Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

43. Vài bài báo viết đã được đăng

Thay giá trần bằng đơn giá dịch vụ quản lý vận hành chung cư:
Cần nhưng chưa đủ    Báo kinh tế & Đô Thị
Cập nhật lúc: 06/08/2012-09:21:55 Nguyễn Đức Thuần

Hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong dịch vụ quản lý vận hành các khu chung cư. Ảnh: Hải Linh
KTĐT - Trước đề xuất của UBND TP Hà Nội với Bộ Xây dựng cho phép công bố đơn giá dịch vụ nhà chung cư thay cho việc ban hành giá trần hoặc khung giá dịch vụ đã có nhiều ý kiến trao đổi.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như những người dân sống tại các chung cư, đây là việc làm cần thiết, nhưng chỉ có vậy thì chưa đủ. Hiện tại các thành phố lớn, có rất nhiều các khu đô thị đã và đang tiếp tục mọc lên để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, tính chất các khu chung cư cũng rất đa dạng, có khu đã đưa vào sử dụng từ lâu nhưng cũng có khu mới hoàn thành. Đó là chưa kể mỗi khu đô thị đều có quy mô, diện tích riêng với các quy chuẩn khác nhau từ mức bình dân đến cao cấp. Do đó, xác định giá trần phí dịch vụ chung cư hiện là bài toán khó.


Thực tế đã cho thấy, việc ban hành giá trần dịch vụ chung cư trước đây không sát với thực tế, chỉ mang tính chất tham khảo. Điều này vô tình đã tạo ra mâu thuẫn giữa đơn vị quản lý tòa nhà với cư dân đang sinh sống tại đây. Nhiều vụ việc được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong thời gian qua hầu hết đều phát sinh từ việc đơn vị cung cấp dịch vụ của chủ đầu tư khu nhà muốn áp giá cao, thậm chí cao hơn giá trần nhiều lần nên phát sinh mâu thuẫn, có khi gay gắt. Ngay khu thường được gọi là "cao cấp" Trung Hòa - Nhân Chính thuộc chủ đầu tư Vinaconex, năm 2006 đơn vị quản lý dịch vụ đã đưa thông báo do phí dịch vụ thấp nên phải bù lỗ 5 tỷ đồng. Từ đó, đơn vị này yêu cầu tăng giá trông giữ xe máy từ 20.000 lên 45.000 đồng/xe/tháng đúng như mức quy định của UBND TP Hà Nội. Đồng thời, tăng phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư từ  30.000 đồng lên 100.000 đồng/căn hộ và còn đưa ra lộ trình tăng lên 180.000 đồng/căn hộ để bù đắp chi phí. Trong khi đó, Ban quản trị của dân do chủ đầu tư tổ chức bầu, khi thẩm định dự toán về số tiền bù lỗ gần 5 tỷ đồng đã nhận thấy không có cơ sở nên chỉ đồng ý tăng giá trông giữ xe máy lên 30.000 đồng/xe/tháng (vì đất tầng hầm là sở hữu chung) và phí dịch vụ lên 60.000 đồng/căn hộ. Đề xuất đó không được chủ đầu tư chấp thuận và phát sinh mâu thuẫn. Cuối cùng, chủ đầu tư Vinaconex phải xin thành phố giữ nguyên giá cũ và phải đến năm 2012 mới tiếp tục thỏa thuận với dân đưa ra giá trông giữ xe máy chỉ 30.000 đồng/xe/tháng và giá dịch vụ chỉ 90.000 đồng/căn hộ, rẻ nhất hiện nay. Điều đó chứng tỏ giá mỗi nơi một khác và chỉ có cách công khai dự toán, bàn bạc thống nhất thỏa thuận như Luật Nhà ở đã quy định là giải pháp hợp lý. Không chỉ riêng khu Trung Hòa - Nhân Chính mà đã có rất nhiều khu đô thị trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM cũng đang phát sinh mâu thuẫn xung quanh phí dịch vụ chung cư.


Từ thực tế trên, có thể nói, việc UBND TP lên phương án thay giá trần bằng đơn giá dịch vụ chung cư để đơn vị dịch vụ tính toán công khai bàn bạc với dân sẽ sát với mọi chung cư vốn rất đa dạng là cần thiết và hợp lý. Người dân sống tại các khu chung cư cần được thực sự làm chủ theo Luật Nhà ở đã có hiệu lực từ 1/7/2006, thông qua Ban quản trị do dân bầu ra. Thành phố cần hướng dẫn thành lập Ban quản trị đúng Luật Nhà ở, đủ tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản hoạt động theo luật.


Ban quản trị cũng cần được thanh tra, kiểm tra quy hoạch xây dựng ban đầu, xác định lại các diện tích chung, riêng, các diện tích xây sai... làm cơ sở tính toán giá cả theo đơn giá cho phù hợp với từng loại chung cư.


Mặt khác, để tránh phát sinh mâu thuẫn giữa chủ đầu tư các tòa nhà và của người dân, tốt nhất là hình thành các đơn vị chuyên làm dịch vụ chung cư, từ đó có sự cạnh tranh lành mạnh để dân chọn qua đấu thầu công khai minh bạch. Thực tế nếu ở đâu phí dịch vụ chung cư được công khai minh bạch, ở đó sẽ không nảy sinh những mâu thuẫn.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa báo cáo UBND TP về tình trạng vi phạm trong đầu tư, quản lý, khai thác nhà chung cư. Theo đó, qua kiểm tra 12 dự án chung cư tại Hà Nội, đã phát hiện nhiều trường hợp diện tích sở hữu chung do chủ đầu tư quản lý, kinh doanh chưa được hạch toán công khai, chi phí chưa được bù trừ vào giá dịch vụ. Bên cạnh đó, các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ cho toà nhà chưa công khai (như quảng cáo, khai thác tiện ích chung, thu thêm tiền của các hộ không chính chủ); nội dung hợp đồng mua bán căn hộ mang tính áp đặt của chủ đầu tư...


Nguyễn Đức Thuần 



Bạn đọc viết, bàn và kiểm tra
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT là phù hợp 
26/06/2012 06:59


(HNM) - Từ thực tế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nặng nề, tốn kém, căng thẳng rồi cuối cùng cũng trên dưới 90-99% tốt nghiệp và vẫn luôn xuất hiện những hiện tượng "phao", "quay cóp", thậm chí "gian lận có tổ chức" của nhà trường năm học 2011-2012 và những năm gần đây, đủ để đến lúc nghiêm túc xem xét có cách làm nào thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp không thực chất như vậy được không?

Thời trước chúng ta đã quen phải thi tốt nghiệp từ cấp tiểu học, THCS đến THPT. Khi bỏ kỳ thi cấp tiểu học, ta cũng tốn bao nhiêu công sức, thời gian bàn thảo, cuối cùng cũng xong và thấy nó là bình thường, tất yếu, hiệu quả là đỡ tốn kém, không căng thẳng. Đến kỳ thi cấp THCS cũng như vậy và cuối cùng cũng bỏ được. Nay đã đến lúc bàn xét bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tất nhiên mỗi thay đổi đều có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược cũng là chuyện bình thường. Nhưng tôi tin rằng, nếu có cách khác thay thế phù hợp, nhẹ nhàng, bảo đảm được thực chất giáo dục, xã hội sẽ đồng tình.

Đối với việc công nhận học hết cấp THPT, cách thực hiện theo tôi nên giao cho hiệu trưởng nhà trường THPT tự quyết định, tự tổ chức kiểm tra học lực học sinh qua các năm học, qua các học kỳ mà cấp giấy chứng nhận học hết cấp THPT (có phân loại trung bình, khá, giỏi) vì như vậy sẽ sát thực trong nhà trường, khu vực. Lý do là ngay kỳ thi quốc gia nặng nề, tốn kém mà thường trên 95% tốt nghiệp, có trường gần hoặc 100% tốt nghiệp rồi. Hơn nữa, đây cũng chỉ là một chứng chỉ cần thiết để vào học hoặc thi vào các trường công nhân, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Nên dành thời gian cho học sinh tự ôn để thi vào các trường chuyên nghiệp một cách chủ động, nhẹ nhàng, không bị ảnh hưởng bởi áp lực thi cử. Việc này đem lại lợi ích cho nhiều người, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của cho xã hội để làm việc khác bổ ích, thiết thực hơn cho giáo dục.

Tóm lại thực tiễn đã chứng tỏ cần sớm bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng tốn kém, nặng nề. Một thực tế khác cũng cho thấy là trong các trường đào tạo công nhân, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, mọi việc tổ chức xét cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đều do hiệu trưởng nhà trường tổ chức và công nhận cả. Nay trao cho hiệu trưởng trường THPT xét, công nhận và cấp giấy chứng nhận học hết THPT cũng là việc rất bình thường, không có gì vượt quá chức trách, thẩm quyền cả.

NGƯT Nguyễn Đức Thuần

Thế giới Massage đăng 

Cận thị- lão thị và cách chữa bằng tự bấm huyệt

Huyệt Minh Nhãn – vừa quan trọng vừa hữu dụng.
Phòng chứng mệt mỏi/đục thủy tinh thể/ngủ ngon – Hãy mách bảo cho bạn bè!

Đây là câu chuyện do một vị Huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, Ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2.

Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn huyệt Minh Nhãn khi rảnh rỗi.

Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình vi tính cần biết diệu phương này! Chúc Quý vị sức khỏe!

HUYỆT MINH NHÃN, HUYỆT PHƯỢNG NHÃN, HUYỆT ĐẠI KHÔNG CỐT
Khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị, hãy thử cách ấn huyệt Minh Nhãn, bảo đảm quý vị sẽ được TAI THÍNH, MẮT SÁNG.

Khi bạn cảm thấy mỏi mắt, nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.

Trên ngón cái của bàn tay có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyệt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt đại không cốt (ở giữa). Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, đại không cốt huyệt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.

Ấn ba huyệt đạo trị mỏi mắt, khó ngủ, ức chế đục thuỷ tinh thể
Thường xuyên gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.
Phương pháp: Kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được. Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.
Thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ ngon. Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi
Theo NGƯT Nguyễn Đức Thuần, BS.Phạm Thị Tuyết Nhung
(VitCo sưu tầm biên soạn)

 Chống “Nhóm tham nhũng” cực khó nhưng phải làm?

In E-mail
10/05/2012  http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_
Tham nhũng hiện nay ở nước ta đã đến mức độ báo động, cấp cứu mà Đảng ta đã đặc biệt quan tâm thể hiện đầy đủ trong nghị quyết 4 khóa XI Trung ương. Nhân dân đa số cho rằng “tự kiểm điểm tham nhũng, tự kiểm điểm hối lộ” thì khó lắm nếu không “chỉ tận tay, day tận trán”. Thực ra nó đã tự phát liên kết hình thành “nhóm tham nhũng” để “kín kẽ hơn”, “bảo vệ lẫn nhau”, có động là tìm cách “đối phó”, “chạy”, “đe dọa dưới nhiều hình thức”. Nên như thế nào với các “nhóm tham nhũng” có “vỏ bọc kín” này? Xin bàn và kiến nghị như sau:
“Nhóm tham nhũng” đều có người đứng đầu:
Người đứng đầu đều là những người có chức, đặc biệt có quyền có quan hệ đến: “biết trước thông tin” về “giá cả”, về “quy hoạch đất đai”, về “chạy chức chạy quyền”, về “các hợp đồng có giá trị lớn sẽ triển khai” v.v., từ đó mà có tổ chức “nhóm” chia nhau thực hiện “đi trước đón đầu” nhằm “trục lợi đúng lúc, chớp thời cơ”, làm giầu nhanh chóng, từ đó lại có “điều kiện để liên kết nhóm làm nhiều phi vụ khác”. Thí dụ chỉ cần biết trước sẽ tăng gía đô la, tăng giá vàng dù chỉ một vài ngày cũng đủ tự mang tài sản đã chuẩn bị sẵn thế chấp vay tiền mua gấp, sau khi giá tăng, bán đi trang trải sẽ “vớ quả đậm” rồi các “râu ria của nhóm mở rộng cũng ăn theo” mà các người bảo vệ nhau qua nhiều đợt như vậy. Việc biết trước thông tin về quy hoạch đất đai, các hợp đồng có giá, quy hoạch cán bộ, tuyển chọn cán bộ, kể cả khen thưởng để đánh bóng thành tích tô thêm tín nhiệm cũng vậy thôi.
Truy tìm những người đứng đầu “giầu lên nhanh chóng”:

1. Tất cả những người đứng đầu cần công khai minh bạch về tài sản thu nhập: Bổ sung,  hoàn  thiện  quy  định  về  công  khai, minh bạch tài sản, thu nhập cá nhân; kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức. Kiên quyết thu hồi tài sản sau khi có kết luận thanh tra hoặc bản án có hiệu lực. Cần khai tài sản nhà đất của mình đứng tên mua, kể cả đã sang tên cho con cháu, đã bán, cho, mua hộ; số tiền hoặc có giấy tờ có giá trị đã gửi ở ngân hàng v.v.. Khó đấy nhưng sẽ có cách thẩm định sự trung thực để giảm nhẹ mức độ. Từ thực trạng kê khai, sẽ phải kiểm điểm “nguồn gốc” các tài sản, biến động tài sản mà giầu lên nhanh chóng.
2. Dựa vài tai mắt của dân ở các nơi mà người đứng đầu đó đã sống, đã làm việc dù không cư trú để xác minh việc công khai minh bạch tài sản, thu nhập cá nhân xem thế nào? Nhất thiết phải lấy ý kiến nhân dân nơi người cần kiểm điểm đã có thời gian làm chủ các công trình đầu tư nào đó ở đấy tuy không đăng ký thường trú tại nơi đây.
3. Nhất thiết phải có tổ chức thanh tra xác minh việc kê khai có minh bạch, có đúng không? Cần chọn người liêm khiết trung thực, có nghiệp vụ làm công tác thanh tra xác minh, khi cần còn có nhóm thanh tra độc lập xác minh lại kết quả thanh tra, mặt khác cần có chế độ giúp thanh tra viên liêm khiết, thưởng công xứng đáng để tận tâm, khách quan, nghiêm minh.
4. Cần làm sao để bộ máy, cơ quan thanh tra này không bị người đứng đầu chỉ huy làm mất tính chất độc lập, khách quan nhất là khi chính người đứng đầu trực tiếp bị thanh tra. Phải chăng không chịu sự trực tiếp điều khiển của người đứng đầu mà trực thuộc tập thể Quốc hội, tập thể Hội đồng nhân dân các cấp bàn, quyết bỏ phiếu kín.
5. Có hình thức thăm dò dư luận qua mạng, nhắn tin, nhất là người ở cấp trung ương, cấp tỉnh để làm tư liệu tham khảo cho cơ quan thanh tra nghiên cứu, chọn lọc đi sâu thẩm định. Không sợ kẻ xấu lợi dụng, bọn xấu phá hoại vì đa số nhân dân tốt, nói đúng mức độ và còn có cơ quan nghiên cứu xem xét chọn lọc.
6. Những cá nhân người đứng đầu có vấn đề nghi vấn cần xem xét, cần thiết phải có hội nghị mở rộng ở các cơ sở có liên quan đến cán bộ đó để nghe, cán bộ MTTQ khu vực tổng hợp phân loại chính thức phát ngôn tiếng nói của nhân dân cơ sở, các cấp trên phải coi đó là dân nguyện đặc biệt phải xem xét rồi công khai trả lời. Đây chính là phát huy quyền làm chủ tập thể ở cơ sở, quyền giám sát có tổ chức của cả hệ thống chính trị theo từng khu dân cư thông qua ban công tác MTTQ của mình.
Công khai minh bạch quá trình thanh tra thẩm định để dân có liên quan biết, giám sát xem cơ quan thanh tra nghiêm minh  như thế nào.

