Tư liệu
Tự tập luyện
Pháp Luân Công
Theo Sư Phụ
Lý Hồng Chi
Đã giảng, hướng dẫn khắp nơi
Từ 1992 đến 1994
Nguyễn Đức Thuần
Sưu tầm và phổ biến
Nhà Văn hóa khu ĐTM T
Tháng 6/2012
Pháp luân công : Luyện công, tăng cường tu luyện
gồm 5 bài đơn giản, dễ học, vận dụng từ thấp đến cao
Bài 1: Phật triển thiên thủ pháp ( bài
phật mở nghìn tay) : gồm 12 phần
động tác.
Bài 2:Pháp Luân trang pháp (Bài pháp
luân đứng): Gồm 6 phần động tác.
Bài 3:Quán thông lưỡng cực Pháp (Bài
thông suốt 2 cực): 5 phần động
tác.
Bài 4:Pháp Luân châu thiên Pháp ( Bài
Pháp Luân châu thiên): Gồm 4 phần
động tác liên tục.
Bài 5:Thần thông gia trị Pháp (Bài gia
trì thân thông) : Gồm 9 phần động
tác ngồi tập
Sư phụ Lý Hồng Chi ngồi hướng dẫn tập bài 5
Ghi
chú: nhiều người đã tập nhiều môn khác nhưng khi tập môn này đều thấy hay và
chọn môn này thường xuyên luyện tập. Hãy thử luyện tập để biết. Hãy kiên trì
tập đều.Ai có điều kiện thì tập theo file sau:
(trích
dịch từ cuốn Pháp Luân Công)
Bài 1: Phật triển thiên thủ Pháp {bài
Phật mở nghìn tay}
Công
lý :
Cốt
lõi của bài "Phật triển thiên thủ Pháp" là chùng [và] căng, làm trăm
mạch đều thông. Đối với người mới học khí công mà xét, thì thông qua luyện công
[này] có thể đắc khí rất mau; đối với người đã từng luyện công mà xét, thì có
thể mau chóng nâng cao. Bộ công pháp này ngay lập tức yêu cầu trăm mạch đều
thông, để người luyện công đứng ngay tại tầng rất cao mà luyện. Động tác của
công pháp này tương đối đơn giản, bởi vì Đại Đạo là chí giản chí dị {vô cùng
giản dị}; động tác tuy đơn giản, nhưng từ mức nhìn rộng mà xét thì nó khống chế
toàn bộ công pháp những thứ cần luyện xuất được. Khi học luyện công này, thì
cảm giác thấy thân thể phát nhiệt, cảm thụ một cách đặc thù được trường năng
lượng rất mạnh mẽ, bởi vì [nó] triển khai và khơi thông những thông đạo khí của
toàn cơ thể. Mục đích là đả thông những chỗ khí bị tắc nghẽn, thông suốt không
ngăn, điều động khí vận động mạnh nóng bên trong [thân] thể và dưới da, hô hấp
lớn mạnh những năng lượng trong vũ trụ; đồng thời đưa người luyện công nhanh
chóng tiến nhập vào trạng thái ở trong trường năng lượng khí công. Công pháp này
đóng vai trò công pháp luyện cơ sở của Pháp Luân Công; mỗi khi luyện công,
thông thường luyện công pháp này trước tiên; nó là một phương pháp tăng cường
tu luyện.
Quyết
[i]: Thân thần hợp nhất, động tĩnh tuỳ cơ;
Đỉnh thiên độc tôn, thiên thủ Phật lập.
Thế
dự bị : Toàn thân thả lỏng, lỏng
nhưng không oải; bàn chân cách rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên; hai chân
cong một chút, đầu gối và đùi ở trạng thái [hơi] khuỵ; cằm hơi thu vào, lưỡi
chạm hàm trên, hai hàm răng hơi cách nhau chút xíu, môi đóng kín, hai mắt nhắm
khẽ, mang theo [ý] niệm g iữ nét mặt hoà nhã. Trong khi luyện công sẽ cảm giác
bản thân mình rất cao lớn.
Lưỡng
thủ kết-ấn {hai tay ở thế kết-ấn}:
Hai
tạy nâng lên, lòng bàn tay hướng lên trên, hai đầu ngón tay cái tiếp xúc nhẹ
vào nhau, bốn ngón tay kia xếp chồng lên nhau; nam tay trái ở trên, nữ tay phải
ở trên, tạo thành hình bầu dục; đặt ở chỗ bụng dưới; để hai bắp tay hơi hướng
về phía trước, hai cùi trỏ hướng lên, sao cho chỗ nách có khoảng trống (như
hình 1-1).
Di
lặc thân yêu {Di Lặc duỗi lưng}:
Từ
khởi thế là kết-ấn, hay tay kết-ấn nâng lên; thuận theo tay dâng lên, hai chân
cũng dần dần duỗi ra; đến lúc hay tay nâng đến ngang đầu thì kết-ấn dần dần mở
ra, bàn tay dần dần xoay chuyển hướng lên trên; khi lên đến đỉnh đầu, thì lòng
bàn tay hướng lên trên; mười ngón tay (hình 1-2)
Như
Lai quán đỉnh {Như Lai tưới vào đầu}:
Làm tiếp theo động tác trên, hai tay đồng thời xoay bàn tay ra ngoài 140 độ,
hai tay tạo thành "hình cái phễu"; cổ tay lỏng bàn đưa bàn tay xuống
(như hình 1-3). Hay bàn tay xuống đến ngực thì tay cách ngực khoảng 10cm; tiếp
tục vận động hạ xuống đến vị trí bụng dưới (như hình 1-4).
Song
thủ hợp-thập {hai tay ở thế
hợp-thập}: Hai tay ở vị trí bụng dưới, lập tức nâng lên trước ngực làm thế
"hợp-thập" (như hình 1-5). Khi hợp-thập thì ngón tay gắn chặt ngón
tay, chưởng căn gắn chặt chưởng căn, có khoảng trống giữa lòng bàn tay, hai cùi
trỏ hướng lên, hai cánh tay dưới tạo thành một đường thẳng (ngoại trừ thế
"hợp-thập" và "kết-ấn" ra, đều [để bàn tay] ở thế
"liên-hoa chưởng" [iii],
[các động tác khác] dưới đây cũng như thế).
Song long hạ
hải {hai rồng xuống biển}: Từ khởi
thế "hợp-thập", hai tách ra hướng về đằng trước duỗi xuống dưới, hay
tay song song, duỗi thẳng ra, tạo với bắp chân một góc 30 độ (như hình 1-11).
Toàn thân dần dần duỗi căng thẳng ra, đầu dựng [thẳng] lên, chân dẫm xuống
dưới; căng thẳng trong khoảng 2-3 giây, [rồi] toàn thân lập tức thả lỏng; tay
lại thu về, "hợp-thập" trước ngực.
Bồ Tát phù liên {Bồ Tát dìu sen}: Từ khở thế "hợp-thập",
sang hai bên thân thể và nghiêng xuống dưới duỗi ra; khi tay sang hai bên rồi,
thì cánh tay cũng thẳng ra tạo với hai bên phải trái của thân thể góc 30 độ
(như hình 1-12). Lúc này, toàn thân dần dần căng thẳng, ngón tay dụng lực hướng
xuống dưới; sau đó toàn thân lập tức thả lỏng, hai tay thu về hợp thập trước
ngực.
La Hán bối sơn {La Hán vác núi}: Từ khởi thế "hợp-thập",
hai tay tách ra, duỗi về phía sau thân thể, đồng thời lòng bàn tay xoay hướng
về phía sau; khi tay đến bên thân thì dần dần xoay móc cổ tay lên; cổ tay quá
về sau thân thể, cổ tay tạo thành góc 45 độ (như hình 1-13). Toàn thân dần dẫn
duỗi căng thẳng; sau khi tay đến vị trí, thì đầu dựng [thẳng] lên, hai chân đạp
xuống, thân thể rất thẳng; duỗi thẳng trong 2-3 giây; [rồi] toàn thân lập tức
thả lỏng. Lại thu tay về, trở lại "hợp-thập" trước ngực.
Kim cương bài
sơn {Kim Cương đẩy núi}: Từ khởi thế
"hợp-thập", hai tay tách ra, hướng về phía trước [như là] đẩy núi,
ngón tay chỉ lên trên; cánh tay cao bằng vai, khi cánh tay duỗi xong, dùng lực
căng thẳng ra, đầu dựng [thẳng] lên, hai chân dẫm xuống, thân thể thẳng tắp
(như hình 1-14). Căng duỗi trong 2-3 giây, [rồi] toàn thân lập tức thả lỏng,
hai tay thu về "hợp-thập" trước ngực.
Diệp khấu tiểu
phúc {xếp vào bụng dưới}: Từ khởi thế
"hợp-thập", hai tay từ tốn đưa xuống, lòng bàn tay chuyển hướng vào
bụng; khi tay xuống đến chỗ bụng dưới thì hai bàn tay chồng trùng vào nhau, nam
tay trái để trong, nữ tay phải để trong, lòng bàn tay này hướng vào mu bàn tay
kia. Khoảng cách giữa hai tay và khoảng cách giữa tay và bụng dưới là 3cm, thời
gian xếp chồng là 40-100 giây (như hình 1-15). Thu thế: lưỡng thủ kết ấn (1-16).
[i] Quyết: khẩu quyết, nhẩm đọc một lần trước khi tập.
[ii] Chưởng căn: chỗ gốc của bàn tay.
[iii] Liên hoa chưởng - bàn tay sen: tức là bàn tay để xuôi ra với ngón giữa hơi nhíu vào trong một chút, hãy quan sát các hình ảnh thật kỹ.
(trích dịch từ cuốn Pháp Luân Công)
Bài
2: Pháp Luân trang Pháp
{bài Pháp Luân đứng}
{bài Pháp Luân đứng}
Công lý: Công pháp này là bộ công pháp thứ hai của Pháp Luân
Công, [nó] thuộc về tĩnh trang pháp {bài đứng tĩnh}. [Nó] có tất cả bốn động
tác bão luân {ôm bánh xe} tạo thành; các động tác này tương đối đơn điệu; tuy
nhiên mỗi động tác lại yêu cầu luyện trong thời gian rất lâu. Người mới học
trạm trang, khi bắt đầu học sẽ thấy bắp tay rất nặng, rất đau; nhưng khi luyện
xong lại cảm giác thấy thân thể nhẹ nhàng, không có cảm giác [của sự] mệt mỏi
sau khi làm việc. Tuỳ theo thời gian [luyện] nâng lên, và số lần luyện công
tăng lên, thì ở chỗ hai bắp tay sẽ xuất hiện [cảm giác] "Pháp Luân"
đang xoay chuyển. Thường xuyên luyện Pháp Luân trang Pháp có thể làm toàn thân
toàn bộ thông suốt, gia tăng công lực. "Pháp Luân trang Pháp" thuộc
về phương pháp tăng huệ, nâng cao tầng, gia trì thần thông; công tuy đơn giản,
nhưng những thứ luyện ra được rất nhiều, rất toàn diện. Động tác của công pháp
này cần tự nhiên; bản thân mình cần phải biết mình đang luyện công, không được
lắc động; [tuy nhiên] có động chút ít thì bình thường. Công pháp này cũng giống
những công pháp khác của Pháp Luân Công, luyện xong không thu công; bởi vì Pháp
Luân thường chuyển không thể thu dừng; yêu cầu thời gian luyện mỗi động tác là
tuỳ vào người [tập], càng lâu càng tốt.
Quyết: Sinh huệ tăng lực, dung tâm khinh thể; Tự diệu tự
ngộ, Pháp Luân sơ khởi.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, bàn chân
cách rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi chùng xuống, đầu gối và
đùi ở trạng thái hơi khuỵ; cằm dưới hơi thu vào, lưỡi chạm hàm trên, hai hàm
răng hơi cách nhau một chút, môi ngậm kín, hai mắt nhắm khẽ; mang [ý] niệm giữ
nét mặt hoà nhã, lưỡng thủ kết ấn (như hình 2-1).
Đầu tiền bão
luân {ôm bánh xe trước đầu}: Từ khởi
thế kết-ấn, hai tay từ trước bụng từ từ dâng lên, [đồng thời] theo đó mà mở
kết-ấn ra. Đến khi hai tay nâng đến trước đầu, thì lòng bàn tay hướng vào mặt,
cao độ bằng lông mày; mười ngón tay chỉ vào nhau, cự ly của đầu các ngón tay
khoảng 15cm; hai cánh tay ôm [thành] hình tròn, toàn thân thả lỏng (như hình
2-2).
Phúc tiền bão
luân {ôm bánh xe trước bụng}: Hai tay
từ trạng thái "đầu tiền bão luân" từ từ hạ dần xuống, không thay đổi
tư thế, hạ xuống đến vị trí bụng dưới, tay cách bụng dưới khoảng 10cm, hai cùi
trỏ hướng lên, chỗ nách có khoảng trống, lòng bàn tay ngửa lên; mười ngón tay
chỉ vào nhau, khoảng cách giữa các ngón tay khoảng 10cm, hai cánh tay ôm hình
tròn (như hình 2-3).
Đầu đỉnh bão
luân {ôm bánh xe trên đỉnh đầu}: Từ
khởi thế "phúc tiền bão luân", tư thế không đổi, hai tay dần dần nâng
lên đến đỉnh đầu; làm đầu đỉnh bão luân. Mười ngón tay chỉ vào nhau, lòng bàn
tay hướng xuống dưới, khoảng cách các ngón tay là 20-30cm. Hai cánh tay bao
thành hình tròn; vai, bắp tay, cùi trỏ, cổ tay đều hoàn toàn thả lỏng (như hình
2-4).
Lưỡng trắc bão
luân {ôm bánh xe hai bên}: Từ thế
"đầu đỉnh bão luân" hai tay hạ xuống, sang hai bên đầu; lòng bàn tay
hướng vào hai tai; hai vai buông lỏng; cánh tay dưới để dựng đứng; khoảng cách
giữa tay và tai không được gần quá (như hình 2-5).
Diệp khấu tiểu
phúc {xếp vào bụng dưới}: Từ thế
"lưỡng trắc bão luân" hai tay hạ xuống; hạ xuống đến chỗ bụng dưới và
xếp chồng lên nhau (hình 2-6). [Sau đó] thu về thế lưỡng thủ kết ấn.
(trích dịch từ
cuốn Pháp Luân Công)
Bài 3: Quán
thông lưỡng cực Pháp {bài thông suốt hai
cực}
Công lý: Công pháp này là để quán thông khí của vũ trụ với
khí ở trong thân thể; thổ nạp {vào ra} một lượng lớn; cho phép người tu luyện
trong một thời gian ngắn, có thể bài xuất khỏi thân thể những khí bệnh, khí
đen, rồi lấy vào đó một lượng lớn khí vũ trụ, tịnh hoá thân thể; mau chóng đến
được trạng thái "tịnh bạch thể" {thân tịnh trắng}. Ngoài ra công này
trong khi xung quán {tưới mạnh vào} có thể "khai đỉnh", và cũng trong
khi xung quán có thể đả khai đường thông đạo ở dưới chân.
Trước khi luyện
công niệm nghĩ một chút rằng bản thân như hai cái thùng rỗng rất cao lớn, đỉnh
thiên lập địa {đứng ở đất đỉnh chạm trời}, cao lớn không gì sánh được. Khí bên
trong thân thể vận động tuỳ theo tay lên xuống; [khi] xông ra khỏi đỉnh [đầu],
đạt cho đến chỗ cao nhất của vũ trụ; còn khí xông xuống thì từ chân xông xuống,
xông đến tận chỗ thấp nhất của vũ trụ. Sau đó tuỳ theo tay vận động, khí ở hai
cực phản hồi vào trong thân thể, rồi lại phóng xuất ra; đi lại tất cả chín lần.
Vào lần tưới thứ chín, thì tay trái (nữ là tay phải) ở cực trên đợi tay phải
(nữ là tay trái) đi lên. Sau đó hai tay đồng thời thâu hồi quán nhập xuống cực
phía dưới, sau đó lại xung quán hướng lên trên thân thể; lặp lại như thế tất cả
chín lần, và thu hồi về. Sau khi thu hồi, ở bên ngoài chỗ bụng dưới xoay chuyển
Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ {đứng từ trước mặt nhìn vào} xoay chuyển khí ở
phía ngoài hồi về cơ thể; sau đó kết định-ấn; luyện xong thu thế không thu
công.
Quyết: Tịnh hoá bản thể, Pháp khai đỉnh để; Tâm từ ý
mãnh, thông thiên triệt địa.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, bàn chân
cách bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong chùng, đầu gối và đùi ở
trạng thái buông khuỵ chút xíu; cằm dưới hơi thu vào một chút, lưỡi chạm hàm
trên, hai hàm răng hơi hé chút xíu; miệng ngậm kín, mắt nhắm khẽ; mang theo [ý]
niệm khuôn mặt hoà nhã. Lưỡng thủ kết-ấn, [rồi] hợp-thập (như hình 3-1 và 3-2).
Đơn thủ xung
quán {xung quán từng tay}: Từ khởi
thế hợp-thập, làm động tác tay xung lên quán {tưới} xuống, tay thuận theo khí
cơ bên ngoài thân thể mà từ từ chuyển động; khí bên trong cơ thể cùng thuận
theo tay mà chuyển động lên xuống. Nam tay trái lên trước (như hình
3-3), nữ tay phải lên trước. Tay từ chỗ bên
cạnh đầu dần dần xung lên, vượt hết đỉnh đầu, đồng thời tay phải (nữ là tay
trái) cũng từ từ quán hạ xuống. Sau đó luân phiên lặp đi lặp lại (như hình
3-4). Hai lòng bàn tay đều hướng vào thân thể, giữ khoảng cách với thân thể ở
cự ly 10cm. Khi thực hiện, toàn thân cần thả lỏng; [mỗi] tay lên rồi xuống tính
là một lần, xung quán tổng cộng chín lần.
Song thủ xung
quán {xung quán hai tay}: Khi đơn thủ
xung quán đến lần thứ chín, khi để tay trái (nữ là tay phải) ở bên trên, thì
đưa tay kia lên, nghĩa là, hai tay cùng ở vị trí xung lên ở trên (như hình
3-5). Sau đó hai tay đồng thời xung quán xuống dưới (như hình 3-6). Khi lưỡng
thủ xung quán, lòng bàn tay hướng vào thân thể, cách thân thể khoảng 10cm; tay
đưa lên rồi xuống tính là một lần, cộng làm chín lần xung quán.
Song thủ suy
động Pháp Luân {hai tay đẩy Pháp Luân
chuyển động}: Sau khi hoàn thành lần thứ chín, hai tay đã đang ở trên quá đầu,
rồi hạ xuống qua đầu, ngực, cho đến chỗ bụng dưới, hạ liền cho đến chỗ bụng
dưới. Tại chỗ bụng dưới này đẩy chuyển Pháp Luân (như hình 3-7, 3-8, và 3-9). Nam để
tay trái ở trong, nữ để tay phải ở trong. Cự ly giữa hai tay, cự ly giữa tay và
bụng dưới ước lượng là 4cm, thuận theo chiều kim đồng hồ {nhìn từ phía trước
vào} xoay chuyển Pháp Luân bốn lần, để năng lượng bên ngoài thân xoáy hồi vào
trong thân. Khi xoay Pháp Luân hai tay cần phải [chuyển động] trong phạm vi
bụng dưới.
Lưỡng thủ kết
ấn {hai tay kết ấn}: (như hình 3-10).
(trích dịch từ cuốn Pháp Luân Công)
Bài 4: Pháp
Luân châu thiên Pháp
{bài Pháp Luân
châu thiên}
Công lý: Công pháp này làm cho năng lượng trong thân thể con
người lưu động trên một điện rộng; không phải chạy một mạch hay một vài mạch,
mà là toàn diện phía âm thân thể tuần hoàn đến phía dương, rồi lại quay lại
không ngừng; [nó] vượt hơn hẳn các [phương] pháp thông mạch thông thường, hoặc
tiểu châu thiên, đại châu thiên. Công pháp này thuộc về công pháp trung tầng
của Pháp Luân Công. Trên cơ sở ba bộ công pháp bên trên, thông qua việc luyện
công pháp này có thể đả khai rất mau lẹ các mạch khí ở toàn thân (gồm cả đại
châu thiên), do từ trên xuống dưới thông khắp toàn thân. Đặc điểm lớn nhất của
công pháp này là dùng sự xoay chuyển của "Pháp Luân" để chỉnh lại
những trạng thái chưa đúng đắn ở thân thể, đưa thân thể con người - tiểu vũ trụ
- quy về trạng thái sơ thuỷ ban đầu, làm cho các mạch khí toàn thân thông suốt
vô ngại. Khi luyện đến trạng thái này, trong tu luyện tại thế-gian-pháp đã đạt
đến tầng rất cao, người đại căn khí có thể tiến nhập vào tu luyện Đại Pháp. Lúc
ấy, công năng và thần thông đều tăng mạnh. Khi luyện, tay chuyển động thuận
theo khí cơ, động tác cần hoãn-mạn-viên {thong thả - từ tốn - tròn trịa}.
Quyết: Toàn Pháp chí hư, tâm thanh tự ngọc; Phản bổn quy
chân, du du tự khởi.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, bàn chân
cách nhau bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong chùng, đầu gối và
đùi ở trạng thái hơi khuỵ một chút; cằm dưới hơi thu vào, lưỡi chạm hàm trên,
hai hàm răng cách nhau một tí, miệng ngậm kín, hai mắt nhắm khẽ, mang niệm nét
mặt hoà nhã.
Lưỡng thủ kết-ấn,
[xong rồi] hợp-thập (như hình 4-1 và 4-2).
Hai tay vừa tách
khỏi trạng thái "hợp-thập", vừa đưa xuống phía bụng dưới, đồng thời
xoay hai bàn tay để lòng bàn tay hướng vào thân thể. Cựu ly giữa tay và thân
thể khoảng 10cm; qua chỗ bụng dưới rồi duỗi tiếp xuống chỗ trong hai chân,
thuận theo mặt trong chân mà đi xuống, đồng thời cong lưng ngồi xổm xuống (như
hình 4-3). Khi ngón tay gần tiếp mặt đất, thì tay từ đầu chân, sang bên mép
ngoài bàn chân, vòng một vạch đến tận bên ngoài gót chân (như hình 4-4).
Sau đó hai cổ tay
hơi cong một chút , dần dần men theo bên ngoài, đằng sau bắp chân nần dần lên
(hình 4-5).
Vừa nâng hai tay
lên ở đằng lưng, vừa thẳng lưng ra (như hình 4-6).
Trong toàn bộ Pháp
Luân châu thiên Pháp, hai tay không được chạm vào bất kể chỗ nào trên thân thể,
nếu không năng lượng ở trên hai tay sẽ quay trở về thân thể. Khi hai tay đến
chỗ không thể nâng lên được nữa, thì làm một nắm tay rỗng (như hình 4-7). Từ
chỗ nách đưa ra bắt chéo hai tay trước ngực (không có yêu cầu đặc biệt tay nào
trên tay nào dưới, tuỳ theo thói quen, không phân biệt nam nữ) (như hình 4-8).
Buông mở hai nắm tay, hai bàn tay ở trên vai (có cách ra). Kéo sát theo phía
dương (bên ngoài) của cánh tay trên và cánh tay dưới, cho đến chỗ cổ tay, để
hai lòng bàn tay xoay mặt vào nhau, sao cho ngón cái tay bên ngoài xoay chỉ lên
trên, ngón cái tay bên trong xoay chỉ xuống dưới; cự ly hai bàn tay khoảng
3-4cm; lúc này hai tay tạo thành hình chữ "nhất" (như hình 4-9).
Hai bàn tay xoay
như nâng quả cầu, tay ở trong xoay ra ngoài, tay ngoài xoay vào trong. Sau đó
vừa hai tay đẩy dọc theo phía âm (mặt trong) của cánh tay dưới và cánh tay
trên, vừa đưa hai tay qua đầu (như hình 4-10). Hai tay qua đầu xong; hai tay ở
trạng thái chéo nhau; tiếp tục chuyển động về phía xương sống (như hình 4-11).
Hai tay tách khỏi [trạng thái] chéo nhau, ngón tay chỉ xuống dưới và tiếp [nối]
với năng lượng đằng lưng; lại chuyển động hai tay một cách song song vòng qua
đầu đến trước ngực (như hình 4-12).
Như thế là một
[lần] tuần hoàn châu thiên, [thực hiện] tổng cộng chín lần. Hoàn thành chín lần
xong, đưa tay xuống chỗ bụng dưới.
Diệp khấu tiểu
phục (như hình 4-13), [rồi] lưỡng thủ kết ấn (như hình 4-14).
(trích dịch từ cuốn Pháp Luân Công)
Bài 5: Thần thông gia trì
Pháp {bài gia trì thần thông}
Công lý: "Thần thông gia trì Pháp" thuộc về pháp tu
luyện tĩnh công của Pháp Luân Công, là pháp luyện công đa mục đích sử dụng các
"Phật" thủ ấn để chuyển "Pháp Luân" gia trì thần thông (gồm
cả công năng) và công lực. Pháp này thuộc về công Pháp từ trung tầng trở lên,
nguyên là pháp bí luyện {bí mật}. Để đáp ứng yêu cầu của những người [luyện
công] đã có cơ sở nhất định, [tôi] đặc cách truyền xuất công pháp này ra, để
chuyên độ những người có duyên. Công pháp này yêu cầu luyện trong khi bàn toạ,
tốt nhất là song bàn, còn dùng đơn bàn thì cũng tạm khả dĩ [i].
Khi tu luyện thì khí lưu [chuyển] tương đối mạnh, trường năng lượng bên ngoài
tương đối lớn. Động tác thực hành thuận theo khí cơ của Sư phụ [đã cấp]. Khi
khởi thủ {di chuyển tay} thì ý đặt vào động tác, khi gia trì thần thông thì ý
[rỗng] không, tiềm ý thức hơi tí tẹo đặt ở hai bàn tay. Lòng bàn tay có nhiệt,
nặng, có điện tê, cảm giác như có vật. Nhưng không được dụng ý truy cầu, mà tuỳ
kỳ tự nhiên {thuận theo tự nhiên}. Thời gian bàn toạ càng lâu càng tốt, căn cứ
theo công đê nhi định {định lực (?)}, thời gian càng lâu, cường độ càng lớn,
xuất công càng nhanh. Khi luyện công (không nghĩ gì hết, không có ý niệm nào
cả) dần dần nhập tĩnh. Từ trạng thái động công tự tĩnh phi định {tự nó tĩnh
chưa phải là định khi tập động tác} dần dần nhập định. Tuy nhiên chủ ý thức
biết rằng mình đang luyện công.
Quyết: Hữu ý vô ý, ấn tuỳ cơ khởi, Tự không phi không,
động tĩnh như ý.
Lưỡng thủ kết ấn {hai tay kết ấn}: Song bàn đả toạ, toàn thân thả lỏng,
lỏng nhưng không oải, lưng ngay cổ thẳng, cằm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên,
hàm răng hé mở một chút xíu, môi miệng ngậm khít, hai mắt nhắm khẽ, tâm
sinh từ bi, ý nét mặt hoà nhã. Hai tay kết-ấn tại chỗ bụng dưới, dần dần nhập
tĩnh (như hình 5-1).
Thủ ấn chi nhất {thủ ấn thứ nhất}: (khi khởi thủ, ý đặt vào chuyển
động, thuận theo khí cơ của Sư phụ cài mà thực hành, yêu cầu hoãn-mạn-viên).
Hai tay từ trạng thái kết ấn dần dần đưa lên; lên đến trước đầu thì quay bàn
tay hướng lên trên; khi bàn tay hướng hẳn lên trên thì nó cũng đạt đến điểm cao
nhất (như hình 5-2). Tiếp theo tách hai bàn tay, vạch một vòng cung trên đỉnh
đầu, chuyển động sang hai bên, chuyển tiếp cho đến bên biên trước của đầu (như
hình 5-3). Ngay tiếp đó hai tay dần dần hạ xuống, hai cùi trỏ hướng vào trong,
lòng hai bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía trước (như hình 5-4).
Sau đó hai cổ tay vừa duỗi
thẳng ra, vừa bắt chéo trước ngực. Nam tay trái ở ngoài, nữ tay phải ở
ngoài (như hình 5-5). Khi từ bắt chéo nhau chuyển thành chữ "nhất";
đối với tay bên ngoài: cổ tay xoay ra ngoài, vừa hướng lòng bàn tay lên trên,
vạch một hình bán nguyệt lớn, trở thành lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay
chỉ về phía sau, tay có lực nhất định; đối với tay bên trong, sau khi bắt chéo
xong, lòng bàn tay dần dần chuyển hướng xuống dưới, duỗi thẳng ra, tay và cánh
tay xoay sao cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay và cánh tay nghiêng với thân
thể một góc 30 độ (như hình 5-6).
Thủ ấn chi nhị {thủ ấn thứ hai}: Từ thế tay ở hình 5-6, tay trái
(tay ở trên) từ vị trí đó dời đi; tay phải vừa xuay hướng lòng bàn tay vào
trong, vừa đưa lên; động tác giống thủ ấn chi nhất với phải trái giao hoán, vị
trí của tay tương phàn (như hình 5-7).
Thủ ấn chi tam {thủ ấn thứ ba}: Tay phải của nam (nữ là tay trái) cổ
tay vừa duỗi ra, lòng bàn tay vừa hướng vào thân thể, thông qua bắt chéo tay
trước ngực, lòng bàn tay chuyển hướng xuống dưới, đưa nghiêng xuống đến chỗ
trước bụng dưới, cánh tay duỗi ra; tay trái của nam (nữ là tay phải) chuyển
lòng bàn tay hướng vào trong, vừa đi lên, bắt chéo tay xong, vừa xoay bàn tay,
vừa vận động hướng về vai trái (nữ là vai phải), khi tay đến vị trí ấy, lòng
bàn tay hướng lên, ngón tay chỉ về phía trước (như hình 5-8).
Thủ ấn chi tứ {thủ ấn thứ tư}: Là thủ ấn chi tam giao hoán, nam tay
trái (nữ tay phải) chuyển động xoay vào trong; nam tay phải (nữ tay trái)
chuyển động hướng ra ngoài; động tác cũng như thế nhưng giao hoán phải trái với
nhau, thế tay tương phản (như hình 5-9).
Gia trì cầu trạng thần
thông {gia trì thần thông hình cầu}:
Tiếp theo "thủ ấn chi tứ", thì tay trên chuyển vào trong, tay dưới
chuyển ra ngoài; tay phải của nam dần dần dần xoay, lòng bàn tay hướng vào ngực
di chuyển xuống. Tay trái của nam (tay phải
của nữ) nâng lên, khi hai cánh tay đạt đến hình chữ nhất ở trước ngực (như hình
5-10), thì hai tay vừa tách sang hai bên (như hình 5-11), vừa xoay chuyển lòng
bàn tay xuống dưới. Khi tay đạt đến chỗ bên ngoài biên đầu gối thì độ cao của
bàn tay ở ngang lưng, cánh tay dưới và cổ tay cao bằng nhau, hai cánh tay thả
lỏng (như hình 5-12). Tư thế này lấy những thần thông ra hai tay để gia trì,
lấy những thần thông hình cầu. Khi gia trì thần thông, bàn tay có nhiệt, nặng,
điện tê, cảm giác như có vật. Tuy nhiên không được dụng ý truy cầu, phải tuỳ kỳ
tự nhiên. Hình [thế] này làm càng lâu càng tốt, làm đến lúc không kiên trì được
mới thôi.
Gia trì trụ trạng thần
thông {gia trì thần thông hình trụ}:
Tiếp theo hình [thế] trên; tay phải (nữ là tay trái) vừa chuyển với lòng bàn
tay hướng lên trên, vừa đưa về phía chỗ bụng dưới, đến vị trí đó rồi, đặt bàn
tay vào vị trí ấy với lòng bàn tay hướng lên trên; trong khi tay phải thực hiện
động tác, thì tay trái (nữ là tay phải) vừa đưa lên trên, vừa chuyển động đến
chỗ dưới cằm, lòng bàn tay hướng xuống dưới, bàn tay cao bằng mép dưới cằm, tay
và cánh tay trên để ngang. Đến lúc này, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, định
lại ở hình [thế] này (như hình 5-13); đây là gia trì thần thông hình trụ, ví dụ
như loại chưởng thủ lôi {lôi đánh bằng tay}. Thực hiện đến lúc tự bản thân mình
không thể kiên trì hơn được.
Sau đó tay trên vẽ một vòng
bán nguyệt ở phía trước, chuyển đến vị trí chỗ bụng dưới; đồng thời tay dưới
nâng lên, và xoay lòng bàn tay hướng xuống dưới, đưa đến vị trí dưới cằm (như
hình 5-14), cánh tay cao bằng vai, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Đây cũng là
gia trì thần thông hình trụ, chỉ khác là thế tay tương phản. Thực hiện lâu đến
mức cánh tay không kiên trì được nữa thì mới thôi.
Tĩnh công tu luyện {tu luyện tĩnh công}: Tiếp theo hình [thế] trên, tay
trên vạch một hình bán nguyệt phía trước, và đặt vào chỗ bụng dưới, hai tay vào
trạng thái lưỡng thủ kết-ấn (như hình 5-15); nhập tĩnh công tu luyện. Nhập
định, thời gian càng lâu càng tốt.
Thu thế: Hai tay "hợp-thập" (như hình 5-16), xuất
định, ra khỏi trạng thái song bàn.
Chú thích của người dịch
[i] Bàn toạ: ngồi xếp
bằng thế hoa sen, cũng gọi là kiết-già. Đơn bàn: ngồi thế bán-già, chân
trái đặt trên chân phải, với bàn chân trái đặt ngửa trên đùi chân phải (nữ thì
ngược lại, chân phải ở trên). Toàn bàn hoặc song bàn: ngồi thế
kiết già đầy đủ; từ thế đơn bàn, lấy chân phải đặt tiếp lên chân trái (kéo qua
mé ngoài chứ không phải từ trong), tức là chân phải ở trên (nữ làm ngược lại,
chân trái ở trên); như vậy hai bàn chân đặt ngửa trên hai đùi (xem kỹ hình
chụp).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét