Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

38. Day ấn huyệt ổn định Tim Mạch


Những huyệt cần day ấn phục vụ ổn định tim mạch
Người nhà tôi ở Đồng Nai bị bệnh tim mạch đã kiên trì tìm các huyệt phục vụ ổn định tim mạch thấy chuyển biến dần, sau một năm thấy tốt và tiếp tục kiên trì tập hàng ngày không phải dùng thuốc như trước nữa.
Ông ta cho tôi biết có 21 huyệt sau:
1.     Huyệt Thiếu Xung: Nằm ở bờ trong ngón út, cách 1 phân sau chân móng tay út. (Đối xứng là Huyệt Thiếu trạch).
2.     Huyệt Trung Xung: Nằm ở đầu ngón giữa, cách đầu móng một phân ( Nằm ở trên ngón áp út , cách góc sau chân móng tay một phân là Huyệt Quan Xung)
3.     Huyệt Thiếu phủ: Nắm ngón tay, ngay đầu ngón út trên lòng bàn tay là Huyệt Thiếu Phủ;
4.     Huyệt Trung Chử: Nằm trên mu bàn tay, đối diện với Huyệt Thiếu Phủ  (Thuận tiện khi đồng thời dùng ngón cái và ngón chỏ đồng thời day ấn 2 huyệt này. Huyệt này ở giữa đầu xương bàn tay ngón út và áp út)
5.     Huyệt Lao Cung: Nắm ngón tay, ngay đầu ngón giữa trên lòng bàn tay là Huyệt Lao cung.
6.     Huyệt Đại Lăng: Nằm ngay mặt trước cánh tay, giữa đường lằn cổ tay, giữa 2 đường gân (chính giữa chỉ cổ tay)
7.     Huyệt Thần Môn: Nằm ở phía ngón út, trên đường nếp lằn ngang cổ tay, phía lòng bàn tay (thẳng đường giữa ngón út và áp út trên lòng bàn tay)
8.     Huyệt Âm Kỵ: Nằm ở giữa huyệt Thần Môn và huyệt Thông Lý trên cùng đường thẳng.
9.     Huyệt Thông Lý: Nằm ở cổ tay dưới Huyệt Thần Môn  một thốn cùng đường thẳng.
10.                        Huyệt Nội Quan: Nằm trên đường thẳng Huyệt Đại Lăng xuống phía cánh tay khoảng 1 thốn rưỡi, trước huyệt Gian Sử nửa thốn.
11.                        Huyệt Khích Môn: Nằm nửa trên cẳng tay, phía sâu kẽ 2 xương cẳng tay.
12.                        Huyệt Khúc Trạch: Nằm ở khuỷu tay  phía trong Huyệt Xích Trạch.
13.                        Huyệt không tên: Ở ngoài tai
14.                        Huyệt không tên: Ở trong tai ( hai huyệt này đối xứng nhau trong vành tai, dùng ngón cái và ngòn trỏ cùng day)
15.                        Huyệt Nhũ Thượng: Ở trên đầu vú.
16.                        Huyệt Nhũ Căn: Ở dưới đầu vú
17.                        Huyệt Đản Trung: Ở giữa ngực.
18.                        Huyệt Cưu Ví: ở xương Mỏ quạ.
19.                        Huyệt Cự Khuyết: ở xương Mỏ quạ.
20.                        Huyệt Hoang Du: Ở hai bên rốn.
21.                        Huyệt Thiên Khu: ở hai bên rốn phía ngoài xa hơn

 
Ghi chú:
1.     Điểm huyệt chữa hôn mê co giật : Huyệt Thiếu Trạch, Thiếu Xung, Quan Xung và Trung Xung (chữa khẩn cấp khi bị trúng gió, cảm nắng, trẻ nhỏ bị hôn mê, ngất hoặc những bệnh về thần kinh khác có thể kích thích vào các huyệt trên, có thể kết hợp huyệt Nhân trung tăng kích thích; khi tỉnh có thể hết hợp huyệt Hợp Cốc. Ấn mạnh rồi lại buông ra, làm liên tục 14 lần, có thể không hạn chế cho đến khi nào tỉnh thì thôi.)
2.     Chữa suy nhược thần kinh: Xoa bóp huyệt Lao cung, huyệt Thông Lý, Huyệt Thần Môn có tác dụng ổn định tinh thần, phòng suy nhược thần kinh, phiền não. Trước khi đi ngủ tăng cường xoa bóp giúp cho ngủ sâu, phòng chứng suy nhược thần kinh. Huyệt Trung chử có tác dụng tăng cường sức khỏe, thường dùng để trị các bệnh tuổi già . Huyệt Cực tuyền, huyệt Trung Chử, huyệt Thông Lý có tác dụng phòng chứng liệt rung Parkinson (Huyệt Thông Lý để phòng trị bệnh ở tay, an dưỡng tinh thần; Huyệt Cực Tuyền ở trung ương dưới nách trong cánh tay có động mạch đập ngay cạnh huyệt có tác dụng phòng chống các bệnh ở vai, cổ tay)
3.     Xoa bóp huyệt Nội Quan phòng bệnh Tảo Tiết (xuất tinh quá sớm): Có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, điều trị thần kinh, phong trị suy nhược thần kinh.
4.     Huyệt Lao cung: làm thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng; kết hợp huyệt Biên lịch (trên huyệt Dương Khê ở giữa 2 gân cơ co duỗi cổ tay, từ huyệt Dương Khê do lên 3 thốn) sẽ có tác dụng phòng trị bệnh Meniere ( tổn thương bệnh lý Tai như mất thăng bằng, chóng mặt, cảm âm kém, ảnh hưởng đến các thao tác vận động ).
5.     Bấm huyệt Khúc Trạch, Thiếu Phủ trị bệnh chậm nhịp soang: Nhịp tim không đều, chậm dẫn đến lượng máu chảy không đủ nên đau đầu, mất ngủ suy nhược dế bị xúc động. Huyệt Khúc Trạch thuộc Thủ Quyết âm tâm bào; Huyệt Thiếu phủ thuộc Thủ thiếu âm tâm kinh có quan hệ mật thiết với nhau để phòng trị bệnh ở tim huyết quản.
6.     Bấm huyệt phòng trị bệnh mạch vành: Chủ yếu huyệt Gian Sử, Huyệt Thông Lý và huyệt Thần môn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét