Câu lạc bộ
Tổ Tôm
Nguyễn Đức
Thuần sưu tầm
Theo Nguyễn
Cổn và Trên Mạng TG vô hình v.v.
Biên soạn lại
Hè năm 2012
Kính tặng hội tổ tôm khu đô thị mới T
Kính tặng hội tổ tôm khu đô thị mới T
Luật chơi tổ tôm
Lời nói đầu
Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người
dân Việt
Nam, (hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam).
Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội
tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới
và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên
và phụ
nữ thời xưa ít chơi. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao
Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử:
Làm trai
biết đánh Tổ Tôm
Uống chè
mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
Cũng có tài liệu
nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật
Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan)
đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì
1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ
và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép,
trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất
Nhật.
Nguyễn
Đức Thuần sưu tầm:
Cám ơn tác giả Nguyễn Cổn và các tác giả trên
mạng về chuyên đề này
Kính
tặng Hội Tổ Tôm
Khu
Đô Thị Mới T
2012
Tổ tôm
là loại giải trí dùng quân bài có tác dụng phát huy trí tuệ và rèn tính kỷ luật.
Nó phát huy tư duy toán học, rèn luyện cách nhìn sự vật trong mối tương quan
nhiều mặt vì khi chơi phải biết xoay chuyển các phu trong bài của mình một cách
linh hoạt sao cho không còn quân lẻ hoặc quân lẻ còn ít nhất để chóng ù.
Người chơi còn phải biết phán đoán bài của
đối phương khi họ ăn quân của làng hay khi họ đánh quân đi, biết phán đoàn xem
đối phương sẽ đánh quân gì, còn biết phán đoán xem trong bài nọc có quân mình
mong muốn không khi xem bài của làng trên chiếu. Người chơi còn biết kiểm tra
người ù xem có ù đúng không thậm chí còn biết góp ý cho người ù cách xoay bài
sao cho ù được điểm cao hơn hoặc ù nhanh cũng như bỏ ù mà không biết. Người chơi
phải tuân theo những quy định chặt chẽ của luật chơi, từ cách xướng ỳ đúng
trình tự, đủ lời, đến cách xếp bài trên chiếu đúng thứ tự, cách chia bài, cách
bắt cái, cho cái … Thời phong kiến, do luật chơi phức tạp, chơi lại tốn thời
gian nên chỉ nhà nho, người giầu, có học mới biết và hay chơi tổ tôm nên người
ta gọi trò chơi đó là của trí thức, của nhà giầu. Do đó nó ít được phổ biến
trong dân gian.
Ngày nay, đất nước ta đổi mới, kinh tế phát triển,
người cao tuổi ngày càng đông. Để người cao tuổi chậm lão hóa, nhất là đối với
bộ não, bớt ốm đau, để sống vui, sống khỏe, sống có ích, chũng ta nên phổ biến
hướng dẫn để nhiều người biết chơi loại trò chơi này.
Đây là mục
đích nhỏ nhoi của cuốn sách này. Kính mong các cụ cao niên đã từng chơi trước
đây góp thêm những chỗ còn thiếu sót để bổ sung đầy đủ cho luật chơi này.
I.- Quân bài tổ tôm, cách gọi, cách chơi:
Bài Tổ tôm có 120 quân họp thành Cỗ Tổ Tôm.
Các quân xếp hàng ngang thành 3 hàng vạn, sách, văn; xếp hàng dọc
thành 9 hàng nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu. Như vậy ta có
tên từ nhất vạn đến cửu vạn, từ nhất sách đến cửu sách,
từ nhất văn đến cửu văn. Mỗi thừ có 4 quân, tổng cộng 108
quân (3x9x4=108). Riêng hàng quân nhất còn có 3 quân Thang thang Chi chi và Ông
cụ, mỗi thứ 4 quân, cộng là 12 quân.
Như vậy cố bài về tên quân có 30 tên quân, về
số quân có 120 quân. Các quân đỏ là cửu vạn, bát vạn, cửu
sách, bát sách và 3 quân yêu là thang thang, chi chi và ông cụ. Các
quân còn lại đều là quân đen (xem
phía dưới).
Ó 2 cách chơi:
+ Chơi với 5 người: Bài chia thành 6 phần, mỗi phần có 20 quân, mỗi người
một phần còn 1 phần là bài nọc để ở đĩa. Người là cái được thêm 1 quân lấy từ bài nọc. đánh
đầu tiên, khi bài nọc chỉ còn 5 quân, không ai ù là hết 1 ván.
Nhiều ván thành một hội. Số ván trong hội nhiều hay ít tùy thuộc vào các ván ù được
nhiều điểm hay ít điểm vì số điểm của một hội là cố định theo quy định của
người chơi. Số điểm của hội càng nhiều, các ván chơi càng nhiều. Người nào có
bài đẹp gặp may mắn sẽ chóng ù khi bài có 1 lưng và không còn quân lẻ với 21
quân bầy,
trình xuống chiếu, lật khàn nếu có và xướng ù đúng trình tự theo luật rất chặt chẽ;
làng sẽ phân tích, hỏi, bắt bẻ rồi mới công nhận (như treo
tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền; ù không lưng phải chèo đò, không ăn tiền và phải ù
một ván trả đò; bỏ ù không ăn tiền; v.v. (xem phần hướng dẫn ở dưới). Vì
vậy chơi tổ tôm mất nhiều thời gian
nên những ngày mưa dầm gió bấc, ngày Tết, đợt đi an dưỡng, ngày hội, người về
hưu có nhiều thời gian rảnh rỗi người ta mới chơi.
+ Chơi với 4 người (còn gọi là chơi bí
tứ): Bài chia thành 5 phần, mỗi phần 24 quân, mỗi người một phần, 1 phần để
làm bài nọc; ù phải có đủ 2 lưng, không có ù thông, không ù thập hồng mà ù thập
nhị hồng, không có ù kính cố mà ù kính nhị cố.
Quân hàng vạn
Quân hàng sách
Thang thang thuộc hàng văn theo:
Cửu vạn, cửu sách,
Thang thang hay
Ông Cụ Cửu sách Thang
thang
Theo 3 quân đỏ thêm
vào quân yêu thì
Ông Cụ, Thang Thang,
Chi chi, lại có thể
coi Thang Thang là
hàng sách
Quân hàng văn
II. Cách cầm bài và xếp bài
Bài
cầm trên một bàn tay, xòe như cầm quạt giấy, quân yêu xếp ở giữa quạt, trên các
quân khác, không che lấp các quân sau. Quân xếp theo từng phu, các phu liên
quan xếp gần nhau, các quân lẻ cần đánh đi để riêng. Hết sức chú ý không được
để lấp quân nào, nếu lấp không trông thấy rõ sẽ dễ bị bỏ ù hoặc ù sai vì vẫn
còn quân thừa.
Các
quân bài trên tay hay trên chiếu phải xếp theo phu: 3 quân trở lên xếp hàng ngang là phu bí (như tứ vạn, tứ sách, tứ văn hay thất vạn, thất sách, thất văn;), 3 quân
trở lên xếp hàng dọc theo thứ tự liên tục là phu dọc (thí dụ Nhất vạn, nhị vạn, tam vạn; ngũ văn, lục
văn, thất văn, bát văn, cửu văn; nhị sách, tam sách, tứ sách rồi tứ sách, ngũ
sách, lục sách, thất sách, bát sách.)
Ngoài phu dọc, phu
bí còn có các phu đặc thù khác gọi là phu lưng như
Có 2 quân
giống nhau, được ưu tiên phỗng con thứ 3
cũng
thành phu lưng.
Thiên khai (4 quân giống nhau) cũng là phu lưng.
Bài xếp dưới
chiếu
Bài
xếp dưới chiếu phải theo quy định nghiêm ngặt như sau:
· Có khàn phải
để úp xuống chiếu (để mọi người biết dự đoán khi cần thiết)
· Quân ăn của
làng thành phu bí phải để dưới cùng
phía trên; mình có quân nào giống quân ấy nhất thiết phải hạ xuống để trên quân
ấy, nếu có 2 quân giống thì quân thứ hai phải để trên cùng thành 5 quân ( ăn 5
binh).
(1) Ăn 5 binh; (2) Ăn phu bí; (3) Ăn phu dọc .Quân trên cùng là quân của làng
(1) Ăn 5 binh; (2) Ăn phu bí; (3) Ăn phu dọc .Quân trên cùng là quân của làng
· Quân ăn thành phu dọc phải xếp thành hàng dọc, cũng
theo thứ tự quân ăn của làng phải để dưới cùng, nếu ăn phu dọc trên tay của
mình còn quân giống quân mình ăn cũng phải hạ phu có quân mình ăn xuống, quân
giống của làng cũng phải để dưới cùng. Khi quân đến cửa minh nối tiếp với phụ
dọc mình có trên chiếu, mình không ăn phải hạ quân trùng trên tay xuống phu dọc
ấy để làng biết. Quân để dưới chiếu không đúng thứ tự trên gọi là trái vỉ; quân phải để dưới chiếu mà vẫn
cầm trên tay gọi là treo tranh ( Treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn
tiền).
· Có thiên khai phải
úp xuống chiếu rồi trình làng khi làng bốc quân đầu tiên ở nọc. Nếu mình là cái
thì phải mở thiên khai trước rồi mới đánh quân. Ai đang chờ quân của thiên khai
có thể hạ ù. Ai có khàn khi quân giống khàn lên thì phải dậy khàn thành thiên khai
không dậy là thối khàn. Thối khàn mà ù không được ăn tiền (tính điểm). Nếu
quân ấy đến đúng cửa của mình thì có thể vừa dậy khàn vừa ăn thành phu dọc
III. Điều kiện ù, các loại ù và cách tính điểm
A. Điều kiện ù:
Phải
có các điều kiện sau:
1. Bài phải
tròn, có đủ 21 quân kể cả quân ăn để ù, toàn bộ các quân bài phải xếp được vào các phu không
còn một quân riêng lẻ nào ở ngoài, có ít nhất 1 lưng, ai là cái khi lên bài mà
bài đã tròn, đủ lưng thì hạ bài gọi là Thiên
ù. (bài quá đẹp trời cho ù ngay)
2. Ù không được
tính điểm, chỉ được cái:
·
Bỏ ù: quân trước đến không ù lại ù quân sau.
·
Treo tranh: quân phải để dưới chiếu vẫn để trên tay
·
Trái vỉ: Quân để dưới chiếu không đúng thứ tự quy định.
·
Hô ù rồi mới dậy khàn
·
Ù mà quên dạy khàn (Khê khàn)
·
Bất thực một cục: khàn bất thực chỉ có một phu bí
·
Ù không phỗng hay có phỗng mà không hô.
3. Ù bị chèo đò (không được tính điểm phải trả nợ làng một ván ù khác, chỉ được nhận
thêm một quân làm cái ván tiếp theo):
· Ù sai : không lưng, còn thừa quân không vào phu nào,
bài thừa quân hoặc thiếu quân.
· Ăn một quân lại đánh 2 quân cùng một phu
· Dánh quân trong phu dưới chiếu.
· Có đôi, quân lên không phỗng lại đánh cả 2 quân
· Quân lên đúng phu dọc dưới chiếu mình đã có quân ấy
lại không hạ quân của mình xuống ( coi như dối làng để làng tính sai khi có nhu
cầu).
· Quân đến lần trước không ăn, lần sau đến lại ăn.
· Thối khàn: có quân lên đúng khàn lại không dậy khàn (làm
làng tính sai coi như dối làng)
· Hô ù loại thấp thành loại cao (coi như gian). (Nếu ù
cao mà hô loại thấp thì chỉ ăn điểm loại thấp mà thôi)
B. Cách hô ù:
Quân
mình chờ bất cứ lên cửa nào mình đều được ù. Sau khi hạ bài xuống, dậy khàn,
báo bất thực và trả chén làng (nếu có) mới Xướng ù hay Hô ù loại gì: Ù suông; Ù thông; ù có cước sắc hay
thông có cước sắc. Nếu ù có nhiều cước sắc phải nói đúng trình tự cao trước,
thấp sau, trừ Ù Tôm Lèo, ví dụ như bạch định tôm, thập hồng lèo, kính cố tôm,
chi nẩy tôm, kính tứ cố tôm, thông bạch định tôm, thông thập hồng tôm lèo v.v.
Hô
ù ít thành ù nhiều thì bị phạt, nhiều thành ù ít thì nhận điểm ít. Nếu quân
mình chờ, trên tay đã có 2 quân mà lên quân thứ 3 đúng phu dọc mình chờ thì
phải nói là ù không phỗng, không nói coi như không được ù.
C. Cách tính điểm:
Cách
tình điểm một hội và tính điểm từng ván theo thỏa thuận của làng. Thường bao
giờ người ta cũng lấy điểm một ván ù không cước sắc là điểm tối thiểu, từ đó
tính ra điểm các loại ù. Có 3 loại ù: ù
suông, ù thông và ù có cước sắc:
· Ù suông : Ù
không có cước sắc.
· Ù thông: Ù
liền lần thứ hai.
· Ù có cước sắc:
1. Ù Tôm: có
phu lưng tam vạn – tam sách – thất văn
2. Ù lèo: có
phu lưng Cửu vạn – Bát sách – Chi chi.
3. Ù thập Hồng (Điều): có 10 quân đỏ (chơi 4 người phải có 12
quân đỏ gọi là ù thập nhị hồng)
4. Ù kính cố (cụ): chỉ có một ông cụ, không có quân đỏ nào khác.
5. Ù bạch định: chỉ toàn quân đen, không có quân nào đỏ.
6. Ù chi nẩy:
chỉ chờ duy nhất một nước chi chi.
7. Ù kính tứ cố: có đủ 4 ông cụ, không có quân đỏ nào
khác.
Cách
tính điểm: thông thường ta hay cho điểm như sau:
· Ù suông: 4 điểm
· Ù thông; thêm 2 điểm nữa cho bất cứ loại ù nào.
· Ù tôm: 6 điểm
· Ù Lèo: 8 điểm.
· Ù thập hồng ( thập nhị hồng nếu chơi 4 người ): 12 điểm.
· Ù kính cố: 12 điểm.
· Ù bạch định: 16 điểm.
· Ù chi nẩy : 24
điểm
· Ù kính tứ cố: 46 điểm.
· Ù nhiều loại: Lấy loại cao điểm nhất thêm 2 điểm nữa cho mối loại ù ( như thập điều
tôm lèo thì 12 + 2 + 2 = 16 điểm; Bạch định tôm: 16 + 2 = 18 điểm; Thông Kính
cụ tôm: 12+2+2 = 16 )
Ghi
chú: Ù kính tứ cố có điểm cao nhất, rất khó, nhưng người ta sợ ù loại này vì
cho là xúi quẩy, dễ bị chết khi nghĩ đến hình tượng 4 người khênh cỗ quan tài.
Những
người chơi ăn tiền, gọi là đánh bạc, họ cũng căn cứ vào cách tính điểm này để
góp tiền chơi và nhận tiền ù. Số tiền còn lại cuối hội, không đủ một ván ù
suông, làng cho người chia bài hoặc chủ chứa, ngoài tiền nộp cho chủ chứa gọi
là hồ. Tùy theo tính chất sát phạt nhau mà định mức góp tiền và nhận tiền nhiều
hay ít khi ù. Thông thường ta tính hết 50 điểm, hết tiền góp hoặc số điểm và số
tiền còn không đủ 1 ván ù suông là hết hội.
Ngay
nay chơi ăn tiền là vi phạm, không lành mạnh. Người cao tuổi chơi cho vui, rèn
trí tuệ, giải trí tiêu thời gian nên thường chỉ ghi điểm để biết ai may rủi, ai
chơi cao thấp mà học hỏi lẫn nhau, có khi chẳng có hội, chỉ quy định chơi đến
hết mấy giờ là nghỉ mà thôi, thương chơi 2 tiếng đến 3 tiếng là cùng.. Thỉnh
thoảng tổ chức thi đấu mới tính điểm theo hội.
IV. Các quy định khác cần chú ý:
1. Khàn bất thực: Có khàn nhưng thấy để khàn chỉ được 1 phu lưng, nếu tách khàn ra thì
giải quyết được thêm nhiều phu khác, bớt nhiều quân lẻ trong khi bài mình đã có
phu lưng rồi hoặc chắn chắn sẽ có phu lưng thì xin làng có khàn bất thực và xin
một cái chén để ghi nhớ. Khi đó khàn được tách ra thành nhiều phụ dọc và có thể
đánh đi 1 quân thừa. Khi ăn quân để thành phu bí hay phu cước sắc với khàn phải
để quân ăn trên quân khàn và úp quân lập thành phu ấy trên quân ăn. Khi ù phải
xướng rõ tên khàn bất thực, nếu không phải đánh đi quân nào thì nói khàn
bất thực ăn cả, rồi trả chén làng. Nếu có quân giống khàn bất thực lên
phải phỗng thì phỗng, phỗng xong hạ phu dọc và trả chén làng luôn vì khàn lại
trở lại. Khàn bất thực phải lập thành 2 phu dọc và bí, nếu chỉ có phu bí là
không được điểm, thế gọi là bất thực một cục.
2. Thiên khai bất thực: Có thiên khai muốn dùng nó để xoay thành nhiều phu dọc
nhưng phải đánh đi 1 hay 2 quân thì xin bất thực thiên khai. Phải làm và nói
như khàn bất thực, không đánh quân nào thì nói ăn cả, đánh quân nào thì nói
quân ấy rồi trả chén làng xong, mới xướng ù.
3. Khi đánh quân: Không được đánh quân trong phu dưới chiếu và phu thường để ăn quân có
cước sắc. Có 2 quân mà quân đến không phỗng thì không được đánh đi cả 2 quân.
Không bao giờ được đánh quân yêu. Nếu đánh quân trong phu dưới chiếu mà sau lên
quân chờ, ù cũng bị chèo đò. Không
được đánh hai quân cùng phu với quân ăn dưới chiếu, như vậy là bị
chèo đò.
4. Khi ăn quân: Chỉ được ăn quân khi đến cửa mình, ở cửa khác nếu mình có 2 quân giống
nhau thì được phỗng, nếu có khàn thì phải dạy khàn, nếu đúng quân chờ thì
được ù
. Quân yêu đến cửa bắt buộc phải ăn. Quân nào đến không ăn, không phỗng, lần
sau đến cũng không được ăn. Đã không ăn quân trước của phu dọc thì cũng không
được ăn quân sau của phu ấy. Nếu ăn sẽ chèo đò. Quân lên đã ù mà bỏ qua, đến
quân sau lên mới ù là đã bỏ ù,
không được tính điểm, chỉ được cái. Mình có phu bí 4 quân trong đó có một đôi
quân, khi quân ở cửa mình lên đúng quân có đôi ấy, mình không phỗng mà muốn ăn
để có cả phu dọc và phu bí thì ăn 5 binh, phải hạ cả 4 quân phu bí xuống thành
5 quân. Đôi quân không phỗng ấy phải để một quân trên quân ăn và một quân để
trên cùng. Nếu ăn theo phu dọc, mình có quân trùng với quân ăn phải hạ cả phu
dọc trên tay có quân ấy, quân trùng cũng phải để dưới cùng của phu.
5. Khi bài ai bị thừa, phải trả lại quân yêu nhất văn, không có mới trả yêu
đen khác, cuối cùng mới đến yêu đỏ hoặc quân khác.
6. Hết ván không ai ù: quân bài nọc cuối cùng đến cửa nào, người ở cửa ấu
được cái gọi là kê.
7. Các cách chờ:
· Thập thành:
Bài đã tròn, đã có lưng, chờ quân yêu, quân ghép được vào các phu là ù.
· Bạch thủ:
Có 2 quân giống nhau chờ quân thứ 3 lên để phỗng có phu lưng và bài đã tròn.
Quân lên ù phải hô phỗng.
· Chờ xuyên:
Chờ quân lên ghép giữa thành phu dọc làm tròn bài.
· Chờ chi chi nẩy: chỉ chờ độc nhất một quân chi chi (nếu có đôi bát sách
và một quân cửu vạn mà lên bát sách không phỗng đánh cửu vạn là thành thì sau
đó chi chi lên chỉ được ù chi có lèo thôi, không phải là chi nẩy nữa.
8. Cho cái:
Người được cái là người được nhận thêm một quân ở nọc để đánh đầu tiên trong
ván. Người ù mặc nhiên được cái ở ván sau. Người ở cửa mở quân nọc cuối cùng
của ván mà không ai ù cũng mặc nhiên được cái tức được kê.
Cách cho cái: Là xác định phần bài cho người được cái Người cho cái
lấy một phần bài nào đó làm nọc, lấy một quân nọc nào đó mở để ở khe nào đó. Mở
một quân bất kỳ của một phần bài bất kỳ, cộng 2 số quân bài đã mở rồi chia co
5, số dư là số phần bài của người cái đến ngược theo chiều kim đồng hồ từ khe
đến phần bài đúng với số dư để quân nọc ngửa lên vào phần bài đó cho người được
cái ( vì đếm từ khe nên các cụ mới có câu nhất nhị tại vị tức là phần bài đầu
tiên giáp khe theo chiều ngược kim đồng hồ)
Người cho cái: Người ù ván trước cho cái người ù ván sau. Đối với
người ù thông, người được kê hay ván đầu hội thì ai cho cái cũng được.
9. Trách nhiệm chia bài: Bao giờ cũng có người chia bài
Hai
người ít điểm nhất trong hội. Người bị chéo đò
Hai
người 2 bên người mới ù (trừ 2
người cao điểm nhất trong hội)
Hai
người cao điểm nhất hội trước, chia ván đầu hội sau.
Người
được kê và người dưới kê.
Tốt
nhất có người chuyên chia bài để phục vụ đánh bài liên tục nhanh hết hội, tiết
kiệm thời gian chờ chia bài, đếm bài.
Ngày hội Tổ tôm khu đô thị mới T thi đấu 3 hội vòng 1 rồi vào chung kết vòng 2 ngày 3/9/2012
Sau thi đầu, chụp ảnh kỷ niệm hội chơi tổ tôm khu đô thị mới T Nhân Chính Thanh Xuân HN
Sau thi đầu, chụp ảnh kỷ niệm hội chơi tổ tôm khu đô thị mới T Nhân Chính Thanh Xuân HN
V. Một số ván bài tham khảo mở rộng:
1.
Ván bài vua Tự Dức chơi với Cao Bá Quát:
Vua
Tự Đức thấy nọc lên chi chi, vỗ đùi hô ù chi nẩy.
Cao
Bá Quát xem xong bài nói lại: “Thưa bệ hạ, ngài bỏ ù rồi ạ!” Sau đó Cao Bá Quát
viết thành bài thơ như sau:
“Vạn
Tam, chí Cửu song Lục Thất
Sách
Bát hoàn Tam Ngũ chi không
Văn
Tam Lục Thất song Tử Tứ
Nhất
Cụ vô Thang khởi binh đao”
Nghĩa là: Hàng vạn có Tam vạn, Tứ vạn, Ngũ vạn, 2 lục
vạn, 2 Thất vạn, Bát vạn, Cửu vạn (9 quân)
Hàng sách: Tam sách, Tứ sách, Lục
sách, Thất sách, Bát sách (5 quân)
Hàng văn: Tam văn, 2 Tứ văn, Lục
văn, thất văn. (5 quân)
Hàng yêu: Ộng Cụ (1 quân)
Bài
nọc lên Chi chi nhưng Ngũ văn đã lên trước đó, vua đã bỏ ù
Ngũ văn có tôm, để đến khi chi chi lên mới kêu ù chi
chi nẩy là Báo.
2.
Ván bài chờ 9 nước của cụ Nguyễn Văn Sạ :
Cụ
Nguyễn Văn Sạ 92 tuổi, người làng xã Bằng Gãi huyện Hạ Hòa tình Phú Thọ, ngày
mùng 4 Tết năm Canh Ngọ 1990, chơi một ván tổ tôm, xoay bài chờ tới 9 nước. Sau
9 ngày, cụ đã vĩnh biệt gia đình về với tổ tiên. Xin giới thiệu bài này của cụ
để thấy tuy tuổi 92 cụ chơi tổ tôm rèn trí não minh mẫn như thế nào: Khỏe mạnh
không ốm đau, chết nhanh.
Bài của cụ như sau:
+
Hàng yêu: 1 chi chi, 1 thang thang, 1 nhất văn (3 quân)
+Hàng
vạn: 1 nhị vạn, 3 tam vạn, 1 ngũ vạn, 1 lục vạn, 1 thất vạn, 1 bát vạn, 1 cửu
vạn (9 quân)
+ Hàng
sách: 2 nhị sách, 1 tam sách, 1 bát sách (4 quân)
+ Hàng
văn: 1 nhị văn, 1 tam văn, 2 bát văn ( 4 quân)
Cụ chờ 9 nước sau:
Nhị vạn, Bát vạn; Nhất
sách, Tứ sách, Bát sách, Cửu sách; Tam văn, Thất văn, Bát văn .
4.
Ván bài chờ 11 nước:
Bài có các quân sau:
Thang Thang,
Nhất vạn ; Tam vạn, Tứ vạn, Ngũ vạn, Lục vạn, Thất vạn, Bát vạn, Cửu
vạn; Tam sách, 2 Tứ sách, Ngũ sách, Lục sách, 2 Cửu sách; Tứ văn, Ngũ văn, Lục
văn, Thất văn.
Bài chờ 11 nước sau:
Ông cụ; Nhị vạn, Tứ vạn,
Lục vạn, Cửu vạn; Nhị sách, Ngũ sách, Cửu sách; Tam văn, Tứ văn, Thất văn.
Hãy học tập, phổ biến Tổ tôm, hấp dẫn, giải trí rèn
trí tuệ, thông minh, có cái nhìn bao quát.
Kết luận
Tổ tôm chơi
thật là sang,
Ung dung phong
cách, dàng hoàng thanh tao,
Càng chơi trí
tuệ càng cao
Xoay ngang,
xoay dọc ra bao nước bài.
Già thêm minh
mẫn dẻo dai,
Trẻ vui giải
trí, luyện tài nâng cao.
***
Tổ tôm diễn ca
Một trăm với hai mươi quân
Tượng hình đủ mọi sắc dân trong đời
Trò chơi đấy, vui vẻ thôi
Mà như có cả đất trời ở đây
Tượng hình đủ mọi sắc dân trong đời
Trò chơi đấy, vui vẻ thôi
Mà như có cả đất trời ở đây
"Thái cực": tượng bộ bài này
"Lưỡng nghi” đen đỏ chỉ hai màu nền
"Tứ tượng” bốn lá một tên
"Cửu cung – bát quát" thật huyền diệu thay
"Lưỡng nghi” đen đỏ chỉ hai màu nền
"Tứ tượng” bốn lá một tên
"Cửu cung – bát quát" thật huyền diệu thay
Ba ngôi "Văn - Vạn – Sách" này
Là "Nhân – Thiên – Địa" vần xoay chín tầng
"Ngũ hành" với cả "âm-dương"
Biến hóa "vô thủy – vô chung" lạ kỳ
Là "Nhân – Thiên – Địa" vần xoay chín tầng
"Ngũ hành" với cả "âm-dương"
Biến hóa "vô thủy – vô chung" lạ kỳ
Nảy lên thích quá còn gì
Kênh đùi ấy chính chi chi anh chàng (quân Chi chi)
Mấy cô son phấn làm hàng
Gặp ngay ông cụ vác đòn đi hoang (quân Ông cụ)
Kênh đùi ấy chính chi chi anh chàng (quân Chi chi)
Mấy cô son phấn làm hàng
Gặp ngay ông cụ vác đòn đi hoang (quân Ông cụ)
Đa tình khổ bởi tin chàng
Nuôi con có chị thang thang một mình (quân Thang thang)
Cô tiên trông rõ là xinh
Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng (quân Nhất văn)
Nuôi con có chị thang thang một mình (quân Thang thang)
Cô tiên trông rõ là xinh
Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng (quân Nhất văn)
Giữa đường múa võ luyện công
Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta (quân Nhất vạn)
Tăng trọng ăn lắm thế à
Là anh béo nhất đùn ra mất quần (quân Nhất sách)
Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta (quân Nhất vạn)
Tăng trọng ăn lắm thế à
Là anh béo nhất đùn ra mất quần (quân Nhất sách)
Nghe đồn cậu ấy siêu nhân
Sao hè đội mũ quàng khăn thế này (quân Nhị văn)
Tuổi xuân chẳng được mấy ngày
Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình (quân Nhị vạn)
Sao hè đội mũ quàng khăn thế này (quân Nhị văn)
Tuổi xuân chẳng được mấy ngày
Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình (quân Nhị vạn)
Trống bỏi quyến yến mê oanh
Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non (quân Nhị sách)
Tưởng gì một gã du côn
Thọt chân làm mất cá tôm của làng (quân Tam văn)
Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non (quân Nhị sách)
Tưởng gì một gã du côn
Thọt chân làm mất cá tôm của làng (quân Tam văn)
Lại đây xinh quá một nàng
Hỏi ra mới biết cái bang a còng (quân Tam vạn)
Ruộng đồng đã hóa phố phường
Anh còn đội nón cầm thừng tìm trâu (quân Tam sách)
Hỏi ra mới biết cái bang a còng (quân Tam vạn)
Ruộng đồng đã hóa phố phường
Anh còn đội nón cầm thừng tìm trâu (quân Tam sách)
Bác này bê giỏ đi đâu
Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai (quân Tứ văn)
Luật ra cậu có ngãng tai
Xích lô nghễu nghện có ngày lên bưng (quân Tứ vạn)
Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai (quân Tứ văn)
Luật ra cậu có ngãng tai
Xích lô nghễu nghện có ngày lên bưng (quân Tứ vạn)
Đắt
mối cô chớ vội mừng
Hãy lo mua sữa liệu chừng "hát-vê" (quân Tứ sách)
Cờ bạc, hụi họ, lô đề
Năm xung, tháng hạn ra đê mà ngồi (quân Ngũ văn)
Hãy lo mua sữa liệu chừng "hát-vê" (quân Tứ sách)
Cờ bạc, hụi họ, lô đề
Năm xung, tháng hạn ra đê mà ngồi (quân Ngũ văn)
Câu đố quân bài
Cá ươn chê muối thế thôi
NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ
QUÂN NGŨ VẠN
NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ
QUÂN NGŨ VẠN
Còn ai vẫn giữ mộng mơ
CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây
QUÂN NGŨ SÁCH
CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây
QUÂN NGŨ SÁCH
Nếu không đủ sức cướp ngày
VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm
QUÂN LỤC VĂN
VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm
QUÂN LỤC VĂN
Người ta làm lụng liên miên
Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày
QUÂN LỤC VẠN
Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày
QUÂN LỤC VẠN
Giàu đôi mắt, khó đôi tay
ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con
QUÂN LỤC SÁCH
ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con
QUÂN LỤC SÁCH
Chị này bê lọ MẮM TÔM
Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy
QUÂN THẤT VĂN
Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy
QUÂN THẤT VĂN
Cho người nhậu tít trời mây
SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần
QUÂN THẤT VẠN
SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần
QUÂN THẤT VẠN
Có anh LANG XÓM tần ngần
Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng
QUÂN THẤT SÁCH
Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng
QUÂN THẤT SÁCH
Thôi thì nhờ cậu tám văn
Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm
QUÂN BÁT VĂN
Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm
QUÂN BÁT VĂN
Mua ngay một chú CHÉP VÀNG
Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn
QUÂN BÁT VẠN
Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn
QUÂN BÁT VẠN
Lèo ngay một mụ xồn xồn
Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi
QUÂN BÁT SÁCH
Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi
QUÂN BÁT SÁCH
Đường to nó chắn một khi
CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn
QUÂN CỬU VĂN
CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn
QUÂN CỬU VĂN
Vác hòm CỬU VẠN mọi đường
Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn
QUÂN CỬU VẠN
Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn
QUÂN CỬU VẠN
Vận đen gặp gã đi tuần
ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn
QUÂN CỬU SÁCH
ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn
QUÂN CỬU SÁCH
Tổ tôm đi vào thơ ca:
Nhà thơ Nguyễn Khuyến có nhắc đến Tổ Tôm trong bài "Tự
trào" :
...Mở
miệng nói ra gàn bát Sách
Mềm
môi chén mãi tít cung Thang
Nghĩ
mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế
cũng bia xanh cũng bảng vàng
Còn nhà thơ Trần Tế Xương cũng có đề cập đến trò chơi này:
Bực
chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
Như
lúc đen chơi cuộc tổ tôm
Riêng nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết cả một bài thơ, câu nào
cũng có tên một quân bài Tổ Tôm, theo tương truyền là để khất nợ :
Thân "bát văn"
tôi đã xác vờ.
Trong nhà còn biết
"bán chi" giờ?
Của trời cũng muốn
"không thang" bắc,
Lộc thánh còn mong
"lục sách" chờ.
Thiên tử "nhất
văn" rồi chẳng thiếu.
Nhân sinh "tam
vạn" hãy còn thừa.
Đã không "nhất
sách" kêu chi nữa?
"Ông lão" tha cho
cũng được nhờ!
Hay:
Thôi thì mưu sự tại nhân
Còn chờ đĩa nọc có phần cho ta
Ù to, ù bé hay hòa
Say sưa ai biết tiếng gà sang canh
Cùng vui hỡi các chị, anh
Đầu xanh hay bậc lão thành cùng vui
Đầu tiên lựa đúng chỗ ngồi
Phải lo hòa dưới, thuận người ngồi trên
Điểm binh, điểm bối đầu tiên
Ăn khoan, phỗng nhặt phải nên ghi lòng
Treo tranh, kẹp cổ đề phòng
Buôn phu, phỗng bậy mất công của mình
Xem lưng , bất thực, chịu nhanh
Kiểm khàn, chờ rẻ kẻo thành công toi
Cây cuối thành, chờ mới chơi
Bài xấu đừng tiếc liệu thời bỏ đi
TỨ TRỤ to nhất Ù CHI
BẠCH ĐỊNH, MƯỜI ĐỎ,rồi thì CỤ ÔNG
TỨ CỐ kính ở trong lòng
Nhớ câu kiêng kỵ để không ù bừa
SUÔNG hai, DỊCH một nhớ chưa
TÔM bốn, LÈO ấy đếm vừa là năm
Còn như GÀ NGOẠI, GÀ TRONG
Đầu buổi giao hẹn tùy làng mà chơi
TỔ TÔM là thú thảnh thơi
Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân
Một trăm với hai mươi quân........
Còn chờ đĩa nọc có phần cho ta
Ù to, ù bé hay hòa
Say sưa ai biết tiếng gà sang canh
Cùng vui hỡi các chị, anh
Đầu xanh hay bậc lão thành cùng vui
Đầu tiên lựa đúng chỗ ngồi
Phải lo hòa dưới, thuận người ngồi trên
Điểm binh, điểm bối đầu tiên
Ăn khoan, phỗng nhặt phải nên ghi lòng
Treo tranh, kẹp cổ đề phòng
Buôn phu, phỗng bậy mất công của mình
Xem lưng , bất thực, chịu nhanh
Kiểm khàn, chờ rẻ kẻo thành công toi
Cây cuối thành, chờ mới chơi
Bài xấu đừng tiếc liệu thời bỏ đi
TỨ TRỤ to nhất Ù CHI
BẠCH ĐỊNH, MƯỜI ĐỎ,rồi thì CỤ ÔNG
TỨ CỐ kính ở trong lòng
Nhớ câu kiêng kỵ để không ù bừa
SUÔNG hai, DỊCH một nhớ chưa
TÔM bốn, LÈO ấy đếm vừa là năm
Còn như GÀ NGOẠI, GÀ TRONG
Đầu buổi giao hẹn tùy làng mà chơi
TỔ TÔM là thú thảnh thơi
Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân
Một trăm với hai mươi quân........
Tổ tôm điếm là một trò chơi dân gian giải trí và trí
tuệ xuất hiện từ xa xưa. Không phải ở đâu và lúc nào ta cũng bắt gặp trò chơi
này. Tổ tôm điếm thường xuất hiện cùng với cờ tướng, bơi chải, chơi đu, đấu
vật, hát chèo…trong những ngày tết, lễ hội truyền thống và có thể nói tổ tôm
điếm đã tự hào góp một phần vui không nhỏ, đem lại một không khí sinh động từ
khai hội đến kết thúc hội
Tổ tôm điếm hình thức có 5
điếm, giống như cái lầu của nàng công chúa thuở xưa, có cờ, biển trông đẹp mắt,
có trống hiệu râm ran, có bàn ghế thanh lịch, đàng hoàng. Một trăm hai mươi
quân bài là 120 nước với phương pháp vận trù:
- Xoay dọc rồi lại
xoay ngang, xoay xong nước lợi xoay sang nước ù.
- Xoay nhanh hơn cả
đèn cù, chậm xoay có lúc bỏ ù quên ăn.
Trong
khi thi đấu, mỗi điếm cử ra một người chia bài và phát bài, một trung quân giám
sát bài, trọng tài điều khiển thi đấu rất công bằng, giữ đúng luật, theo đúng
nội dung. Do đó, đòi hỏi những người tham dự thi đấu phải có trình độ nhất
định, mưu trí giỏi mới hi vọng chiến thắng. Do ban tổ chức không trao giải
thưởng như cờ tướng, nên người chơi phải tự góp (tiền) rồi phân giải thưởng ra
sau mỗi ván đấu. Hiệu trống và cờ hiệu trong thi đấu tổ tôm điếm rất quan
trọng, các điếm bạn và người tham dự chỉ cần nghe tiếng trống và cờ hiệu là
biết tình hình đường đi nước bước của ván bài, hoặc biết kết quả bài.
Tổ tôm điếm ngoài là một trò
chơi mang tính giải trí, trí tuệ còn hàm chứa cả chất văn nghệ bởi sự vận dụng,
huy động của lượng từ ngữ bằng thơ, ca dao, hò vè, khúc hát…với nội dung rất
phong phú. Mở đầu cuộc chơi, nhà điếm có thể hát vận:
- Ai về dự hội hôm
nay, xin mời vào điếm đua tài khai quân.
- Bắt đầu vào hội
tổ tôm, các điếm rung trống điểm binh đi bài.
Ngay lúc đó cả 5 điếm rung
trống liên hồi, làm sôi động cả khu vực đấu trường. Khi đang thi đấu, trung
quân có thế hát vận những lời để khích lệ người chơi và người xem như:
- Người trong vui
lại vui thêm, người ngoài chỉ muốn đứng xem cả ngày.
Trung quân vừa giám sát bài,
điều khiển thi đấu, vừa vận dụng ca vận giới thiệu từng cây bài như:
- Tiện đây mận mới
hỏi đào, vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Đó là cây nhị vạn.
- Rút dây thì phải
động rừng, anh mắng em chịu người dưng chê cười. Đó là cây tam sách.
Chỉ với một cây bài thôi,
trung quân có thể vận rất nhiều câu ca. Những nét chơi cổ truyền cùng những bài
ca vận (theo các làn điệu: trống quân, sa mạc, hát văn, cò lả, quan họ, sẩm..
với nội dung khuyến thiện, khuyến học, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội lành
mạnh) vang lên trong những ngày hội sẽ làm người xem và người chơi hài lòng.
Cùng với nhiều trò chơi dân gian khác, tổ tôm điếm sẽ làm vui lòng du khách gần
xa…
Tài bàn
Tài bàn gồm ba
người chơi, đánh như tổ tôm tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về
cách ăn, cách đánh (như ăn một đánh hai thì được phép hoặc đánh phu dưới chiếu...)
. Một bài ù được trong tài bàn phải đủ ít nhất 9 lưng, tùy bài có khàn hay
không có khàn thì quy ra cước, trong tài bàn chỉ có 3 cước ù là ù xuông, ù tài
bàn và ù sửu bàn.Trong tài bàn người ta quy định một số cây gọi là
"tài"
- Nhị, cửu văn
- Tứ, thất sách
- Ngũ, bát vạn.
Các cây tài này
cùng với các cây "yêu" một phỗng được 2 lưng, một khàn thì có 6 lưng,
một chíu hoặc thiên khai có 12 lưng. Các cây còn lại 1 phỗng có 1 lưng, 1 khàn
có 3 lưng, và chíu hoặc thiên khai có 6 lưng. Ngoài ra các phu tính 1 lưng như
của tổ tôm như nhị vạn nhị sách bát văn, thang thang ông lão cửu sách...
- Trong tài bàn không có cước tôm lèo..
- Ù tài bàn khi người ù có 14 lưng trở lên
- Ù sửu bàn khi không có khàn mà ù được.
- Các trường hợp còn lại thì ù xuông, nhỏ nhất.
Hãy so sánh quân Ngũ vạn với ngôi chùa Nhật
Để thấy 1 khả năng Tổ tôm có nguồn gốc
Nhật
16/9/2012
Nguyễn
Đức Thuần sưu tầm theo Nguyễn Cổn và trên mạng
Kính tặng Hội tổ tôm khu đô thị mới T Nhân Chính Thanh Xuân HN
Kính tặng Hội tổ tôm khu đô thị mới T Nhân Chính Thanh Xuân HN
Cháu mong học hỏi kinh nghiệm tổ tôm điếm của Ông!!!!!!!
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết về luật tổ tôm này. Chỉ những người hiểu lỹ luật tổ tôm thì mới thấy: đây là thu chơi tao nhã và rèn tư duy. Muốn sớm được chờ hoặc được chờ rộng nước thì phải xoay bài nhanh: đang từ các phu bí thành các phu dọc,....Trong bài chưa thấy viết về cách trình bày: Thiên khai ăn khàn trình phu? .Tức 1 quân của thiên khai được sắp thành phu dọc, 3 quân kia vẫn là khàn
Trả lờiXóaCho e hỏi mua bài tổ tôm ở đau
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết của bác rất hay, hiện nay thì cũng chỉ còn chắn là hay đánh thôi. Ai muốn giao lưu chắn online thì vào https://chanvanvan.com/choi-chan-online/ hiện mình đang chơi ở đây, cũng có khá nhiều ông bạn vào đây rồi
Trả lờiXóacó cả chắn thiên ý cũng khá hay, mời mọi người vào chơi cùng mình tại http://chanthieny.com
Trả lờiXóaCám ơn tác giả rất nhiều vì tài liệu viết về Tổ Tôm quý báu này.
Trả lờiXóaGiờ ít người chơi Tổ Tôm quá. Tôi hay chơi chắn giải trí chỗ Sân Đình vì thấy luật lá giống ngoài đời thực nhất: sandinh.com