Qua mỗi bước thanh tra, có kết luận sơ bộ đến đâu nói đúng mức độ đến đó, định kỳ cho dân biết, dân theo dõi, dân tiếp tục giám sát. Điều này cần và rất cần để dư luận hỗ trợ, bảo vệ hoặc tố giác thêm không để oan sai, không để lọt tội.
Tóm lại việc tham nhũng đã hình thành tội phạm “nhóm tham nhũng có chức có quyền” nên rất khó tự kiểm điểm, khó chỉ tận tay, day tận trán, nhất thiết phải có những giải pháp đặc biệt, đủ mạnh về số lượng cũng như chất lượng, không bị nhiễu, không bị cản trở và nhất thiết phải dựa hẳn vào dân và tổ chức thanh tra nghiêm minh đủ mạnh, không bị mua chuộc như nhiều “Bao Thanh Thiên với quảng đại Nhân dân” thời đại hiện nay.

7/5/2012. NGƯT Nguyễn Đức Thuần
18T1/1705 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội
0914.72.76.20. Email: ndthuan31@gmail.com



Đón đọc Đại Đoàn Kết số 79 thứ hai ngày 19-3-2012 (18/03/2012)
(Nhấn F5 tiếp tục cập nhật)
Đại Đoàn Kết số 79 thứ hai ngày 19-3-2012 trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những tin, bài chính sau đây:
* Trang tham vấn phản biện số báo ra ngày thứ hai 19-3-2012, có bài của NGƯT Nguyễn Đức Thuần nhan đề "Cơ chế giám sát của hệ thống chính trị ở cơ sở". Bài viết nêu vấn đề, hiện nay ở khu dân cư có nhiều bức xúc tồn tại quá dài, gần như vô thời hạn mặc dù đã được phản ánh qua nhiều lần tiếp xúc cử tri ở nhiều cấp khác nhau và cho rằng một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do chưa có cơ chế định kỳ bảo đảm quyền của hệ thống chính trị cơ sở. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp cơ chế luân phiên người có thẩm quyền các cấp đến với dân việc dựa hẳn vào dân thông qua hệ thống chính trị ở cơ sở do dân bầu ra. Tác giả nhấn mạnh, mặc dù những biện pháp nêu trên chưa phải đã đầy đủ song nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần tạo ra một sự chuyển biến trong việc phát huy vai trò của dân hiểu về xây dựng chính quyền thực sự vìdân.


Tham vấn và phản biện: Tầm nhìn giao thông Hà Nội In E-mail
19/03/2012    http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_
Tham vấn & phản biện:
Tầm nhìn giao thông Hà Nội, những người đứng đầu cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm để có định hướng sửa sai tích cực nhất.

Nghị quyết 4 Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng đảng có nói đến cán bộ có chức có quyền phải “phê bình và tự phê bình” trước, phải làm từ trên trước dưới sau, nghĩa là người đứng đầu phải gương mẫu đi trước. Trong lĩnh vực giao thông, chưa nói đến lãng phí, tham nhũng trong quy hoạch đầu tư và sửa chữa, trước mắt hãy nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm về tầm nhìn giao thông nói chung, Hà nội nói riêng xem có gì sai nên mới để ra ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng kéo dài, đại đại lãng phí về thời gian và vật chất cho toàn xã hội? Xin có vài suy nghĩ tham vấn và phản biện như sau:
Càng ngày càng bộc lộ rõ tầm nhìn về phát triển giao thông sai, chậm sửa đổi, coi như thả nổi để giao thông cá nhân tự do tăng tốc quá mức, trong khi đó lại để giao thông công cộng phát triển chậm hơn, thậm chí chững lại:
Các nước trên thế giới đều quy hoạch phát triển mạnh giao thông công cộng là chính, là chủ lực, ngày càng hấp dẫn, thuận tiện theo nhu cầu phát triển của dân trong đi lại, trên cơ sở này mới khuyến khích chủ yếu đi lại bằng giao thông công cộng, hạn chế tới mức tối đa giao thông cá nhân, thậm chi còn cấm xe cá nhân đi vào nhiều thành phố lớn. Ta đã và đang làm ngược lại trong nhiều năm qua:
1. Buông lỏng quản lý dẫn đến buộc phải tự phát tăng tốc phát triển giao thông cá nhân, không sao kìm hãm nổi nữa: Xe máy đắt tiền, tốn tiền xăng dầu, bảo dưỡng, thay thế, tốn diện tích cất giữ khi chưa dùng đến mà vẫn phải mua sắm vì không còn cách nào khác. Trong khi đó lại thuận tiện cơ động đi lại, đi đến đâu cũng có thể gửi xe, đi gần, đi xa cũng lên xe máy, khi ùn tắc giao thông lại luồn lách dễ, thậm chí còn lao lên vỉa hè, lao vào lối lên xuống xe buýt, nhiều gia đình đã có 2-3 xe máy, bắt đầu ngày càng nhiều người có ô tô. Các khu vực, các cơ quan, các tuyến phố đều tự phát bung ra nhằm đáp ứng nhu cầu gửi xe thuận tiện nhất nên cho phép trông giữ xe rồi không phép vẫn cứ tạm gửi xe làm cho đường ngày khó thông, hè không thoáng.
2. Dịch vụ xe buýt tuy có thời kỳ phát triển, nhưng nhìn chung là chậm phát triển, dịnh vụ xe buýt văn minh an toàn tuy có cải tiến nhưng nhìn chung chưa đáp ứng, chậm đáp ứng, tự nó thúc đẩy tiếp tục tự phát phát triển giao thông cá nhân đến mức độ lúng túng trong chấn chỉnh? Một minh chứng đầu tiên đã quy hoạch xóa sạch tầu điện bánh sắt mà không có cái gì thay thế nổi, trong khi đó thế giới vẫn duy trì cho đa dạng; Xe buýt một thời phát triển nhưng bị kêu là “hung thần đường phố”, vội vàng “đổ tội cho xe buýt gây ùn tác giao thông” nên đã “cải lùi” cho giảm nhiều điểm dừng xe buýt buộc người đi xe buýt phải đi bộ xa hơn, trong khi đó lại cho xe máy tùy ý dừng đỗ khắp mọi nơi, chiếm dụng quá nhiều vỉa hè, đỗ tùy thích và có tổ chức vạch sơn giáp vỉa hè thu hẹp lòng đường: Không ưu tiên, không chiều xe buýt mà lại ngày càng ưu tiên xe cá nhân, quá nuông chiều xe cá nhân, ngược lại với tầm nhìn và quy hoạch phát triển giao thông đô thị nhất là ở Thủ đô nên phải gánh chịu hậu quả ngày một nan giải. Trong khi đó dịch vụ xe buýt văn minh có chút tiến bộ nhưng nhìn chung chưa tốt, chưa hấp dẫn, chưa coi đó là ưu tiên hàng đầu phải chấn chỉnh và tăng tốc phát triển. Tại các khu đô thị mới, khu mở rộng Hà Nội thì xe buýt luôn đi sau nên buộc dân lại phải phát triển và tận dụng xe cá nhân, góp phần tăng tốc xe cá nhân dẫn đến ùn tắc giao thông mở rộng, chấn chỉnh nhiều giải pháp cũng chỉ là nhất thời vì thực chất đã để cho định hướng phát triển giao thông đô thị đi ngược tầm quản lý quy hoạch rồi. Càng chậm càng khó khắc phục, muốn khắc phục phải có tầm nhìn đúng và buộc phải có giải pháp vận động kết hợp “cưỡng bức có lộ trình” giảm nhanh giao thông cá nhân, tăng tốc giao thông công cộng theo hướng hấp dẫn để ngày càng nhiều người “hạ xe máy”, hạn chế xe con, chuyển hẳn sang “chủ yếu đi xe công cộng” lợi hơn nhiều.
3. Buộc phải vận động và cưỡng bức có lộ trình giảm nhanh người tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân và chuyển nhanh có lộ trình tích cực lấy giao thông công cộng hấp dẫn là chủ yếu: Việc cấm trông giữ xe trên đồng loạt nhiều vỉa hè làm cho đường thông hè thoáng là đúng hướng và còn phải làm mạnh, quyết liệt hơn, tạo ra một nếp sống mới cần thiết bình thường như nhiều nước khác, như phố Tràng Tiền vốn đã đi đầu, kiên trì thực hiện từ lâu. Người kêu tuy nhiều trong giai đoạn đầu nhưng những người đó phải tự điều chỉnh vì lợi ích chung, vì bộ mặt của Thủ Đô không thể nhếch nhác kéo dài như thế mãi được. Ta đang lo nơi trông giữ xe thay thế, mở nhanh thêm các bãi xe kể cả bãi xe nhiều tầng tuy cần nhưng khẳng định không bao giờ đáp ứng do hậu quả cho tự phát tăng tốc phát triển giao thông cá nhân và còn tiếp tục tăng nếu không đặc biệt tích cực cùng ưu đãi hấp dẫn ngày càng nhiều người “hạ xe máy” chuyển sang “đi xe buýt” thuận tiện, văn minh hơn: Thí dụ trên các tuyến phố cấm trông giữ xe thì phải có ngay tăng tốc và chất lượng dịch vụ xe buýt thay thế thuận tiện, hấp dẫn như tăng điểm đừng xe buýt thu hẹp phải đi bộ quá xa như hiện nay khi đi xe buýt, có loại xe buýt đi nhanh hơn chỉ dừng ít chỗ hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng người đi xe buýt; khuyến khích kêu gọi rồi buộc công nhân viên chuyển nhanh sang đi xe buýt thuận tiện hơn, rẻ hơn, ưu đãi hơn để giảm nhanh mật độ giao thông tĩnh và làm sao để nếu đi xe máy cũng phải tìm nơi gửi xe từ xa với giá cao hơn hiện nay tủy thời gian gửi và buộc phải đi bộ như người đi xe buýt. Tầm nhìn này, định hướng này phải đi trước một bước dài so với việc lo các bãi trông giữ xe tuy cần.
Tóm lại, nói cách khác lộ trình phát triển giao thông công cộng phải hấp dẫn, đi trước một bước dài bên cạnh lộ trình tích cực kìm hãm hạn chế giao thông cá nhân với mức tích cực nhất, luôn luôn là 2 vế đối lập mà vế giao thông công cộng phải luôn chiếm ưu thế, có khi phải lấn át bằng được vế đối lập có lộ trình luôn tiến tới không lùi bước vì lợi ích chung của đa số và bộ mặt đô thị cần phỉa có. Không còn con đường nào khác để “sửa sai” tầm nhìn chưa chuẩn kéo dài trước đây. Xin chân thành tham vấn và phản biện như trên.
 NGƯT Nguyễn Đức Thuần.
18T1/1705 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội
0914.72.76.20. Email:
ndthuan31@gmail.com


Tham vấn và phản biện: Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu sử dụng In E-mail
08/03/2012   http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_
Phải chăng đã quá nhiều năm nay ta chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực theo nguyện vọng người học kết hợp với chỉ tiêu đào tạo theo ước tính phù hợp với khả năng của nhiều trường, nghĩa là đào tạo chưa gắn liền với sử dụng, học xong khó kiếm được việc làm nên phải tự lo, phải đẻ ra cái gọi là “hội chợ việc làm” để hỗ trợ, nghĩa là còn đại lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực và chưa thực sự đào tạo được nguồn nhân lực mà xã hội thực cần?. Nên như thế nào? Xin góp phần tham vấn và phản biện như sau:
Làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực thực cần theo nhu cầu sử dụng?
Trước hết phải nghĩ đến đào tạo theo nhu cầu sử dụng của địa phương, khu vực đang cần và sẽ cần. Muốn thế thì địa phương, khu vực phải làm được dự báo nhu cầu nguồn nhân lực sẽ cần phù hợp với kế hoạch sẽ phát triển kinh tế xã hội. Thời kỳ bao cấp trước đây ta đã làm như vậy nên tuyển sinh, đào tạo nhìn chung là khớp với nhu cầu sử dụng, học xong là biết sẽ được sử dụng ở đâu, ngành nghề gì nên gần như 100% đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo ngành nghề thực cần. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường ta khó và không làm được việc này nữa, coi như chỉ ước lượng, thả nổi, học xong tự lo tìm việc nghĩa là đi theo hướng đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng người học tự lựa chọn, học xong làm gì, làm ở đâu không sao biết nổi. Nên như thế nào?
1. Nhà nước phải cùng với từng địa phương, khu vực làm quy hoạch dự báo phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở dự báo quy hoạch kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sao cho đáp ứng, tận dụng cao nguồn nhân lực tại chỗ cần đào tạo, có thể vùng này chủ yếu tuyển học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp đúng nhu cầu của địa phương thực cần, học xong là sử dụng ngay. Số này sẽ có chế độ khuyến khích khi ra trường có nơi làm việc sẽ học tại chức kiểu vừa học vừa làm đào tạo cán bộ cho địa phương có trình độ cao hơn, trưởng thành từ thực tế đã làm phục vụ địa phương được tốt hơn; cũng có thể tuyển hết học sinh sau trung học phổ thông đào tạo cao đẳng hoặc đại học chuyên nghiệp, nếu trình độ văn hóa còn hạn chế thì bổ túc thêm như kiểu bổ túc công nông trước đây hay dự bị đại học, như vậy là thực đào tạo người địa phương để phục vụ địa phương mình, gắn đào tạo với sử dụng cao nhất. Nếu thiếu thì tuyển tình nguyện nơi khác đến học, học xong phục vụ ở địa phương khu vực này ít nhất là 3-5 năm chẳng hạn.
2. Trong tình hình hiện nay do đào tạo tự do, học xong không có nơi làm việc còn quá nhiều, có thể tuyển tình nguyện viên coi như nghĩa vụ lao động sau đào tạo, được huấn luyện thêm cho phù hợp, sát thực tế khu vực để bổ nhiệm nhằm tận dụng số đã đào tạo phục vụ nơi thực có nhu cầu như đã tuyển phó chủ tịch xã vừa qua là đúng hướng và tích cực nhất, ít nhất cũng có chế độ nghĩa vụ 3-5 năm kiểu thanh niên xung phong thời đại mới có được không? . Số này sau 3-5 năm tình nguyện sẽ được ưu tiên tuyển dụng tại quê hương gốc của mình.
Trên cơ sở định hướng mới trên sẽ có những đổi mới đào tạo nguồn nhân lực  tích cực hơn:
Làm được việc trên sẽ từng bước thay thế cái vẫn gọi, vẫn ngợi ca “hội chợ việc làm” vốn chỉ là giải pháp tình thế, không nên cho tồn tại nữa vì nó đại lãng phí và không chất lượng trong đào tạo.
Trên cơ sở định hướng trên sẽ làm thế nào để tất cả các địa phương, các khu vực, các doanh nghiệp chủ động có chế độ, có cơ chế phải làm quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho chính mình, thể hiện giáo dục là quốc sách hàng đầu của chính mình như nhiều nước trên thế giới đã làm, không thể đứng ngoài cuộc đào tạo mà chờ ra hội chợ việc làm ăn sẵn, thậm chí chê bai không chất lượng phải đào tạo lại. Nói cách khác là làm ngược lại quy hoạch kế hoạch đạo tạo vẫn làm hiện nay.
Trong quá trình chuyển tiếp này, nghiên cứu nghĩa vụ lao động sau đào tạo hay  lập các đội tình nguyện sau đào tạo đi phục vụ bất cư nơi nào có nhu cầu để rèn thanh niên và khỏi lãng phí sau đào tạo.
Chính cách đào tạo theo nhu cầu thực của địa phương, theo khu vực này sẽ dẫn đến các trường dễ dàng có các hợp đồng đào tạo mới sát thực tiễn hơn và đổi mới dạy, nghiên cứu khoa học phục vụ các địa phương, làm sống lại 3 kết hợp trong đào tạo nguồn nhân lực.
Tóm lại: Chỉ có định hướng đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thực cần sử dụng thì mới không đại lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực như đang diễn ra, thay thế dần cái vẫn làm là “hội chợ việc làm”, lại rèn thanh niên, sử dụng thanh niên tốt nhất và làm cho nhà trường nhanh chóng thực hiện tốt 3 kết hợp, làm cho các doanh nghiệp, các địa phương thực sự coi giáo dục là quốc sách của chính mình trong hành động hàng ngày, không đứng ngoài đào tạo nữa.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
18T1/1705 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội
0914.72.76.20. Email:
ndthuan31@gmail.com

Tự làm Bác sỹ - Ngày đăng: 27/2/2012
Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, nhất là các bác cao tuổi về việc lập chuyên mục tự làm Bác sỹ trên trang thông tin điện tử phường Khương Mai.
Ban biên tập trang thông tin điện tử phường Khương Mai xin đăng mục "Tự làm Bác sỹ", hy vọng mọi người có nhiều điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm. Các bạn nên nhớ, những thông tin đăng tải tại đây chỉ mang tính tham khảo, không có sự đánh giá kiểm định của các nhà chuyên môn.


 NGƯT Nguyễn Đức Thuần - 0914.72.76.20 -
Ăn trái cây như thế nào mới đúng?‏ Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống. Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ. Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào. Ăn trái cây như thế nào mới đúng? Không ăn trái cây sau bữa ăn! Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác. Trái cây là thức ăn quan trọng nhất. Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản. Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa. Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng. Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì. Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố. Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng! KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam. Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Dâu tây: là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu. Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già. Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali). Ổi & Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt. Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn . (Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.) Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót. Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được email này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống. NGƯT Nguyễn Đức Thuần sưu tầm (Theo Minh Hương) 18T1/1705 Trung Hoà Nhân Chính Thanh Xuân HN. 0914.72.76.20

 BS Phạm Thị Tuyết Nhung -
Hãy để rau là vị thuốc Kinh nghiệm dân gian ta vẫn thường nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhưng thực ra, rau không chỉ là món ăn nhiều chất dinh dưỡng mà còn là những liều thuốc trị bệnh quý giá. Chẳng thế mà danh y Hải Thượng Lãn Ông của ta đã có nhận xét: “Nên dùng các thứ thức ăn thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn” Và thánh tổ y học phương tây Hippocrates có đưa ra một đề nghị hết sức thuyết phục là “Hãy để rau là vị thuốc”. Mà những loại rau củ có vị đắng chứng tỏ các nhận xét này là rất đúng. Trái Mướp Đắng màu xanh có bề ngoài gồ ghề ngộ nghĩnh đã được ghi trên sáu con tem biểu tượng cho sáu loại cây thuốc thiên nhiên có dược tính trị bệnh cao mà Liên Hiệp Quốc phát hành vào năm 1980. Mướp đắng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng căn bản như nước, đạm, carbohydrat, béo, sinh tố và một số khoáng chất với tỷ lệ khác nhau. Mướp đắng có thể dùng để ăn sống, nấu canh, xào với thịt bò, muối dưa, phơi khô làm trà pha nước uống... Canh thịt heo bằm nhỏ nhồi vào mướp đắng là món ăn đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam. Mướp đắng hấp với tôm tươi, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, mắm muối tiêu, xào với thịt.. tạo ra vị hơi đắng hòa với hương thơm mùi tôm thịt là món ăn giải nhiệt, bổ dưỡng.. Món xà lách mướp đắng cũng rất hấp dẫn, ăn vào mát cơ thể.. Mướp đắng được coi như có khả năng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, chữa ho, giảm đau nhức, sát trùng ngoài da, trừ rôm sẩy ở trẻ em. Trong mướp đắng cũng có một hóa chất có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai ở loài chuột. Trên thị trường hiện nay có bán trà khổ qua, được giới thiệu là có thể giúp ngủ ngon, đại tiện dễ dàng, mát gan, bổ mật, giải nhiệt, giải độc trong cơ thể và khi dùng thường xuyên sẽ ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường, sỏi thận, mật.... Actiso Đà Lạt là loại thảo mộc nổi danh ở nước ta. Nổi danh vì khí hậu luôn luôn mát lạnh nơi cao nguyên nhiều nắng khiến cho actiso có năng suất cao. Actisô có nhiều chất dinh dưỡng như các sinh tố C, B, folacin, chất xơ và một vài khoáng chất như sắt, kali. Về phương diện ẩm thực, actisô thường được luộc, hấp cách thủy để ăn hoặc ninh với thịt gà, thịt lợn. Actisô có thể được dùng tươi, để đông lạnh hoặc đóng hộp. Nhiều nghiên cứu cho biết Actisô có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ cholesterol trong máu và đường huyết, kích thích sản xuất mật, giảm đau khớp xương, thông tiểu tiện. Tại vài quốc gia, dung dịch chế biến từ actisô được dùng làm thuốc chích chữa các bệnh về gan. Trà Actisô là thức uống được rất nhiều người ưa dùng. Theo nhiều nhà chuyên môn, actisô không gây tác hại cho cơ thể. Diếp cá hoặc rau Giấp là món ăn ưa thích của bà con miền Nam. Cách đây mấy chục năm, dân cư miền sông Hồng, núi Ngự vào giao lưu với Cửu Long Giang là rất lắc đầu “nhăn mặt” vì vị tanh tanh “lợm giọng” khi ăn phải cọng rau này. Vậy mà bây giờ, Nam Trung Bắc một nhà, nhiều người cũng đều ưa thích diếp cá. Nhưng cái tanh tanh, béo béo của diếp cá lại rất “hiệp nhất” với cái tanh của những miếng cá còn tươi. Phải chăng đây là duyên tiền định với tên “diếp cá”. Trung Quốc gọi diếp cá là “Ngư Tinh Thảo” và tiếng Anh gọi là Fish Mint Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp vùng đất ẩm thấp và cũng được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc trị bệnh. Diếp cá có thể ăn sống hoặc dùng làm gia vị chung với các rau khác trong bữa ăn. Có người hầu như ghiền với diếp cá, thiếu nó như thiếu người tình hơi “bị” cho là chanh chua nhưng dễ thương. Lá diếp cá ăn vào rất mát, có thể làm trĩ hậu môn xẹp xuống. Ngoài ra, diếp cá cũng được y học dân gian tại nhiều quốc gia dùng làm lợi tiểu tiện, hạ cao huyết áp, giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu tại viện y dược Toyama, Nhật Bản, cho hay diếp cá có chất chống oxy hóa rất mạnh quercetin có thể ngăn chặn nhiều loại ung thư và tăng cường tính miễn dịch.. Trong Lĩnh Nam Bản Thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông tóm tắt: “Ngư Tinh Tảo gọi cây rau Giấp Ấm cay, hơi độc, mùi hôi tanh Ung thũng, thoát giang với đầu chốc Đau răng, lỵ ngược chữa mau lành”. Khát khô cả họng trong nắng tháng Bảy của Sài Gòn mà gặp một xe bán Nước Rau Má xanh mát thì cơn khát không những hết đi mà tâm hồn cón thấy sảng khoái. Thực vậy, nghiên cứu tại Ấn Độ cho hay nước chiết rau má không những tăng khả năng trí tuệ của trẻ em có thương số thông minh (IQ) thấp mà còn làm người cao tuổi giảm bớt những quên này quên kia, giúp thị lực bớt nhạt nhòa. Rau má: Nhiều nghiên cứu khác còn gợi ý rằng rau má trị được cả bệnh vẩy nến, vết phỏng, vết thương, viêm khí quản, chống nhiễm trùng, chống độc, giải nhiệt, lợi tiểu. Từ những năm 1960, Giáo sư Bửu Hội đã nghiên cứu tác dụng trị bệnh phong với rau má. Ngày nay, nhiều khoa học gia cho là chất Asiatioside của rau má có tác dụng tương đương với dược phẩm trị phong chính là Dapsone. Rau má có tính lạnh cho nên người tỳ vị hàn, hay đi tiêu chảy, cần cẩn thận khi dùng. Rau Đắng Rau đắng nấu canh với các loại cá, nhúng lẩu hoặc chấm mắm kho là những món ăn tuyệt hảo của bà con miệt đồng. Rau đắng còn có thể nấu với thịt heo bầm nhuyễn, với tép, với tôm… Mới ăn rau có vị khá đắng, chỉ kém có khổ qua, nhưng ăn quen lại thấy ngòn ngọt, nhớ hoài. Rau đắng cũng được dùng trong y học. Theo Giáo sư Đỗ Tất lợi, rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn. Kết luận Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Jean Carpenter phát biểu rằng “Trong thực phẩm có dược phẩm. Thay đổi dinh dưỡng có thể ngăn ngừa và giảm sự trầm trọng của bệnh tật” Đây là lời khuyên khá hữu ích mà chúng ta cũng nên theo. BS Phạm Thị Tuyết Nhung và NGƯT Nguyễn Đức Thuần sưu tầm 18T1/1705 Trung Hoà Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội. Đ.T: 0914.72.76.20 hay 04.625.106.52

Tham vấn, phản biện: Đổi mới tư duy quản lý đô thị
In E-mail
29/12/2011  http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_
Chúng ta đều mong muốn xây dựng Thủ Đô văn minh, sạch đẹp nhưng nhìn vào thực trạng trên địa bàn Thủ Đô, nhiều năm qua còn quá nhiều việc cứ phải làm đi làm lại mà vẫn chưa thành công, phải chăng có vấn đề ý thức người dân kém hay cũng còn có vấn đề về tư duy quản lý chưa đổi mới đáp ứng nhu cầu trong tình hình còn lắm khó khăn tưởng chừng như bất cập, khó quá?
Hãy nhìn bức tranh “tự do, lộn xộn” hầu như khắp nơi trên đường phố Hà Nội ?

+ Cái đập vào mắt mọi người khi đến Thủ đô mà người Hà Nôi vẫn thấy như là quen mắt, rất bình thường nhưng khó thấy ở bất cứ thành phố nào trên thế giới: Sao lại để tự do rao vặt quảng cáo bừa bãi như “bôi nhọ” bộ mặt của một Thủ Đô phấn đấu “thanh lịch, văn minh” “nghìn năm văn hiến” . Phải chăng sốt ruột quá, nhiều lần tốn kém mang quân ngoại lai gọi là “tình nguyện” đi xoá sạch  rồi theo thời gian đâu lại vào đấy?
+ Nếu phải đi tìm số nhà ở đường phố lớn như Láng Hạ sẽ thấy số 31 đủ loại (31, 31A, 31, 31H, 31G, 31B có khi số 9 xen vào rồi lại 35,59.. rồi lại 31 v.v.) kéo dài đến vài trăm mét; nhiều phố khác cũng đánh số nhà lộn xộn như Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, ngay cả Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng  v.v. và v.v.
+ Cái đập vào mắt của người đi bộ trên nhiều tuyến phố không còn lối đi trên vỉa hè, chỗ nào cũng thấy không để xe máy lại có ô tô, lấn chiếm vỉa hè để bầy hàng bán, có đoạn buộc người đi bộ phải đi dưới lòng đường, nhiều đoạn ngay dưới đường giáp vỉa hè cũng xếp hàng nhiều ô tô đậu, đỗ buộc người đi bộ phải vòng ra phía ngoài rất sợ tai nạn giao thông. Khi ùn tắc giao thông cục bộ xe máy còn lao lên vỉa hè làm người đi bộ không dám đi, phải nhường, ngay cả khi sang đường theo đường ưu tiên cho người đi bộ nơi không có đèn xanh đèn đỏ thì người đi bộ phải chờ lâu, nhường xe ô tô, xe máy đi qua.
+ Nhiều nơi còn thấy rác thải đổ lén hoặc đổ tự do như là nơi đổ rác công cộng chưa kể lén tiểu tiện ở góc khuất dễ nhìn thấy mà ngượng cho người buộc phải nhìn.
Tóm lại có 4 mảng bức tranh “tự do lộn xộn” có lẽ chỉ thấy ở thành phố lớn duy nhất đó là ở Thủ Đô Hà Nội, đã qua kỷ niệm trọng thể 1000 năm Thăng Long Hà Nội, 1000 năm Văn Hiến bỏ ra bao nhiêu công sức chấn chỉnh nay đâu lại vào đó cũng như qua nhiều lần kỷ niệm khác.
“Ý thức người dân kém” phải chăng bắt nguồn từ “tư duy quản lý đô thị” chưa “chuẩn xác”, chưa “dựa hẳn vào dân tại chỗ”, lại “nôn nóng làm ào ạt theo phong trào ngoại lai tác động, tốn kém lại không bền vững”:
Thử xem cách làm của tổ dân phố ngõ 72 phố Chính Kinh phường Nhân Chính quận Thanh Xuân Hà Nội, sử dụng sức mạnh của toàn dân tại chỗ cùng quyết tâm cao độ của các cán bộ trong hệ thống chính trị khu dân cư, đồng khởi tổng vệ sinh không phải chỉ sáng thứ bẩy hàng tuần mà là hàng ngày, thường xuyên có tổ chức, tìm mọi cách bảo vệ thành quả lao động của chính mình, giữ bộ mặt đường làng ngõ xóm luôn luôn sạch, ai bôi nhọ lén lút qua đêm, hôm sau lại lo lau chùi ngay và tìm cách bắt người vi phạm, duy trì được 4 năm nay rồi. Đúng là “tư duy quản lý đô thị” đúng bài bản “khó vạn lần dân liệu cũng xong”, sử dụng “sức mạnh của dân tại chỗ cùng làm, cùng bảo vệ thành quả lao động của chính mình”, “lãnh đạo cơ sở, tại chỗ nói là làm, vừa làm vừa vận động, kiểm tra hàng ngày, phát huy sáng tạo của lực lượng tại chỗ để duy trì, bảo vệ, nâng cấp ngày một tốt đẹp hơn” rồi “tự hào mà bảo vệ kết quả đã đạt được”. Bài học cơ bản, đơn giản này ai cũng biết, cũng hiểu nhưng xem ra 4 bức tranh “tự do, lộn xộn” nêu trên lại minh hoạ ta chưa có “tư duy quản lý đô thị” như vậy, phải chăng thiên vào “nôn nóng”, “ào ạt”, “ngoại lai tốn kém cho nhanh”, “chạy theo phong trào hình thức” rồi “buông lỏng quản lý”, “quên sức mạnh tại chỗ”, “làm không triệt để”, “không kiên trì” coi như  “đánh trống bỏ dùi” , hình thành “ý thức đối phó” “chỉ làm nhất thời” và tất yếu theo thời gian “đâu lại vào đấy”  rồi lại “ào ạt ra quân làm lại” đâu có bền vững?
Nên “làm lại” như thế nào trong quản lý đô thị?
Chọn vài việc phổ cập cần làm, kế hoạch tiến độ làm đồng loạt để tiện giáo dục rộng rãi rồi tổ chức mọi nơi đều làm phát huy sức mạnh tại chỗ và đã nói là làm, làm đến cùng, phát huy sáng tạo của cơ sở:
+ Thí dụ nếu muốn xoá sạch quảng cáo rao vặt thì từng khu dân cư, từng tổ dân phố, xóm làng đều vận động, ra quân tại chỗ cùng chấn chỉnh theo bài học đã làm thành công của tổ dân phố ngõ 72 phố Chính Kinh Nhân Chính, coi như dựa hẳn vào dân, cán bộ tại chỗ, lực lượng ngoại lai chủ yếu là đi kiểm tra, góp ý, phát hiện sáng tạo để nhân lên, nghe dân, học dân và hỗ trợ dân điều mà dân cần, khen thưởng các nơi làm tốt, phê bình khiển trách nơi làm kiểu bôi bác, Định kỳ hàng tuần rồi hàng tháng lại đi tổng kiểm tra khen chê để duy trì, nâng yêu cầu nhân dịp lễ Tết nào đó.
+ Thí dụ nếu muốn phân làn giao thông thì nghiên cứu kế hoạch tiến độ rồi vận động đồng khởi thực hiện: cứ ra đường tham gia giao thông thì luôn luôn buộc phải đi theo làn, giả định xe máy, xe đạp phải đi bên trái, ô tô đi bên phải ( để xe đạp xe máy không có điều kiện thuận tiện lao lên vỉa hè còn ô tô, xe buýt dừng đón trả khách thuận tiện không bị xe máy lao vào như  hiện nay vẫn xẩy ra) .Như vậy hình thành ngay ý thức “mỗi  khi tham gia giao thông đều phải đi theo làn ở mọi nơi mọi lúc như việc ngồi trên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm cho thành ý thức thường trực của mỗi người” Trên cơ sở này mới  triển khai vạch lại sơn phân làn, tổ chức hướng dẫn giao thông, tổ chức cho học sinh sinh viên tham gia thực hành hướng dẫn phân làn, tổ chức cho dân phòng, bảo vệ dân phố, các lực lượng tự quản định kỳ ra quân nhắc nhở, chấn chỉnh. Việc thí điểm hẹp như trước đây bị hạn chế kết quả,
nay thay thế bằng luân phiên đi kiểm tra nhắc nhở rồi phạt vi phạm thì hiệu quả sẽ cao hơn.
+ Thí đụ muốn lấy lại một phần vỉa hè cho người đi bộ cũng quy ước 1,5 đến 2 mét ngoài của vỉa hè đều không được để xe, bán hàng, chỉ dành cho người đi bộ ( nơi nào 1,5 mét, nơi nào 2 mét thống nhất, sau đó mới vạch sơn sau cũng được). Tuyên truyền phổ biến rộng rãi, dựa hẳn vào dân tại chỗ, tại khu vực để chấn chỉnh, kiểm tra, trước là nhắc nhở, sau một thời gian sẽ phạt vi phạm. Định kỳ kiểm tra và nâng dần mức phạt. Nếu cần quy định ngay mọi tạm sử dụng vỉa hè đều phải xin phép, thuê, vi phạm coi như phạt vi phạm lấn chiếm không phép ngày một cao.

Tóm lại nếu ta nhận định ý thức người tham gia giao thông hay ý thức người dân lấn chiếm vỉa hè v.v. là kém thì luôn luôn đúng, nhưng để ý thức đó tồn tại, phát triển thì lại do ta tổ chức quản lý chưa tốt, chưa đúng. Hãy nghiêm khắc kiểm điểm người nhận trách nhiệm quản lý đô thị ở các cấp thì mới chấn chỉnh được: cái gì là ý thức phổ biến chưa  đúng thì là do tổ chức quản lý kém, cái gì là ý thức của số nhỏ là do tổ chức quản lý kiểm tra sử phạt chưa nghiêm. Chưa thành công, chưa bền vững là do tổ chức quản lý kém, chưa đúng và thành công là do tổ chức quản lý tốt biết dựa hẳn vào dân, phát huy sức mạnh của dân tại chỗ. Đúng như Bác Hồ dạy: “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Xin góp phần tham vấn, phản biện như trên trong quản lý đô thị hiện nay.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần - quận Thanh Xuân

Cách nghĩ khác về "Hội chợ việc làm" In E-mail
13/12/2011   http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_
Đã nhiều năm nay xuất hiện “hội chợ việc làm” được báo chí ngợi ca nhưng có nên tồn tại “giải pháp tình thế” này mãi không?. Nghiêm khắc mà nói nó là sản phẩm tất yếu của đào tạo nguồn nhân lực tự phát, đại lãng phí, không thực sát nhu cầu thật của xã hội? Có cách nghĩ khác coi như phản biện để tiến tới xoá bỏ nó?
Một dạng nghĩ khác về “Hội chợ việc làm”:
Nhà trường chỉ biết dự đoán đào tạo theo khả năng của mình, theo nguyện vọng cá nhân người học còn học xong làm ở đâu thì không tài nào biết nổi, người học phải tự lo liệu, không lo liệu được thì tất yếu xuất hiện tổ chức “cái chợ” để “bán hàng ế” này cho đơn vị nào có nhu cầu thì “ra chợ việc làm” được tổ chức hàng năm vài phiên mà mua rồi “chê” chất lượng không đáp ứng qua cái tên gọi hấp dẫn “hội chợ việc làm”. Nhìn theo góc độ khác thì “nhà trường đào tạo ra người lao động mà mình có khả năng” chứ không phải “đào tạo ra người lao động mà xã hội thực cần”. Đào tạo như vậy thì luôn luôn thừa và cũng luôn luôn thiếu về chất lượng cũng như số lượng. Thật đại lãng phí cho xã hội và cho các gia đình.
Mặt khác người học đa số cũng chỉ biết “thi vào đâu, chọn trường nào cho dễ ăn” còn sau khi học xong sẽ lo tiếp, nghĩa là khát vọng, ước mơ học tập để cống hiến đúng ngành nghề thì đâu biết nổi. Học xong thì lo chạy việc thậm chí làm việc gì đó cũng được, bí quá lại “tự ra chợ tức hội chợ việc làm” để tìm việc như là đi “bán hàng là bán chính mình” mà thôi.
Rõ ràng nghĩ như vậy thì cần sớm thay thế nó bằng cách khác thôi!?
Làm gì để đào tạo theo nhu cầu thật của xã hội?  
Hãy xem lại thời kỳ “bao cấp” thời kỳ “kinh tế kế hoạch tập trung thống nhất”, việc đào tạo theo “chỉ tiêu kế hoạch” phù hợp với “kế hoạch phát triển kinh tế” đến từng ngành nghề, từng khu vực, thậm chí đến từng xí nghiệp lớn v.v., khi học đã biết học xong sẽ làm ở đâu, làm gì và về cơ bản đào tạo ra bao nhiêu đều dùng hết bấy nhiêu.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, ta lại thả nổi gần như hoàn toàn, mọi người, mọi gia đình, mọi doanh nghiệp cứ tự lo, ngày càng tách rời nhà trường và kêu goi nhà trường phải kết hợp thì quả là khó, và tất yếu tự phát đào tạo diễn ra như hiện nay rồi lại phải mang ra “hội chợ việc làm” để “bán” mà thôi và chất lượng cũng như số lượng không bao giờ đáp ứng. Năm nay còn nhiều trường chỉ tiêu tuyển sinh không sao đạt nổi.
Nên làm lại ra sao? Như thế nào?
Các nơi có nhu cầu, các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế xã hội có nhu cầu phải chăm lo đào tạo cho chính mình, từ đó mà hình thành các chỉ tiêu cụ thể hợp đồng đào tạo với các trường có khả năng đáp ứng rồi trong khi đào tạo nên trở về cơ sở có nhu cầu mà thực hành thực tập, ai học tốt, làm tốt chắc chắn sau đào tạo sẽ được tuyển dụng, việc gì phải lo đi tìm việc, việc gì phải mang ra chợ mà bán, rồi lại bị chê là chất lượng không đảm bảo. Tách rời đào tạo với nơi thực cần sẽ sử dụng là làm sai quy luật đào tạo cần phải tuân thủ mới có chất lượng và người học mới có thêm động cơ phấn đấu học tập rèn luyện tốt ngay khi đang học. Đây là “lý tưởng” “tối ưu” trong đào tạo nguồn nhân lực, khó đấy nhưng buộc phải tìm mọi cách để thực hiện.

Ai làm việc này? Nhà nước phải có cách chỉ đạo thành cơ chế, chế độ, kế hoạch để mọi đơn vị có nhu cầu đào tạo buộc phải vào cuộc, thực sự tham gia vào quá trình đào tạo coi đó là “quốc sách” của chính mình. Trên cơ sở chuyển biến này thì nhà trường sẽ phải chuyển biến theo về mọi mặt để đáp ứng tới mức tối đa, từ đó mà có “cạnh tranh lành mạnh” trong chất lượng đào tạo.
Trong bước chuyền tiếp ban đầu nên làm gì?
Sớm có nghĩa vụ lao động sau đào tạo, mọi học sinh sinh viên sau đào tạo đều được tập hợp bồi dưỡng, huấn luyện thêm để đi phục vụ nghĩa vụ 2-3 năm ( giả thử nam 3 năm, nữ 2 năm) đến bất kỳ nơi đâu có nhu cầu để lao động tự hoàn thiện mình về mọi mặt và để cống hiến khi tuổi còn trẻ, sau nghĩa vụ đều được ưu tiên tuyển dụng kết hợp nhu cầu và nguyện vọng.

Thế hệ đào tạo sau sẽ từng bước đi vào quỹ đạo đào tạo theo hợp đồng nên sau đào tạo đều cơ bản đa số được sử dụng không còn phải mang ra “hội chợ việc làm” để rao bán nữa.
Theo tôi, chừng nào còn theo nếp cũ trong đào tạo dù có cải tiến thì vẫn không thể tiến lên được, vẫn chỉ là cải lùi. Con đường tất yếu buộc phải làm đảo ngược lại đúng quy luật đào tạo theo nhu cầu thật cần của xã hội thành các hợp đồng đào tạo mà các nơi có nhu cầu phải đứng ra do nhà nước chỉ đạo, nhà trường theo đó mà đáp ứng, đổi mới theo. Không còn con đường nào khác.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần-quận Thanh

Mở rộng các hình thức tiếp dân, nghe dân In E-mail
06/12/2011  http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_
Chính quyền của ta là chính quyền của dân, vì dân, mọi khó khăn hiện nay cần bàn với dân, dựa hẳn vào dân vì “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Ta đã có nhiều quy định về tiếp dân nhưng xem ra chưa đủ mức, chưa đủ tầm của thời đại mới. Càng khó khăn lại càng cần tăng cường nghe dân, tiếp dân, đổi mới việc nghe dân để thực sự vì dân.
Cái được và chưa được của việc tiếp xúc cử tri hiện nay:

Việc tiếp xúc cử tri đã thành chế độ cơ chế đi vào nền nếp trước và sau kỳ họp để thông báo cho dân biết việc đã bàn, đã quyết, trả lời ý kiến cử tri và tiếp tục nghe ý kiến mới của cử tri. Đó là cái được rõ nét nhất. Cái chưa được lại chính là tuy tiếp xúc đông, nhưng nghe ý kiến được ít vì mất một thời gian đáng kể nghe báo cáo trả lời, thời gian thực nghe còn ít và chủ yếu nghe đại diện cử tri chuyên nghiệp phát biểu, bị hạn chế về thời gian nên nhiều ý kiến khác của cử tri tự do khó được phát biểu. Đây là cái hạn chế lớn nhất của tiếp xúc cử tri hiện nay, chưa kể đại biểu của dân chỉ nghe, ghi lại rồi kính chuyển mà thôi.


Cái được và chưa được của buổi tiếp dân hàng tuần tại trụ sở tiếp dân:

Cũng như trên, nó đạt được thành nền nếp chế độ tiếp dân hàng tuần hay định kỳ, cái hạn chế là dân phải đến, đăng ký trước và thời gian không chủ động được cho cả 2 bên, chưa nói người tiếp dân thường chỉ nghe là chủ yếu, còn phải chờ đợi trả lời sau, cũng là thường tình vì người được phân công tiếp dân đâu có biết hết.


Nên mở rộng các hình thức tiếp dân, nghe dân, trả lời dân theo hướng nào?


Bên cạnh các hình thức tiếp dân nghe dân nêu trên và trên các báo đài cần tiếp tục phát huy cải tiến, mở rộng với thời lượng và khối lượng nhiều hơn, phong phú hơn vẫn cần thiết.

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay cần thêm 3 hình thức quan trọng như sau:


1. Có bộ phận chuyên trách nhận tin qua đường dây nóng vào giờ hành chính là phổ biến, một số cơ quan cần thiết phải trực ngoài giờ: Việc này giảm đi lại của dân, lại nhận nhanh, kịp thời, cần duy trì và phát triển tại các cấp từ Trung ương đến tỉnh, thành, quận, huyện và phường, xã. Có cơ chế, chế độ ghi chép và chế độ lãnh đạo nghe giao ban tin đường dây nóng, ký đã xem, đã biết và ghi ý kiến, hướng chỉ đạo giải quyết nhanh nhất. Điều này nên làm ngay và có cơ chế, chế độ trả lời dân, cảm ơn dân về nguồn tin đúng.

2. Nhanh chóng công khai hoá các hộp thư điện tử của cán bộ lãnh đạo, có chức có quyền, để có thể nghe dân 24/24 giờ dù mỗi ngày chỉ mở xem 15-20 phút rồi chỉ đạo các bộ phận giúp việc giải quyết, trả lời dân theo quy định:
Trước mắt công khai hoá hộp thư điện tử của cơ quan đơn vị có bộ phận chuyên trách giúp lãnh đạo để lãnh đạo nghe ngay hàng ngày vào giờ giao ban đầu buổi làm việc.
Trong kế hoạch phải bồi dưỡng cán bộ chủ chốt “thanh toán nạn mù vi tính, mù internét” và nâng cao trình độ ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo cải cách hành chính, trong đó có một điểm bắt buộc công khai hoá hộp thư điện tử cá nhân để tiếp dân thuận tiện nhất. Trong buổi tiếp xúc cử tri có đại biểu đề nghị điều này nhưng lãnh đạo quận không trực tiếp tiếp thu mà
lảng tránh là nếu cần cứ gặp trực tiếp. Phải chăng vì chưa nhận thức đúng vai trò của ứng dụng này trong quan hệ với dân thời đại bùng nổ khoa học công nghệ thông tin đang thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống. Càng chậm càng lạc hậu. Ai không làm được, buộc đi học tập trung, nếu không phải thay thế, phải có thêm tiêu chuẩn cán bộ thời hiện đại về lĩnh vực này. (Ở tổ dân phố của tôi đã thí điểm tổ trưởng dân phố quan hệ với gần 70 người dân trong tổ qua hộp thư điện tử rất thuận lợi, được hoan nghênh đi theo hướng hiện đại, nhanh nhất).

3. Để thực sự phát huy vai trò giám sát của MTTQ trong hệ thống chính trị ở khu dân cư, cần thể chế hoá tiếng nói thành văn bản định kỳ và đột xuất của dân qua hội nghị đại diện dân và hệ thống chính trị khu dân cư chọn lọc đưa lên cấp trên; các cấp phải đặc biệt ưu tiên số 1, nghe và xem xét trả lời dân: Điều này ta chưa có cơ chế và chế độ, thể chế hoá quyền giám sát ở cơ sở, ở từng khu dân cư: Văn bản này phải coi là tiếng nói dân nguyện mà các cấp có thẩm quyền phải xem xét, trả lời dân, nếu cần phải yêu cầu các bộ có liên quan trực tiếp đến nghe dân, đối chất với dân, bàn với dân theo khu dân cư. Chỉ có như vậy mới sát dân, không để bức xúc kéo dài. Tốt nhất công khai hộp thư điện tử của các cấp và hệ thống MTTQ các cấp để cơ sở có thể đồng kính gửi, nhận được đều phải trả lời theo quy định có thời hạn tối đa như thế nào tuỳ vấn đề. (MTTQ khu dân cư chúng tôi đã quan hệ với trên 120 người dân, nhiều cán bộ chủ chốt đều qua hộp thư điện tử nên rất thuận tiện và nghe được nhiều ý kiến quý giá, chỉ có điều tôi muốn gửi lên các cấp thì bị hạn chế vì chưa công khai hộp thư điện tử để tiếp dân, đặc biệt ý kiến của đại đa số dân có tổ chức.)

NGƯT. Nguyễn Đức Thuần

Cách chữa bệnh lão thị và cận thị hiệu quả

lananh | 11/10/2011 - 11:27
Những người công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình máy vi tính rất cần biết diệu phương này.
Khi bạn cảm thấy mỏi mắt, nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.
Trên ngón cái của bàn tay có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyệt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt đại không cốt (ở giữa). Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, đại không cốt huyệt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.
Ấn ba huyệt đạo trị mỏi mắt, khó ngủ, ức chế đục thuỷ tinh thể
Thường xuyên gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.
Phương pháp: Kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được. Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.
Thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ ngon. Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi
Theo NGƯT Nguyễn Đức Thuần, BS.Phạm Thị Tuyết Nhung
Người cao tuổi


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét