Thư tâm huyết tham vấn và phản
biện kiến nghị với lãnh đạo Quận, Phường ta:
Đổi mới tổ chức quản lý chỉ đạo của
Quận, Phường?
Là nhà giáo về hưu gần 20 năm,
đảng viên gần 55 tuổi Đảng, liên tục tham gia công tác ở cơ sở, hưởng ứng mọi
công việc của cấp trên đề ra, có một cách nhìn thấu hiểu từ cơ sở xin có bức
thư tâm huyết chân thành để các đ/c có trách nhiệm trước Đảng, Nhà Nước, trước
Nhân dân tham khảo suy ngẫm để đổi mới tổ chức quản lý Quận, Phường ta được
hiệu quả sát dân và đỡ vất vả chạy theo công việc không bao giờ hết.
Bên cạnh những cái làm tốt đã tổng kết,
sơ kết định kỳ, hàng năm, cần dành thời gian đủ mức, nhiều hơn, cần thiết hơn
nhìn thẳng vào những cái yếu kém, tồn tại kéo dài trong bộ máy, trong dân để mổ
sẻ, cải tiến, đổi mới cơ bản có được không?
Thí
dụ: 1.Ứng
dụng công nghệ thông tin, một khoa học siêu tiên tiến của thời đại không ngừng
bùng phát mà càng chậm đi vào mũi nhọn này sẽ càng tụt hậu, càng vất vả ?
Chừng nào còn chờ cấp trên thúc ép làm, chừng nào còn nhận thức “chưa có điều kiện”
để né tránh, coi như “bảo thủ nghiêm trọng” của thời đại. Nếu Bác Hồ còn sống,
chắc chắn Bác sẽ phát động từ lâu rồi : “diệt giặc đói thời hiện đại”, “diệt
giặc dốt thời hiện đại” và “diệt giặc nội ngoại xâm thời hiện đại”. Hãy tự kiểm
điểm “cái giặc dốt thời hiện đại” nó hỗ trợ và quyết định việc “diệt giặc đói
thời hiện đại” và cả “diệt giặc nội ngoại xâm thời hiện đại” trong đó có “giặc
nội xâm” đã đến mức nghiêm trọng không phải là số ít nữa.?
+ Nếu
chưa có điều kiện thì phải chủ động tiến công tạo ra điều kiện chứ: Trang thiết
bị nối mạng ư? Tiền trong tay mình, trong dân, trong tiết kiệm chi tiêu khoản
khác v.v., nhận thức đúng tầm, đúng nó là mũi đột phá thì thế nào cũng sẽ có
ngay?
+ Nếu
dốt, chưa biết mà thấy cần, thấy xấu hổ, thấy lạc hậu thì sẽ tìm mọi cách mà
học, tổ chức học cán bộ trẻ, tuyển chọn cán bộ trẻ có năng lực trình độ cao về
vấn đề này để giúp mình, để mình học nó?
+ Nếu
thấy có nhiều người dốt về vấn đề này thì tổ chức học bồi dưỡng cấp tốc, tổ
chức học kiểu “bổ túc văn hóa tuần 2 buổi như trước đây”
+ Thực
tế trong nhân dân đã có sẵn, khá phong phú mà ta chưa biết khai thác:
Con cháu đã phổ cập vi tính, nối mạng rồi, bản thân tôi năm 69 tuổi (năm 2000) đã
mời cháu nội học cấp 1 đến hướng dẫn Ông sử dụng máy vi tính rồi tự học tiếp;
tổ dân phố tôi ban đầu chỉ có vài người quan hệ với tổ trưởng dân phố qua hộp
thư điện tử, tôi lại chọn tổ phó là thày dạy vi tính hỗ trợ, qua gần 8 năm, đến
nay đã có gần 120 người trong tổ quan hệ với tổ trưởng dân phố qua mạng, qua
hộp thư điện tử rất thuận lợi; Trong khu dân cư tôi cũng có quá trình vận động
từ 2-3 cán bộ, nay đã có 20/27 cán bộ trong hệ thống chính trị quan hệ với
trưởng ban công tác MTTQ khu dân cư qua hộp thư điện tử; đối với đảng viên nhất
là đảng viên sinh hoạt 2 chiều tôi cũng đã quan hệ với 200 người qua hộp thư
điện tử. Đối với phường Nhân Chính tôi cũng có quá trình vận động quan hệ được
với nhiều bộ phận qua hộp thư điện tử như Quân sự, Thương binh xã hội và trẻ
em, Thông tin văn hóa, văn phòng đảng ủy, văn phòng ủy ban, cựu chiến binh, bộ
phận tư pháp, một phó chủ tịch, một cán bộ đang làm thuế nhà trọ, một cán bộ kế
toán đồng thời là đại biểu hội đồng nhân dân thuộc khu dân cư chúng tôi v.v. Như
vậy là tiềm ẩn trong khu dân cư cũng như ở UBND phường Nhân Chính đã có sẵn, chưa
nói nếu chủ động khai thác sẽ còn rất nhiều.
Nhà
nước đã có lệnh bắt buộc phải làm vấn đề này:
Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị số
15/CT-TTg tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà
nước. Theo đó, các cơ quan nhà nước từ cấp đơn vị trực thuộc tại các bộ, từ cấp
sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương trở lên phải sử dụng hệ thống
thư điện tử để trao đổi các loại văn bản trong nội bộ mỗi cơ quan.Nếu đã được trang bị hệ thống quản
lý văn bản và điều hành phải sử dụng hệ thống này để trao đổi các thông tin chỉ
đạo, điều hành của lãnh đạo; lịch công tác; các chương trình, kế hoạch; công
văn; từng bước ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã, phường tại các địa phương. Ðồng thời, triển
khai việc số hóa các văn bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ việc tra cứu, tìm
kiếm và xử lý thông tin của cán bộ, công chức, viên chức qua mạng.(trích nhân
dân điện từ 24/5/2012) Chính phủ đã quyết
định từ 1/6/2012 không được dùng công văn giấy tờ qua bưu điện nữa, buộc phải
qua hộp thư điện tử ở các cấp, khuyến khích tới cấp phường xã mà nhiều nơi đã
làm. 26/6
Phó Thủ tướng Nguyên Thiện Nhân: Đề nghị người đứng đầu các ngành, các địa
phương tạo mọi điều kiện ứng dụng CNTT trong phát triển; từng bước xây
dựng hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, thực hành CNTT, chuẩn hóa năng lực cán bộ
lãnh đạo các cấp về CNTT; khuyến khích phát triển các đơn vị, tổ chức tư vấn
CNTT; các bộ, ngành có kinh phí đầu tư ứng dụng CNTT; tôn vinh những cá nhân,
tổ chức ứng dụng tốt CNTT…
Thí
dụ: 2.Việc
dẹp chợ ở khu N, khu tái định cư: Quận hạ lệnh phải dẹp vì nhiều lý do;
Phường bảo phải chấp hành, nhưng 8 năm nay đâu có dẹp được, chỉ gây mất lòng
tin, thực chất là không lắng nghe dân vì “khó vạn lần dân liệu cũng xong” chưa
nói “bao nhiêu lợi ích đều vì dân” và “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Hãy
lắng nghe dân, để dân bàn, dân tổ chức và các cấp tạo điều kiện hỗ trợ vì dân
sinh.
Thí
dụ 3.Những
tồn tại xây dựng sai quy hoạch có hại cho dân cũng như quyền của dân theo luật
nhà ở tại khu “cao cấp” Trung Hòa Nhân Chính nói mãi, kêu nhiều, chẳng ai giải
quyết: Phường, Quận hãy nghe dân, bàn với dân, kéo cấp có thẩm quyền
buộc phía trên nữa đến giải quyết như đã làm với việc phải có nhà văn hóa rất
thành công. Việc khác thì sao? Còn nhiều
vấn đề khác mà tôi chứng kiến về cải cách thủ tục hành chính khi nhập hộ khẩu
cho con, về xóa sạch quảng cáo rao vặt đã có điển hình tổ dân phố ngõ 72 phố
chính Kinh không nhân lên được, về phường Khương Mai bước đầu xây dựng phường
điện tử đâu có được chỉ đạo hỗ trợ nhân lên; việc lịch sinh hoạt hội họp còn bị
động với quận phường? nhiều hướng dẫn thủ tục đăng ký gia đình văn hóa hình
thức mất thì giờ v.v. và v.v. Rất cần lắng nghe để cải cách, đi vào thực chất,
thực sự vì dân, tôn trọng dân.
Tóm
lại cái lớn nhất phải là kiến nghị tâm huyết số 1 nêu trên, có nó sẽ có nhiều
cái khác. Xin chuyển mạnh, coi đó là mũi đột phá của các mũi đột phá phải làm
ngay, càng chậm càng lạc hậu. Chân thành tham vấn và phản biện kiến nghị với
các đ/c có trách nhiệm lãnh đạo Quận Phường. Xin trân trọng cám ơn đã đọc.
17/7/2012 NGƯT
Nguyễn Đức Thuần
18T1/1705 Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội
Đ.T: 0914.72.76.20. Email: ndthuan31@gmail.com
Ghi chú vì không biết họp thư
điện tử của các đ/c lãnh đạo, nhờ:
Đ/c Xuân chuyển giúp cho đ/c Bí
thư quận ủy, đ/c Chủ tịch UBND quận, đ/c Chủ tịch HĐND quận, đ/c Chủ tịch MTTQ
quận. Cám ơn
Đại biểu Ngọc chuyển cho Chủ
tịch và bí thư đảng ủy phường. Cám ơn
Tôi nhiệt tình, tâm huyết với ứng dụng
CNTT nên sốt ruột đề nghị trên, xin được thông cảm với đề nghị này vì tiềm năng
của ta có nhiều mà chậm triển khai, chậm khởi động.
Tư liệu minh họa thực tế đang diễn ra ở khắp nơi không thể chậm trễ mãi được:
“Chưa có điều kiện hay chưa nhận thức đúng, chưa chọn
người đúng, chưa tiến công làm thử từng bước mở rộng làm chậm bước tiến xã hội
là trách nhiệm của người đứng đầu? Hãy tìm hiểu, hãy học các điển hình ban đầu,
học các nơi đã làm để tạo điều kiện nhân lên trong Quận ta, phường ta? Càng
chậm càng lạc hậu! Hãy có tầm nhìn xa và kịp thời hành động”
Nguyễn Đức Thuần kiến nghị tâm huyết
Cổng thông tin điện tử cấp phường sẽ thay... loa
phường
Giao diện trang
thông tin điện tử phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. (Ảnh chụp
màn hình).
|
Một cổng thông tin điện tử cấp phường để cung cấp
thông tin cho 20.000 dân cư trong phường, những phần mềm "cây nhà lá
vườn" để đơn giản hóa công việc hàng ngày của cán bộ nhân viên... là những
điểm sáng thú vị trên con đường nỗ lực ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện
tử từ cấp cơ sở.
Đó
là phường Khương Mai - khu phố nhỏ nằm trên các con đường mang tên những vị
tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, với dân cư chủ yếu là giới
trí thức, cán bộ quân đội nghỉ hưu. Đến thăm khu dân cư này, người ta có thể dễ
dàng bắt gặp những dòng chữ được chèn thêm "đầy tính quảng cáo" bên
dưới mỗi bảng thông báo, giấy mời họp, panô, áp phích nội bộ...: "Trang
thông tin điện tử Phường Khương Mai,http://www.phuongkhuongmai.gov.vn/,Email:mailto:ubnd@phuongkhuongmai.gov.vn/
khuongmaihn@gmail.com Điện thoại: 04.5665135".Website cũng là sân chơi...
