Thay giá trần bằng đơn giá dịch vụ quản lý vận hành chung cư:
Cần nhưng chưa đủ
Báo kinh tế & Đô Thị
Cập nhật lúc: 06/08/2012-09:21:55 Nguyễn Đức Thuần
Cập nhật lúc: 06/08/2012-09:21:55 Nguyễn Đức Thuần
KTĐT
- Trước đề xuất của UBND TP Hà Nội với Bộ Xây dựng cho phép công bố đơn
giá dịch vụ nhà chung cư thay cho việc ban hành giá trần hoặc khung giá
dịch vụ đã có nhiều ý kiến trao đổi.
Theo
ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như những người dân sống tại các chung
cư, đây là việc làm cần thiết, nhưng chỉ có vậy thì chưa đủ. Hiện tại
các thành phố lớn, có rất nhiều các khu đô thị đã và đang tiếp tục mọc
lên để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, tính chất các
khu chung cư cũng rất đa dạng, có khu đã đưa vào sử dụng từ lâu nhưng
cũng có khu mới hoàn thành. Đó là chưa kể mỗi khu đô thị đều có quy mô,
diện tích riêng với các quy chuẩn khác nhau từ mức bình dân đến cao cấp.
Do đó, xác định giá trần phí dịch vụ chung cư hiện là bài toán khó.
Thực tế đã cho thấy, việc ban hành giá trần dịch vụ chung cư trước đây không sát với thực tế, chỉ mang tính chất tham khảo. Điều này vô tình đã tạo ra mâu thuẫn giữa đơn vị quản lý tòa nhà với cư dân đang sinh sống tại đây. Nhiều vụ việc được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong thời gian qua hầu hết đều phát sinh từ việc đơn vị cung cấp dịch vụ của chủ đầu tư khu nhà muốn áp giá cao, thậm chí cao hơn giá trần nhiều lần nên phát sinh mâu thuẫn, có khi gay gắt. Ngay khu thường được gọi là "cao cấp" Trung Hòa - Nhân Chính thuộc chủ đầu tư Vinaconex, năm 2006 đơn vị quản lý dịch vụ đã đưa thông báo do phí dịch vụ thấp nên phải bù lỗ 5 tỷ đồng. Từ đó, đơn vị này yêu cầu tăng giá trông giữ xe máy từ 20.000 lên 45.000 đồng/xe/tháng đúng như mức quy định của UBND TP Hà Nội. Đồng thời, tăng phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư từ 30.000 đồng lên 100.000 đồng/căn hộ và còn đưa ra lộ trình tăng lên 180.000 đồng/căn hộ để bù đắp chi phí. Trong khi đó, Ban quản trị của dân do chủ đầu tư tổ chức bầu, khi thẩm định dự toán về số tiền bù lỗ gần 5 tỷ đồng đã nhận thấy không có cơ sở nên chỉ đồng ý tăng giá trông giữ xe máy lên 30.000 đồng/xe/tháng (vì đất tầng hầm là sở hữu chung) và phí dịch vụ lên 60.000 đồng/căn hộ. Đề xuất đó không được chủ đầu tư chấp thuận và phát sinh mâu thuẫn. Cuối cùng, chủ đầu tư Vinaconex phải xin thành phố giữ nguyên giá cũ và phải đến năm 2012 mới tiếp tục thỏa thuận với dân đưa ra giá trông giữ xe máy chỉ 30.000 đồng/xe/tháng và giá dịch vụ chỉ 90.000 đồng/căn hộ, rẻ nhất hiện nay. Điều đó chứng tỏ giá mỗi nơi một khác và chỉ có cách công khai dự toán, bàn bạc thống nhất thỏa thuận như Luật Nhà ở đã quy định là giải pháp hợp lý. Không chỉ riêng khu Trung Hòa - Nhân Chính mà đã có rất nhiều khu đô thị trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM cũng đang phát sinh mâu thuẫn xung quanh phí dịch vụ chung cư.
Từ thực tế trên, có thể nói, việc UBND TP lên phương án thay giá trần bằng đơn giá dịch vụ chung cư để đơn vị dịch vụ tính toán công khai bàn bạc với dân sẽ sát với mọi chung cư vốn rất đa dạng là cần thiết và hợp lý. Người dân sống tại các khu chung cư cần được thực sự làm chủ theo Luật Nhà ở đã có hiệu lực từ 1/7/2006, thông qua Ban quản trị do dân bầu ra. Thành phố cần hướng dẫn thành lập Ban quản trị đúng Luật Nhà ở, đủ tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản hoạt động theo luật.
Ban quản trị cũng cần được thanh tra, kiểm tra quy hoạch xây dựng ban đầu, xác định lại các diện tích chung, riêng, các diện tích xây sai... làm cơ sở tính toán giá cả theo đơn giá cho phù hợp với từng loại chung cư.
Mặt khác, để tránh phát sinh mâu thuẫn giữa chủ đầu tư các tòa nhà và của người dân, tốt nhất là hình thành các đơn vị chuyên làm dịch vụ chung cư, từ đó có sự cạnh tranh lành mạnh để dân chọn qua đấu thầu công khai minh bạch. Thực tế nếu ở đâu phí dịch vụ chung cư được công khai minh bạch, ở đó sẽ không nảy sinh những mâu thuẫn.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa báo cáo UBND TP về tình trạng vi phạm trong đầu tư, quản lý, khai thác nhà chung cư. Theo đó, qua kiểm tra 12 dự án chung cư tại Hà Nội, đã phát hiện nhiều trường hợp diện tích sở hữu chung do chủ đầu tư quản lý, kinh doanh chưa được hạch toán công khai, chi phí chưa được bù trừ vào giá dịch vụ. Bên cạnh đó, các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ cho toà nhà chưa công khai (như quảng cáo, khai thác tiện ích chung, thu thêm tiền của các hộ không chính chủ); nội dung hợp đồng mua bán căn hộ mang tính áp đặt của chủ đầu tư... |
Nguyễn Đức Thuần
Bạn đọc viết, bàn và kiểm tra
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT là phù hợp
26/06/2012 06:59
(HNM) -
Từ thực tế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nặng nề, tốn kém,
căng thẳng rồi cuối cùng cũng trên dưới 90-99% tốt nghiệp và vẫn luôn
xuất hiện những hiện tượng "phao", "quay cóp", thậm chí "gian lận có tổ
chức" của nhà trường năm học 2011-2012 và những năm gần đây, đủ để đến
lúc nghiêm túc xem xét có cách làm nào thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp
không thực chất như vậy được không?
Thời trước chúng ta đã quen phải thi tốt nghiệp từ cấp tiểu học, THCS đến THPT. Khi bỏ kỳ thi cấp tiểu học, ta cũng tốn bao nhiêu công sức, thời gian bàn thảo, cuối cùng cũng xong và thấy nó là bình thường, tất yếu, hiệu quả là đỡ tốn kém, không căng thẳng. Đến kỳ thi cấp THCS cũng như vậy và cuối cùng cũng bỏ được. Nay đã đến lúc bàn xét bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tất nhiên mỗi thay đổi đều có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược cũng là chuyện bình thường. Nhưng tôi tin rằng, nếu có cách khác thay thế phù hợp, nhẹ nhàng, bảo đảm được thực chất giáo dục, xã hội sẽ đồng tình.
Đối với việc công nhận học hết cấp THPT, cách thực hiện theo tôi nên giao cho hiệu trưởng nhà trường THPT tự quyết định, tự tổ chức kiểm tra học lực học sinh qua các năm học, qua các học kỳ mà cấp giấy chứng nhận học hết cấp THPT (có phân loại trung bình, khá, giỏi) vì như vậy sẽ sát thực trong nhà trường, khu vực. Lý do là ngay kỳ thi quốc gia nặng nề, tốn kém mà thường trên 95% tốt nghiệp, có trường gần hoặc 100% tốt nghiệp rồi. Hơn nữa, đây cũng chỉ là một chứng chỉ cần thiết để vào học hoặc thi vào các trường công nhân, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Nên dành thời gian cho học sinh tự ôn để thi vào các trường chuyên nghiệp một cách chủ động, nhẹ nhàng, không bị ảnh hưởng bởi áp lực thi cử. Việc này đem lại lợi ích cho nhiều người, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của cho xã hội để làm việc khác bổ ích, thiết thực hơn cho giáo dục.
Tóm lại thực tiễn đã chứng tỏ cần sớm bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng tốn kém, nặng nề. Một thực tế khác cũng cho thấy là trong các trường đào tạo công nhân, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, mọi việc tổ chức xét cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đều do hiệu trưởng nhà trường tổ chức và công nhận cả. Nay trao cho hiệu trưởng trường THPT xét, công nhận và cấp giấy chứng nhận học hết THPT cũng là việc rất bình thường, không có gì vượt quá chức trách, thẩm quyền cả.
Thời trước chúng ta đã quen phải thi tốt nghiệp từ cấp tiểu học, THCS đến THPT. Khi bỏ kỳ thi cấp tiểu học, ta cũng tốn bao nhiêu công sức, thời gian bàn thảo, cuối cùng cũng xong và thấy nó là bình thường, tất yếu, hiệu quả là đỡ tốn kém, không căng thẳng. Đến kỳ thi cấp THCS cũng như vậy và cuối cùng cũng bỏ được. Nay đã đến lúc bàn xét bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tất nhiên mỗi thay đổi đều có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược cũng là chuyện bình thường. Nhưng tôi tin rằng, nếu có cách khác thay thế phù hợp, nhẹ nhàng, bảo đảm được thực chất giáo dục, xã hội sẽ đồng tình.
Đối với việc công nhận học hết cấp THPT, cách thực hiện theo tôi nên giao cho hiệu trưởng nhà trường THPT tự quyết định, tự tổ chức kiểm tra học lực học sinh qua các năm học, qua các học kỳ mà cấp giấy chứng nhận học hết cấp THPT (có phân loại trung bình, khá, giỏi) vì như vậy sẽ sát thực trong nhà trường, khu vực. Lý do là ngay kỳ thi quốc gia nặng nề, tốn kém mà thường trên 95% tốt nghiệp, có trường gần hoặc 100% tốt nghiệp rồi. Hơn nữa, đây cũng chỉ là một chứng chỉ cần thiết để vào học hoặc thi vào các trường công nhân, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Nên dành thời gian cho học sinh tự ôn để thi vào các trường chuyên nghiệp một cách chủ động, nhẹ nhàng, không bị ảnh hưởng bởi áp lực thi cử. Việc này đem lại lợi ích cho nhiều người, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của cho xã hội để làm việc khác bổ ích, thiết thực hơn cho giáo dục.
Tóm lại thực tiễn đã chứng tỏ cần sớm bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng tốn kém, nặng nề. Một thực tế khác cũng cho thấy là trong các trường đào tạo công nhân, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, mọi việc tổ chức xét cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đều do hiệu trưởng nhà trường tổ chức và công nhận cả. Nay trao cho hiệu trưởng trường THPT xét, công nhận và cấp giấy chứng nhận học hết THPT cũng là việc rất bình thường, không có gì vượt quá chức trách, thẩm quyền cả.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
10/05/2012 http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_ | |
Tham nhũng hiện nay ở nước ta đã đến mức độ báo
động, cấp cứu mà Đảng ta đã đặc biệt quan tâm thể hiện đầy đủ trong nghị
quyết 4 khóa XI Trung ương. Nhân dân đa số cho rằng “tự kiểm điểm tham
nhũng, tự kiểm điểm hối lộ” thì khó lắm nếu không “chỉ tận tay, day tận
trán”. Thực ra nó đã tự phát liên kết hình thành “nhóm tham nhũng” để
“kín kẽ hơn”, “bảo vệ lẫn nhau”, có động là tìm cách “đối phó”, “chạy”,
“đe dọa dưới nhiều hình thức”. Nên như thế nào với các “nhóm tham nhũng”
có “vỏ bọc kín” này? Xin bàn và kiến nghị như sau:
“Nhóm tham nhũng” đều có người đứng đầu:
Người đứng đầu đều là những người có chức, đặc biệt có quyền có quan hệ đến: “biết trước thông tin” về “giá cả”, về “quy hoạch đất đai”, về “chạy chức chạy quyền”, về “các hợp đồng có giá trị lớn sẽ triển khai” v.v., từ đó mà có tổ chức “nhóm” chia nhau thực hiện “đi trước đón đầu” nhằm “trục lợi đúng lúc, chớp thời cơ”, làm giầu nhanh chóng, từ đó lại có “điều kiện để liên kết nhóm làm nhiều phi vụ khác”. Thí dụ chỉ cần biết trước sẽ tăng gía đô la, tăng giá vàng dù chỉ một vài ngày cũng đủ tự mang tài sản đã chuẩn bị sẵn thế chấp vay tiền mua gấp, sau khi giá tăng, bán đi trang trải sẽ “vớ quả đậm” rồi các “râu ria của nhóm mở rộng cũng ăn theo” mà các người bảo vệ nhau qua nhiều đợt như vậy. Việc biết trước thông tin về quy hoạch đất đai, các hợp đồng có giá, quy hoạch cán bộ, tuyển chọn cán bộ, kể cả khen thưởng để đánh bóng thành tích tô thêm tín nhiệm cũng vậy thôi. Truy tìm những người đứng đầu “giầu lên nhanh chóng”: 1. Tất cả những người đứng đầu cần công khai minh bạch về tài sản thu nhập: Bổ sung, hoàn thiện quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập cá nhân; kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức. Kiên quyết thu hồi tài sản sau khi có kết luận thanh tra hoặc bản án có hiệu lực. Cần khai tài sản nhà đất của mình đứng tên mua, kể cả đã sang tên cho con cháu, đã bán, cho, mua hộ; số tiền hoặc có giấy tờ có giá trị đã gửi ở ngân hàng v.v.. Khó đấy nhưng sẽ có cách thẩm định sự trung thực để giảm nhẹ mức độ. Từ thực trạng kê khai, sẽ phải kiểm điểm “nguồn gốc” các tài sản, biến động tài sản mà giầu lên nhanh chóng. 2. Dựa vài tai mắt của dân ở các nơi mà người đứng đầu đó đã sống, đã làm việc dù không cư trú để xác minh việc công khai minh bạch tài sản, thu nhập cá nhân xem thế nào? Nhất thiết phải lấy ý kiến nhân dân nơi người cần kiểm điểm đã có thời gian làm chủ các công trình đầu tư nào đó ở đấy tuy không đăng ký thường trú tại nơi đây. 3. Nhất thiết phải có tổ chức thanh tra xác minh việc kê khai có minh bạch, có đúng không? Cần chọn người liêm khiết trung thực, có nghiệp vụ làm công tác thanh tra xác minh, khi cần còn có nhóm thanh tra độc lập xác minh lại kết quả thanh tra, mặt khác cần có chế độ giúp thanh tra viên liêm khiết, thưởng công xứng đáng để tận tâm, khách quan, nghiêm minh. 4. Cần làm sao để bộ máy, cơ quan thanh tra này không bị người đứng đầu chỉ huy làm mất tính chất độc lập, khách quan nhất là khi chính người đứng đầu trực tiếp bị thanh tra. Phải chăng không chịu sự trực tiếp điều khiển của người đứng đầu mà trực thuộc tập thể Quốc hội, tập thể Hội đồng nhân dân các cấp bàn, quyết bỏ phiếu kín. 5. Có hình thức thăm dò dư luận qua mạng, nhắn tin, nhất là người ở cấp trung ương, cấp tỉnh để làm tư liệu tham khảo cho cơ quan thanh tra nghiên cứu, chọn lọc đi sâu thẩm định. Không sợ kẻ xấu lợi dụng, bọn xấu phá hoại vì đa số nhân dân tốt, nói đúng mức độ và còn có cơ quan nghiên cứu xem xét chọn lọc. 6. Những cá nhân người đứng đầu có vấn đề nghi vấn cần xem xét, cần thiết phải có hội nghị mở rộng ở các cơ sở có liên quan đến cán bộ đó để nghe, cán bộ MTTQ khu vực tổng hợp phân loại chính thức phát ngôn tiếng nói của nhân dân cơ sở, các cấp trên phải coi đó là dân nguyện đặc biệt phải xem xét rồi công khai trả lời. Đây chính là phát huy quyền làm chủ tập thể ở cơ sở, quyền giám sát có tổ chức của cả hệ thống chính trị theo từng khu dân cư thông qua ban công tác MTTQ của mình. Công khai minh bạch quá trình thanh tra thẩm định để dân có liên quan biết, giám sát xem cơ quan thanh tra nghiêm minh như thế nào. Qua mỗi bước thanh tra, có kết luận sơ bộ đến đâu nói đúng mức độ đến đó, định kỳ cho dân biết, dân theo dõi, dân tiếp tục giám sát. Điều này cần và rất cần để dư luận hỗ trợ, bảo vệ hoặc tố giác thêm không để oan sai, không để lọt tội. Tóm lại việc tham nhũng đã hình thành tội phạm “nhóm tham nhũng có chức có quyền” nên rất khó tự kiểm điểm, khó chỉ tận tay, day tận trán, nhất thiết phải có những giải pháp đặc biệt, đủ mạnh về số lượng cũng như chất lượng, không bị nhiễu, không bị cản trở và nhất thiết phải dựa hẳn vào dân và tổ chức thanh tra nghiêm minh đủ mạnh, không bị mua chuộc như nhiều “Bao Thanh Thiên với quảng đại Nhân dân” thời đại hiện nay.
7/5/2012. NGƯT Nguyễn Đức Thuần
18T1/1705 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội 0914.72.76.20. Email: ndthuan31@gmail.com
Đón đọc Đại Đoàn Kết số 79 thứ hai ngày 19-3-2012 (18/03/2012)
(Nhấn F5 tiếp tục cập nhật)
Đại Đoàn Kết số 79 thứ hai ngày 19-3-2012 trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những tin, bài chính sau đây:
* Trang tham vấn phản biện số báo ra ngày thứ hai 19-3-2012, có bài của NGƯT Nguyễn Đức Thuần nhan đề "Cơ chế giám sát của hệ thống chính trị ở cơ sở".
Bài viết nêu vấn đề, hiện nay ở khu dân cư có nhiều bức xúc tồn tại quá
dài, gần như vô thời hạn mặc dù đã được phản ánh qua nhiều lần tiếp xúc
cử tri ở nhiều cấp khác nhau và cho rằng một trong những nguyên nhân
của tình trạng đó là do chưa có cơ chế định kỳ bảo đảm quyền của hệ
thống chính trị cơ sở. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp
cơ chế luân phiên người có thẩm quyền các cấp đến với dân việc dựa hẳn
vào dân thông qua hệ thống chính trị ở cơ sở do dân bầu ra. Tác giả nhấn
mạnh, mặc dù những biện pháp nêu trên chưa phải đã đầy đủ song nếu được
thực hiện tốt sẽ góp phần tạo ra một sự chuyển biến trong việc phát huy
vai trò của dân hiểu về xây dựng chính quyền thực sự vìdân.
|
Tham vấn và phản biện: Tầm nhìn giao thông Hà Nội |
19/03/2012 http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_ | |
Tham vấn & phản biện:
Tầm nhìn giao thông Hà Nội, những người đứng đầu cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm để có định hướng sửa sai tích cực nhất. Nghị quyết 4 Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng đảng có nói đến cán bộ có chức có quyền phải “phê bình và tự phê bình” trước, phải làm từ trên trước dưới sau, nghĩa là người đứng đầu phải gương mẫu đi trước. Trong lĩnh vực giao thông, chưa nói đến lãng phí, tham nhũng trong quy hoạch đầu tư và sửa chữa, trước mắt hãy nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm về tầm nhìn giao thông nói chung, Hà nội nói riêng xem có gì sai nên mới để ra ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng kéo dài, đại đại lãng phí về thời gian và vật chất cho toàn xã hội? Xin có vài suy nghĩ tham vấn và phản biện như sau:
Càng ngày càng bộc lộ rõ tầm nhìn về phát triển giao
thông sai, chậm sửa đổi, coi như thả nổi để giao thông cá nhân tự do
tăng tốc quá mức, trong khi đó lại để giao thông công cộng phát triển
chậm hơn, thậm chí chững lại:
Các nước trên thế giới đều quy hoạch phát triển mạnh giao thông công cộng là chính, là chủ lực, ngày càng hấp dẫn, thuận tiện theo nhu cầu phát triển của dân trong đi lại, trên cơ sở này mới khuyến khích chủ yếu đi lại bằng giao thông công cộng, hạn chế tới mức tối đa giao thông cá nhân, thậm chi còn cấm xe cá nhân đi vào nhiều thành phố lớn. Ta đã và đang làm ngược lại trong nhiều năm qua: 1. Buông lỏng quản lý dẫn đến buộc phải tự phát tăng tốc phát triển giao thông cá nhân, không sao kìm hãm nổi nữa: Xe máy đắt tiền, tốn tiền xăng dầu, bảo dưỡng, thay thế, tốn diện tích cất giữ khi chưa dùng đến mà vẫn phải mua sắm vì không còn cách nào khác. Trong khi đó lại thuận tiện cơ động đi lại, đi đến đâu cũng có thể gửi xe, đi gần, đi xa cũng lên xe máy, khi ùn tắc giao thông lại luồn lách dễ, thậm chí còn lao lên vỉa hè, lao vào lối lên xuống xe buýt, nhiều gia đình đã có 2-3 xe máy, bắt đầu ngày càng nhiều người có ô tô. Các khu vực, các cơ quan, các tuyến phố đều tự phát bung ra nhằm đáp ứng nhu cầu gửi xe thuận tiện nhất nên cho phép trông giữ xe rồi không phép vẫn cứ tạm gửi xe làm cho đường ngày khó thông, hè không thoáng. 2. Dịch vụ xe buýt tuy có thời kỳ phát triển, nhưng nhìn chung là chậm phát triển, dịnh vụ xe buýt văn minh an toàn tuy có cải tiến nhưng nhìn chung chưa đáp ứng, chậm đáp ứng, tự nó thúc đẩy tiếp tục tự phát phát triển giao thông cá nhân đến mức độ lúng túng trong chấn chỉnh? Một minh chứng đầu tiên đã quy hoạch xóa sạch tầu điện bánh sắt mà không có cái gì thay thế nổi, trong khi đó thế giới vẫn duy trì cho đa dạng; Xe buýt một thời phát triển nhưng bị kêu là “hung thần đường phố”, vội vàng “đổ tội cho xe buýt gây ùn tác giao thông” nên đã “cải lùi” cho giảm nhiều điểm dừng xe buýt buộc người đi xe buýt phải đi bộ xa hơn, trong khi đó lại cho xe máy tùy ý dừng đỗ khắp mọi nơi, chiếm dụng quá nhiều vỉa hè, đỗ tùy thích và có tổ chức vạch sơn giáp vỉa hè thu hẹp lòng đường: Không ưu tiên, không chiều xe buýt mà lại ngày càng ưu tiên xe cá nhân, quá nuông chiều xe cá nhân, ngược lại với tầm nhìn và quy hoạch phát triển giao thông đô thị nhất là ở Thủ đô nên phải gánh chịu hậu quả ngày một nan giải. Trong khi đó dịch vụ xe buýt văn minh có chút tiến bộ nhưng nhìn chung chưa tốt, chưa hấp dẫn, chưa coi đó là ưu tiên hàng đầu phải chấn chỉnh và tăng tốc phát triển. Tại các khu đô thị mới, khu mở rộng Hà Nội thì xe buýt luôn đi sau nên buộc dân lại phải phát triển và tận dụng xe cá nhân, góp phần tăng tốc xe cá nhân dẫn đến ùn tắc giao thông mở rộng, chấn chỉnh nhiều giải pháp cũng chỉ là nhất thời vì thực chất đã để cho định hướng phát triển giao thông đô thị đi ngược tầm quản lý quy hoạch rồi. Càng chậm càng khó khắc phục, muốn khắc phục phải có tầm nhìn đúng và buộc phải có giải pháp vận động kết hợp “cưỡng bức có lộ trình” giảm nhanh giao thông cá nhân, tăng tốc giao thông công cộng theo hướng hấp dẫn để ngày càng nhiều người “hạ xe máy”, hạn chế xe con, chuyển hẳn sang “chủ yếu đi xe công cộng” lợi hơn nhiều. 3. Buộc phải vận động và cưỡng bức có lộ trình giảm nhanh người tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân và chuyển nhanh có lộ trình tích cực lấy giao thông công cộng hấp dẫn là chủ yếu: Việc cấm trông giữ xe trên đồng loạt nhiều vỉa hè làm cho đường thông hè thoáng là đúng hướng và còn phải làm mạnh, quyết liệt hơn, tạo ra một nếp sống mới cần thiết bình thường như nhiều nước khác, như phố Tràng Tiền vốn đã đi đầu, kiên trì thực hiện từ lâu. Người kêu tuy nhiều trong giai đoạn đầu nhưng những người đó phải tự điều chỉnh vì lợi ích chung, vì bộ mặt của Thủ Đô không thể nhếch nhác kéo dài như thế mãi được. Ta đang lo nơi trông giữ xe thay thế, mở nhanh thêm các bãi xe kể cả bãi xe nhiều tầng tuy cần nhưng khẳng định không bao giờ đáp ứng do hậu quả cho tự phát tăng tốc phát triển giao thông cá nhân và còn tiếp tục tăng nếu không đặc biệt tích cực cùng ưu đãi hấp dẫn ngày càng nhiều người “hạ xe máy” chuyển sang “đi xe buýt” thuận tiện, văn minh hơn: Thí dụ trên các tuyến phố cấm trông giữ xe thì phải có ngay tăng tốc và chất lượng dịch vụ xe buýt thay thế thuận tiện, hấp dẫn như tăng điểm đừng xe buýt thu hẹp phải đi bộ quá xa như hiện nay khi đi xe buýt, có loại xe buýt đi nhanh hơn chỉ dừng ít chỗ hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng người đi xe buýt; khuyến khích kêu gọi rồi buộc công nhân viên chuyển nhanh sang đi xe buýt thuận tiện hơn, rẻ hơn, ưu đãi hơn để giảm nhanh mật độ giao thông tĩnh và làm sao để nếu đi xe máy cũng phải tìm nơi gửi xe từ xa với giá cao hơn hiện nay tủy thời gian gửi và buộc phải đi bộ như người đi xe buýt. Tầm nhìn này, định hướng này phải đi trước một bước dài so với việc lo các bãi trông giữ xe tuy cần. Tóm lại, nói cách khác lộ trình phát triển giao thông công cộng phải hấp dẫn, đi trước một bước dài bên cạnh lộ trình tích cực kìm hãm hạn chế giao thông cá nhân với mức tích cực nhất, luôn luôn là 2 vế đối lập mà vế giao thông công cộng phải luôn chiếm ưu thế, có khi phải lấn át bằng được vế đối lập có lộ trình luôn tiến tới không lùi bước vì lợi ích chung của đa số và bộ mặt đô thị cần phỉa có. Không còn con đường nào khác để “sửa sai” tầm nhìn chưa chuẩn kéo dài trước đây. Xin chân thành tham vấn và phản biện như trên.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần.
18T1/1705 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội 0914.72.76.20. Email: ndthuan31@gmail.com |
Tham vấn và phản biện: Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu sử dụng |
08/03/2012 http://mttqhanoi.org.vn/index.php?option=com_ | |||||||||||||||||||||
Phải chăng đã quá nhiều năm nay ta chủ yếu để đào
tạo nguồn nhân lực theo nguyện vọng người học kết hợp với chỉ tiêu đào
tạo theo ước tính phù hợp với khả năng của nhiều trường, nghĩa là đào
tạo chưa gắn liền với sử dụng, học xong khó kiếm được việc làm nên phải
tự lo, phải đẻ ra cái gọi là “hội chợ việc làm” để hỗ trợ, nghĩa là còn
đại lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực và chưa thực sự đào tạo được
nguồn nhân lực mà xã hội thực cần?. Nên như thế nào? Xin góp phần tham
vấn và phản biện như sau:
Làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực thực cần theo nhu cầu sử dụng?
Trước hết phải nghĩ đến đào tạo theo nhu cầu sử dụng của địa phương, khu vực đang cần và sẽ cần. Muốn thế thì địa phương, khu vực phải làm được dự báo nhu cầu nguồn nhân lực sẽ cần phù hợp với kế hoạch sẽ phát triển kinh tế xã hội. Thời kỳ bao cấp trước đây ta đã làm như vậy nên tuyển sinh, đào tạo nhìn chung là khớp với nhu cầu sử dụng, học xong là biết sẽ được sử dụng ở đâu, ngành nghề gì nên gần như 100% đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo ngành nghề thực cần. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường ta khó và không làm được việc này nữa, coi như chỉ ước lượng, thả nổi, học xong tự lo tìm việc nghĩa là đi theo hướng đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng người học tự lựa chọn, học xong làm gì, làm ở đâu không sao biết nổi. Nên như thế nào? 1. Nhà nước phải cùng với từng địa phương, khu vực làm quy hoạch dự báo phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở dự báo quy hoạch kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sao cho đáp ứng, tận dụng cao nguồn nhân lực tại chỗ cần đào tạo, có thể vùng này chủ yếu tuyển học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp đúng nhu cầu của địa phương thực cần, học xong là sử dụng ngay. Số này sẽ có chế độ khuyến khích khi ra trường có nơi làm việc sẽ học tại chức kiểu vừa học vừa làm đào tạo cán bộ cho địa phương có trình độ cao hơn, trưởng thành từ thực tế đã làm phục vụ địa phương được tốt hơn; cũng có thể tuyển hết học sinh sau trung học phổ thông đào tạo cao đẳng hoặc đại học chuyên nghiệp, nếu trình độ văn hóa còn hạn chế thì bổ túc thêm như kiểu bổ túc công nông trước đây hay dự bị đại học, như vậy là thực đào tạo người địa phương để phục vụ địa phương mình, gắn đào tạo với sử dụng cao nhất. Nếu thiếu thì tuyển tình nguyện nơi khác đến học, học xong phục vụ ở địa phương khu vực này ít nhất là 3-5 năm chẳng hạn. 2. Trong tình hình hiện nay do đào tạo tự do, học xong không có nơi làm việc còn quá nhiều, có thể tuyển tình nguyện viên coi như nghĩa vụ lao động sau đào tạo, được huấn luyện thêm cho phù hợp, sát thực tế khu vực để bổ nhiệm nhằm tận dụng số đã đào tạo phục vụ nơi thực có nhu cầu như đã tuyển phó chủ tịch xã vừa qua là đúng hướng và tích cực nhất, ít nhất cũng có chế độ nghĩa vụ 3-5 năm kiểu thanh niên xung phong thời đại mới có được không? . Số này sau 3-5 năm tình nguyện sẽ được ưu tiên tuyển dụng tại quê hương gốc của mình. Trên cơ sở định hướng mới trên sẽ có những đổi mới đào tạo nguồn nhân lực tích cực hơn: Làm được việc trên sẽ từng bước thay thế cái vẫn gọi, vẫn ngợi ca “hội chợ việc làm” vốn chỉ là giải pháp tình thế, không nên cho tồn tại nữa vì nó đại lãng phí và không chất lượng trong đào tạo. Trên cơ sở định hướng trên sẽ làm thế nào để tất cả các địa phương, các khu vực, các doanh nghiệp chủ động có chế độ, có cơ chế phải làm quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho chính mình, thể hiện giáo dục là quốc sách hàng đầu của chính mình như nhiều nước trên thế giới đã làm, không thể đứng ngoài cuộc đào tạo mà chờ ra hội chợ việc làm ăn sẵn, thậm chí chê bai không chất lượng phải đào tạo lại. Nói cách khác là làm ngược lại quy hoạch kế hoạch đạo tạo vẫn làm hiện nay. Trong quá trình chuyển tiếp này, nghiên cứu nghĩa vụ lao động sau đào tạo hay lập các đội tình nguyện sau đào tạo đi phục vụ bất cư nơi nào có nhu cầu để rèn thanh niên và khỏi lãng phí sau đào tạo. Chính cách đào tạo theo nhu cầu thực của địa phương, theo khu vực này sẽ dẫn đến các trường dễ dàng có các hợp đồng đào tạo mới sát thực tiễn hơn và đổi mới dạy, nghiên cứu khoa học phục vụ các địa phương, làm sống lại 3 kết hợp trong đào tạo nguồn nhân lực. Tóm lại: Chỉ có định hướng đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thực cần sử dụng thì mới không đại lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực như đang diễn ra, thay thế dần cái vẫn làm là “hội chợ việc làm”, lại rèn thanh niên, sử dụng thanh niên tốt nhất và làm cho nhà trường nhanh chóng thực hiện tốt 3 kết hợp, làm cho các doanh nghiệp, các địa phương thực sự coi giáo dục là quốc sách của chính mình trong hành động hàng ngày, không đứng ngoài đào tạo nữa.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
18T1/1705 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội 0914.72.76.20. Email: ndthuan31@gmail.com
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét