. Phải chăng đó phải là:
Có ngay quy hoạch định hướng tích cực nhất ưu tiên hàng đầu phát triển mạnh các loại giao thông công cộng hiện đại kết hơp với tăng tốc phát triển đa dạng các loại hình giao thông công cộng khác:
 Vấn đề là tìm nguồn kinh phí nhưng trước sau cũng phải đặc biệt đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng hiện đại, không có con đường nào khác hay hơn, càng chậm càng khó khắc phục. Nếu thấy đây là định hướng trước sau cũng buộc phải làm thì nên tìm mọi cách để có vốn kể cả vay của dân, làm càng nhanh càng tốt tích cực thực hiện quy hoạch ưu tiên đặc biệt hàng đầu với tiến độ nhanh nhất có được không?
Trong khi chuần bị và triển khai tích cực định hướng ưu tiên trên, cần chăm lo hàng đầu phát triển mạnh trước mắt xe buýt đa dạng phủ kín thuận lợi nhất hấp dẫn mọi người dân thích tham gia , làm trước từ nội thành cũ, mở rộng dần ra đến nội thành mới, mở rộng đến đâu, phủ kín đến đó thì các khu vực này hạn chế đến cấm xe máy đi vào các khu vực này, buộc phải gửi xe máy từ xa thì tự nhiên sẽ không còn hiện tượng lấn chiếm vì hè để trông giữ xe máy, kể cả ô tô con ở các khu vực đi trước này. Đa số người dân vào các khu vực này sẽ thấy tham gia giao thông công cộng và đi bộ ngắn là tối ưu, thuận lợi nhất, lại kinh tế nhất. Lúc đó thì cầu vượt buộc phải lo cho chủ yếu xe buýt đi qua mới cần hơn, quan trọng hơn, không phải như hiện nay một số cầu chỉ phục vụ xe máy và ô tô con, không cho xe buýt đi qua? Nếu không sau này lại phải gia cố làm lại các cầu vượt chưa đáp ứng này như cầu vượt  Láng Hạ qua Huỳnh Thúc Kháng – Thái Hà đang diễn ra cấm xe buýt đi qua. Với tầm nhìn này thì phải cân nhắc kỹ khi tiếp tục mở rộng làm thêm các cầu vượt để xe buýt có thể đi qua sau này lại là chủ yếu..
Vẫn phải sớm thực hiện định hướng có các tuyến xe buýt 2 số (không phải qua xe buýt 3 số) đi xuyên suốt ra các ngoại thành xa đã mở rộng để hạn chế nhanh phát triển xe máy từ nội thành ra ngoại thành mới và ngược lại. Tuyến xe buýt 3 số tạm thời chuyển sang chỉ đáp ứng khu vực trong huyện chính và huyện lận cận, coi như phủ kín khu vực để nhân dân các khu vực này khỏi phải lo phát triển giao thông cá nhân là xe máy nữa.
Như vậy là phải quy hoạch phủ kín mạng lưới xe buýt các khu vực ngoại thành liên kết thống nhất thuận tiện với mạng lưới xe buýt cũ 2 số mở rộng thuận tiện đến nơi xa nhất trung tâm Hà Nội, để đón đầu, ngăn việc buộc phải tự phát phát triển giao thông cá nhân như đã từng xẩy ra ở Hà Nội cũ và Hà Nội mới mở rộng. Hãy đi trước đón đầu với tầm nhìn xa này. Hãy tìm cách vay, huy động vốn, kể cả vốn trong dân để lo bằng được quy hoạch này để sau này khỏi phải làm lại như đang diễn ra ở nội thành và nội thành Hà Nội mở rộng.
Người dân đâu có muốn tự lo phát triển giao thông cá nhân, nhất là xe máy vì tốn tiền mua sắm, tốn tiền chi săng dầu, tu sửa, lại tốn diện tích để chứa xe mày khi về nhà, đi đâu cũng tốn thêm tiền gửi xe. Nếu có giao thông công cộng đáp ứng thi dân rất hoan nghênh vì vừa an toàn, vừa tiết kiệm lại được lợi cả thời gian. Bác Hồ vẫn từng nói “cái gì có lợi cho dân thì làm”.Hãy sớm quy hoạch và đáp ứng.Thực lòng đại đa số dân mong được như vậy.
Tóm lại “Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2013”cần sớm, tích cực có quy hoạch định hướng phát triển nhanh giao thông công cộng hiện đại và đa dạng phù hợp trước mắt với bước đi tích cực thuận lòng dân để không phải lo sắm xe máy, xe ô tô con như nhiều nước phát triển đã trải qua. Trước sau cũng phải làm thì tốt nhất tìm mọi cách để đi trước đón đầu, càng chậm càng phức tạp khó chấn chỉnh và sẽ tốn kém gấp bội của nhà nước cũng như nhân lên trong toàn dân. Chỉ có sớm đi theo hướng này thì quản lý vỉ hè văn minh bền vững mới có khả năng thành hiện thực, không thể như hiện nay: “Hỗn loạn như vỉa hè Hà Nội”do thực trạng vỉa hè bị lấn chiếm tràn lan khiến bộ mặt đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng, suy đến cùng là đã để thời gian quá dài người dân buộc phải tự phát, tốn kém phát triển xe máy quá mức như hiện nay, ngày càng nan giải, nay phải cấp cứu. 2336 từ

Bài 3
Đồng khởi, dựa hẳn vào dân ở từng cơ sở, sau giáo dục là
phải kiên quyết phạt nghiêm và tăng mức phạt theo thời gian để sợ vi phạm mà buộc phải tự giác chấp hành.
Ta đã sang năm thứ 2 vận động giáo dục “Vì an toàn giao thông Thủ Đô năm 2013” nhưng hiệu quả giáo dục còn hạn chế, vắng bóng kiểm tra là tỷ lệ vi phạm cao; mọi chấn chỉnh quản lý vì hè để thông thoáng thuận lợi cho người đi bộ cũng như dẹp chợ tạm kiểu bắt cóc bỏ đĩa mà thôi , đã đến lúc cần phải tìm giải pháp mới đồng khởi, dựa hẳn vào dân ở từng cơ sở, sau giáo dục là phải kiên quyết phạt nghiêm và tăng mức phạt theo thời gian để sợ vi phạm, sợ phạt nặng mà buộc phải thi hành rồi tự giác thi hành:
Trong khi chờ đợi các giải pháp định hướng lâu dài như các bài trên, hãy chọn trước vài việc cần làm trước, dựa hẳn vào dân, đã nói là làm và làm bằng được cho thành nền nếp bền vững.
Giả thử chọn việc đi đúng làm đường, phải chờ đợi khi tạm thời ùn tắc, nghiêm cấm lách lên vỉa hè để len lên trên chẳng hạn làm ảnh hưởng đến người đi bộ và góp thêm ùn tắc tại ngã tư đó:
Giả định ban hành lệnh cấm lao xe máy đi trên vỉa hè, nếu vi phạm thì tạm giữ xe 5-10 phút để kiểm tra giấy tờ và phạt 50.000 đ trong tháng đầu công bố, sẽ phạt từ tháng thứ 3, sau ngày công bố đầu tiên sẽ nâng lên 100.000 đ chẳng hạn. trích 50% cho bộ phận làm nhiệm vì kiểm tra phạt, 50% nộp lên cấp trên phục vụ quản lý an toàn giao thông. (in giấy phạt và mức thu tiền, chi tổng kết khen thưởng v.v.)
Giao cho công an cơ sở cùng dân phòng hỗ trợ luân phiên kiểm tra, phạt lần lượt tại các ngã tư chẳng hạn, kết hợp tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tương tự như vậy về kiểm tra và phạt người đi và ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Việc dẹp vỉ hè cho thông thoáng, thuận lợi cho người đi bộ an toàn thì chỉ làm trước mắt theo hướng công nhận thực trạng khó làm ngay vì nhu cầu thật của dân về trông giữ ô tô, xe máy, chỉ tạm thời làm trước vài vấn đề sau, nhưng đã nói là làm bằng được cho bền vững:
Mọi sử dụng vỉ hè vốn là của công đều phải đóng thuế tạm thời thuê sử dụng dù chỉ tận dụng một vài phân vuông theo giá đất từng khu vực đã xác định. Như vậy ai thực có nhu cầu, có thể tạm chấp nhận là thu thuế ngay hàng tháng coi như tự động thuê, góp vào quỹ tu bổ vỉa hè của thành phố có trích phần trăm cho cơ sở phường đảm nhận thu. Nếu phát hiện lấy thêm diện tích để kinh doanh thì tính thêm nếu có thể tạm thời chấp nhận miễn là không vi phạm chỉ giới 1m 5 cho người đi bộ. Nếu vi phạm vào chỉ giới cho người đi bộ sẽ tính tiền tăng gấp 3 lần của tháng dù vi phạm 1 vài lần để sợ không dám vi phạm.
Nếu để xe trên vỉa hè hay giáp lòng đường dù 1 lần đều phạt thu tiền coi như thuê cả tháng và vẫn không được tái phạm, nếu tái phạm sẽ phạt gấp đôi mà vẫn không được dùng và sau này cứ mỗi lần phát hiện tái phạm đều phạt gấp đôi của cả tháng để sợ không dám vi phạm nữa.
Trong quá trình phát triển giao thông công cộng, sẽ mở rộng dần các nơi cấm kinh doanh trông giữ xe thì sẽ phạt nơi này nặng hơn, nghiêm hơn.
Để thuận tiện quản lý thống nhất theo lãnh thổ, nên giao hẳn nhiệm vụ thanh tra kiểm tra, phạt vi phạm trên địa bàn của mình, phường có trách nhiệm liên kết với phường bạn chỗ giáp ranh, quận liên kết với quận bạn nơi giáp ranh còn thành phố thì thanh tra kiểm tra cấp quận huyện, cấp phường xã nhằm thống nhất hành động:
Hiện nay việc phân công chưa nhìn thấy vai trò của lực lượng tại chỗ nên chưa giao hẳn về cho phường, quân huyện, xã theo địa bàn. Sở, thành phố chuyên ngành chủ yếu hỗ trợ kiểm tra và dễ quy trách nhiệm quản lý tốt xấu theo địa bàn. Cần phải làm như vậy để phát huy hết quyền làm chủ của cơ sở theo địa bàn, không phân tán chồng chéo như hiện nay.
Tóm lại tổng hợp cả 3 bài, giải quyết bài toán an toàn giao thông gắn liền với giải bài toán xây dựng vỉa hè văn minh bền vững cần thấy thực trạng hiện nay là đã để quá lâu người dân do nhu cầu cuộc sống buộc phải tự phát lo mua sắm các phương tiện giao thông cá nhân nhất là xe máy và ô tô con. Không thể nôn nóng cấm này, cấm nọ dẫn đến kém hiệu quả, không thể văn minh bền vững được. Con đường tất yếu trước sau cũng phải làm, nên tìm mọi cách làm càng sớm, càng nhanh càng tốt việc phát triển giao thông hiện đại như Mê Trô kết hợp với các loại giao thông công cộng đa dạng khác với quy hoạch phủ kín dần như nội thành cũ rồi nội thành mở rộng dần ra ngoại thành. Phủ kín đến đâu thì cấm xe mày đi vào các khu vực này rồi hạn chế xe con, buộc phải gửi nó từ xa, thuận lợi cho quản lý đô thị, đáp ứng nhu cầu cao cho người dân thích đi các phương tiện giao thông công cộng trong các khu vực này. Việc quản lý, phạt vi phạm, phạt vi phạm tăng dần để tiến tới sợ phạt mà thi hành. Mọi phạt vi phạm phải dựa hẳn vào các cơ sở theo địa bàn dân cư mới mạnh, dễ quy trách nhiệm người đứng đầu theo phường xã rồi quận huyện là chủ yếu.Cấp thành phố chuyên lo quy hoạch tầm nhìn và thanh tra thi hành cấp dưới.
Ngày 1/9/2013
NGƯT Nguyễn Đức Thuần, tuổi trên 80
1705/18T1 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội
Đ.T: 0914.72.76.20. Email: ndthuan31@gmail.com. 3467 từ cả 3 bài



Ước vọng đổi mới giáo dục
nhân dịp khai giảng năm học mới 2013-2014
Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Chủ tịch nước cũng đã có thư gửi nhân đầu năm học mới. Là nhà giáo về hưu được 20 năm quan tâm đến giáo dục, xin có vài suy nghĩ “ước vọng đổi mới giáo dục” như sau:
Ước vọng hàng đầu là mong sao toàn ngành giáo dục “đổi mới căn bản và toàn diện về dạy người”:
Năm 1954 , ngày 18/12/1954, khi Bác Hồ đến thăm trường Chu Văn An có nhắc nhở học sinh 3 nhiệm vụ: các cháu phải chăm học, phải giúp đỡ gia đình và tham gia công tác xã hôi và phải học 5 yêu: yêu Tổ quốc, yêu Nhân dân, yêu Lao động, yêu Khoa học và yêu Đạo đức.. Nhiều năm qua chúng ta đâu có quan tâm “dạy người” như Bác Hồ mong đợi, mà hình như chạy theo dạy chữ, chạy theo khối lượng kiến thức sách vở, chạy theo “dạy thêm học thêm” tràn lan thì còn thời gian đâu mà dạy người, như là mải học, ít giúp đỡ gia đình và càng ít tham gia công tác xã hội, chưa nói đến cân đối thực hiện đủ cả 5 yêu như ít chú ý đến yêu Lao động đúng như nguyên lý giáo dục kết hợp với Lao động sản xuất. Những năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều “thủ khoa” lao động giúp đỡ gia đình rất giỏi còn tham gia công tác xã hội tích cực, đâu có phải đi học thêm và lấy tự học làm chính. Mong sao lãnh đạo các trường và các giao viên các cấp nhìn lại các hiện tượng trên để chủ động cùng toàn ngành “đổi mới căn bản và toàn diện” trước hết về “dạy người” trong khi chờ đợi các đổi mới khác về chương trình, sách giáo khoa v.v. và v.v.
Ước vọng thứ 2 là trên cơ sở “đổi mới căn bản và toàn diện về dạy người” mà nghiêm chỉnh làm sống lại có sáng tạo phong trào thi đua “hai tốt” trước đây:
Hãy làm sống lại có sáng tạo bài học “Trường Bắc Lý” về dạy người học tốt, say mê phục vụ quê hương, mà cốt lõi của nó vẫn là dạy người thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp với Lao động sản xuất có hiệu quả. Ước vọng năm nay sẽ xuất hiện nhiều “Tiếng trống Bác Lý” mới cũng như vận dụng bài học “Trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình” năm nào.
Không thể say sưa với số lượng học sinh giỏi tăng “đọt biến” mà khu dân cư chúng tôi nhiều năm qua thống kê thấy gần như 95% là học sinh giỏi nhưng lại chỉ có 5% là học sinh tiên tiến, ngược hẳn lại với chất lượng “ngày xưa”: Con số này nói lên nhiều “bí ẩn đáng ngờ về nhiều mặt”, trong khi đó rất khó huy động tham gia hoạt động hè ở khu dân cư, luôn kêu bận đi học thêm. Phải chăng đang lao theo hướng chưa chuẩn về giáo dục con người mới thực cần cho xã hội.
Ước vọng thứ 3 là trên cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện theo 2 ước vọng trên mà từng bước tạo ra bước ngoặt “Đào tạo gắn liền với sử dụng sau khi ra trường”:
Cứ nhìn con số nhiều năm qua đa số, chưa dám nói đại bộ phận khi học xong không có việc làm rồi tìm cách chạy việc làm bất kỳ: ôi đại lãng phí cho nhiều gia đình, cho toàn xã hội. Bây giờ khó khắc phục nhưng buộc phải tìm cách tháo gỡ như là “cấp cứu” và phải có ngay các giải pháp “giải cứu” không thể cứ bỏ cho nói trôi đi như vẫn xẩy ra!? ( Ngày 14-3, ông Trịnh Xuân Cảnh - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hoá cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 24.956 học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các ngành, nghề nhưng chưa có việc làm...)
Tóm lại xin trình bày chọn trước 3 ước vọng trên nhân dịp khai giảng năm học mới mong ngành giáo dục xem xét để mở màn cho bước đi đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
28/8/2013
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
1705?18T1 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân HN
Đ.T:0914.72.76.20; E: ndthuan31@gmail.com



Người cao tuổi hiến kế đổi mới giáo dục nhân năm học mới 2013-2014:

                       Chọn việc “đổi mới trước căn bản giáo dục”

Năm học 2013-2014 là năm học đầu tiên thực hiện nghị quyết trung ương về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Đây là vấn đề lớn, tồn tại quá nhiều năm, nay bắt đầu thì phải chọn việc gì cần đổi mới căn bản trước trong khi chờ đợi các nghiên cứu sâu, rộng lớn hơn. Xin có vài suy nghĩ kiến kế sau:
Đổi mới căn bản về “dạy người”:
Năm 1954 , ngày 18/12/1954, khi Bác Hồ đến thăm trường Chu Văn An có nhắc nhở học sinh 3 nhiệm vụ: các cháu phải chăm học, phải giúp đỡ gia đình và tham gia công tác xã hôi và phải học 5 yêu: yêu Tổ quốc, yêu Nhân dân, yêu Lao động, yêu Khoa học và yêu Đạo đức.. Nhiều năm qua chúng ta đâu có quan tâm “dạy người” như Bác Hồ mong đợi, mà hình như chạy theo dạy chữ, chạy theo khối lượng kiến thức sách vở, chạy theo “dạy thêm học thêm” tràn lan thì còn thời gian đâu mà dạy người, như là mải học, ít giúp đỡ gia đình và càng ít tham gia công tác xã hội, chưa nói đến cân đối thực hiện đủ cả 5 yêu như ít chú ý đến yêu Lao động đúng như nguyên lý giáo dục kết hợp với Lao động sản xuất. Những năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều “thủ khoa” lao động giúp đỡ gia đình rất giỏi còn tham gia công tác xã hội tích cực, đâu có phải đi học thêm và lấy tự học làm chính. Mong sao lãnh đạo các trường và các giao viên các cấp nhìn lại các hiện tượng trên để chủ động cùng toàn ngành “đổi mới căn bản và toàn diện” trước hết về “dạy người” trong khi chờ đợi các đổi mới khác về chương trình, sách giáo khoa v.v. và v.v.



Bác Hồ đến thăm trường Chu văn An ngày 18/12/1954

Để đổi lại với “tệ nạn dạy thêm học thêm tràn lan” chạy theo khối lượng kiến thức sách vở, hãy chuyển hẳn sang dạy người, biết ước mơ để từ đó mà ham học và phải lấy “tự học” làm chính để rèn khả năng tự học thực hiện ước mơ và con người mới còn phải “tự học suốt đời”. Nếu nhận thức thật đúng việc dạy người này thì phải “cấm dạy thêm học thêm vì tiền” là chủ yếu vẫn diễn ra rất nặng nề, Dạy người có khả năng tự học thì đó lại là “lương tâm trách nhiệm cao cả của người thầy” như trước kia việc “bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém” các thầy giáo có lương tâm đều tự nguyện làm việc này “miễn phí”. Bao giờ “trở lại được như trước đây?”Phải chăng đây là cái cần đổi mới căn bản hàng đầu về dạy người cần có cuộc vận động làm ngay và kiên trì thực hiện. Để hỗ trợ cho định hướng cần đổi mới căn bản này, có lẽ cần có cuộc vận động để các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh từ việc “buộc phải cho con em đi học thêm, thậm chí hết lớp này đến lớp khác” chuyển sang chủ yếu tổ chức cho con em mình tự học là chính, lập thành các nhóm nhỏ cùng tự học, tranh luận nhau xem tự học đúng sai ra sao vì “học thầy không tầy học bạn” mà.. Nhà trường và phụ huynh học sinh cùng làm bằng được việc này thành công thì đúng là được một cái lớn nhất đổi mới căn bản về rèn người rồi. Đời sống giáo viên nhà nước và địa phương cần có cách khác hỗ trợ không thể lấy dạy thêm có thu tiền là chủ yếu như vẫn đang diễn ra.
Nghiêm chỉnh làm sống lại có sáng tạo phong trào thi đua “hai tốt” trước đây:
Hãy làm sống lại có sáng tạo bài học “Trường Bắc Lý” về dạy người học tốt, say mê phục vụ quê hương, mà cốt lõi của nó vẫn là dạy người thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp với Lao động sản xuất có hiệu quả. Mong sao năm nay sẽ xuất hiện nhiều “Tiếng trống Bác Lý” mới cũng như vận dụng bài học “Trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình” năm nào.
Không thể say sưa với số lượng học sinh giỏi tăng “đọt biến” mà khu dân cư chúng tôi nhiều năm qua thống kê thấy gần như 95% là học sinh giỏi nhưng lại chỉ có 5% là học sinh tiên tiến, ngược hẳn lại với chất lượng “ngày xưa”: Con số này nói lên nhiều “bí ẩn đáng ngờ về nhiều mặt”, trong khi đó rất khó huy động tham gia hoạt động hè ở khu dân cư, luôn kêu bận đi học thêm. Phải chăng đang lao theo hướng chưa chuẩn về giáo dục con người mới thực cần cho xã hội.
Từng bước tạo ra bước ngoặt “Đào tạo gắn liền với sử dụng sau khi ra trường”:
Cứ nhìn con số nhiều năm qua đa số, chưa dám nói đại bộ phận khi học xong không có việc làm rồi tìm cách chạy việc làm bất kỳ: ôi đại lãng phí cho nhiều gia đình, cho toàn xã hội. Bây giờ khó khắc phục nhưng buộc phải tìm cách tháo gỡ như là “cấp cứu” và phải có ngay các giải pháp “giải cứu” không thể cứ bỏ cho nói trôi đi như vẫn xẩy ra!? ( Ngày 14-3, ông Trịnh Xuân Cảnh - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hoá cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 24.956 học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các ngành, nghề nhưng chưa có việc làm...)
Hãy có ngay những giải pháp lo cho thế hệ trẻ đã tốt nghiệp và sẽ tốt nghiệp các trường, nếu cần đào tạo thêm để hầu hết có công ăn việc làm ở các khu vực đang cần lực lượng trẻ có trình độ được phục vụ cống hiến. Trên cơ sở làm được việc này mà sớm chuyển sang đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội theo nhu cầu thực cần, không thể đào tạo theo khả năng vốn có của nhà trường
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục sẽ có nhiều việc phải làm, xin chọn trước 3 việc lớn cần đổi mới căn bản nêu trên, mong các trường, các lãnh đạo giáo dục các địa phương và các cấp tham khảo vận dụng trong khi chờ đợi các vấn để tổng thể toàn diện hơn
7/9/2013
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
1705?18T1 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân HN
Đ.T:0914.72.76.20; E: ndthuan31@gmail.com