"Chúng tôi quảng bá như vậy để làm tăng sự quan tâm của người dân với
website phường, để khơi dậy tinh thần hoạt động ở các tổ dân phố, tạo thành một
sân chơi bổ ích cho người dân", anh Phạm Văn Hiện, Chủ tịch UBND phường
Khương Mai cho biết.Trên sân chơi ấy có Câu lạc bộ Thơ với thành viên chủ yếu
là những người cao tuổi, các cựu chiến binh "nhà thơ hưu trí", sinh
hoạt sôi nổi cả trên web ảo và đời thực, đều đặn cho ra đời những tác phẩm thơ
mới; có diễn đàn Tổ dân phố được quản trị bởi các bác Tổ trưởng nhiệt tình. Vào
trang web này, những cư dân của phường Khương Mai cũng có thể thấy ngay các
hình ảnh quen thuộc của đường phố ngõ xóm của mình trên các bản tin Phường được
viết khá chau chuốt và những bức ảnh chụp kỹ thuật số rõ nét, chẳng hạn: trận
lụt lịch sử của Hà Nội khiến 2 tổ dân phố của phường phải chèo thuyền, nước
sạch về với dân lụt, các hoạt động sôi nổi của Đảng, Chính quyền, MTTQ và các
Đoàn thể chính trị xã hội trong phường....Gọi website này là sân chơi để thấy
những nét hấp dẫn khác biệt trên một trang thông tin chính thức của chính quyền
phường, nơi mà những thông tin cần thiết cho sự nghiệp cải cách hành chính phải
có. 51 thủ tục hành chính chia thành 4 lĩnh vực: Khiếu nại -tố cáo, Kinh tế,
Giáo dục đào tạo và Thương binh xã hội được đăng tải đầy đủ để người dân dễ
dàng tra cứu khi cần. Các form mẫu, số điện thoại cơ quan chức năng cũng sẵn
sàng để người dân phản hồi ý kiến.Trò chuyện với VietNamNet, bác Nguyễn Ngọc
Minh, cán bộ hưu trí ở ngõ 192, phố Lê Trọng Tấn cho biết rất vui khi thấy
phường mình có một trang web phong phú như vậy. Từ khi nghỉ hưu, bác Minh làm
bạn nhiều hơn với máy tính và sử dụng Internet khá thành thạo, thường xuyên đọc
báo mạng và thích thú với tính năng tìm kiếm Google. Bác Minh nhận xét về
website của phường mình: So với website ở cấp phường thì phường Khương Mai là
số 1, thậm chí rất nhiều trang web của quận và tỉnh cũng không phong phú bằng.
Trang web này có giao diện dễ nhìn, hạng mục phong phú, thông tin đầy đủ và gần
gũi với người dân. "Tôi thấy, mục Lịch sử nguồn gốc tên đường phố rất có ý
nghĩa, đặc biệt với các bạn trẻ. Có khi các cháu đi lại sinh sống hàng ngày
trên những con đường gần nhà mình mà không biết những danh nhân đường phố đó là
ai, hoặc những thông tin đầy đủ về bộ máy lãnh đạo phường và tên tuổi của các
cán bộ chuyên trách khiến người dân chúng tôi có cảm giác đang sống ở một địa
phương minh bạch, đàng hoàng".
Mong muốn ứng dụng CNTT để đơn giản hóa công việc Gặp gỡ với vị Chủ tịch phường trẻ tuổi Phạm Văn Hiện và nghe anh khiêm nhường giới thiệu về website của phường mình: từ cách cuộn chuột, sử dụng máy tính đến cách tổ chức thiết kế website và những sáng kiến nhỏ về "một sân chơi web phường", PV VietNamNet đã không khỏi ngạc nhiên về trình độ CNTT của một người làm công tác quản lý ở chính quyền địa phương. Mang thắc mắc này hỏi anh, mới biết, anh đã hoàn thành bằng 2 chuyên ngành CNTT Trường Đại học Bách khoa HN. "Làm công tác phường mà anh lại chọn học CNTT"?, anh Hiện nhỏ nhẹ: "Làm bất cứ việc gì mà đưa CNTT vào cũng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn". Và anh bắt đầu nói về những mong muốn viết được phần mềm này, đưa được quy trình kia vào những công việc hàng ngày của phường mình, "để anh em làm việc bớt vất vả, để lưu trữ, để các cấp lãnh đạo dễ dàng tìm kiếm, kiểm tra khi cần...." Xây dựng website của phường và vận hành nó là do anh Hiện cùng nhóm bạn làm nghề CNTT nhiệt tình hỗ trợ, cộng tác. Phường hiện chỉ có kinh phí để mua tên miền và duy trì hosting. Anh Hiện cùng nhóm bạn đã vừa hoàn thành phần mềm thu thuế nhà đất, để đưa vào ứng dụng trong công tác thu thuế nhà đất từ tháng 4/2009, với khoảng 4.500 hộ dân nộp thuế nhà đất trong phường. Anh Hiện ước tính, nếu phần mềm này đưa vào sử dụng sẽ giảm khoảng 2/3 lượng công việc và thời gian cho cán bộ nhân viên của Phường, lại đảm bảo tính chính xác, không sót hộ, không mất mát, và xuất ra được những bản báo cáo chuẩn xác cho cơ quan thuế và cấp quận. Không chỉ "CNTT hóa" việc thu thuế nhà đất, vị Chủ tịch phường trẻ tuổi còn đang ấp ủ đưa ra chương trình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đất đai của phường, bao gồm việc ráp rối, tích hợp toàn bộ thông tin của mỗi thửa đất: sổ đỏ, nguồn gốc đất, hiện trạng nhà, chủ sở hữu, hình dáng ngôi nhà, tình trạng tranh chấp...rồi mở rộng ra cả việc quản lý vỉa hè, cây xanh, thoát nước... Chương trình này anh dự tính viết bằng PHP, có tích hợp khả năng tìm kiếm. Anh Hiện bật mí: chương trình này cũng là đề tài tốt nghiệp chuyên ngành quản lý đất đai của anh. Anh Hiện cho biết, phường Khương Mai có một đội cộng tác viên, gồm các cán bộ hưu trí tại các Tổ dân phố và một số cán bộ công chức của phường. Đặc biệt, phường Khương Mai có Hội Khoa học kỹ thuật, hội cơ sở duy nhất của Thành phố, ở đó có nhiều bác đã từng tham gia nghiên cứu khoa học, rất say mê tham gia, cộng tác để xây dựng, cập nhật phát triển trang thông tin điện tử của Phường. Anh Hiện sẽ là người quản trị cuối cùng. Anh cười: "Nhiều hôm cũng say mê quá, quên cả về nhà". Chủ tịch phường Khương Mai đặc biệt bày tỏ mong muốn được sử dụng chương trình phần mềm quản lý Đảng viên. Anh cho rằng, quản lý tốt công tác đảng viên là phần việc quan trọng giúp chính quyền phường có những chính sách, chỉ đạo, điều hành phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Phường Khương Mai có 1.300 đảng viên sinh hoạt chính thức và 3.000 đảng viên sinh hoạt hai chiều, và chính quyền Phường là nơi gần dân nhất, sẽ cập nhật những biến động từ cơ sở. Một phần mềm quản lý sẽ giúp ích và làm tăng hiệu quả lớn cho công việc này. Trong khi đó, chương trình phần mềm quản lý Đảng viên chính là một trong những kết quả có được từ Đề án 112, và hiện phần mềm này đang được sử dụng rộng rãi ở cấp quận và tỉnh, thành. "Sử dụng phần mềm còn giúp chúng tôi chuẩn hóa công tác cán bộ, để anh em cọ sát và nâng cao trình độ hơn", Chủ tịch Phường Khương Mai bày tỏ.
Mong ước được sử dụng phần mềm và những nỗ lực ứng dụng CNTT dù chỉ là sơ khai như tại Phường Khương Mai là rất đáng khích lệ. Nếu mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều nhận ra được sức hấp dẫn và hiệu quả của CNTT trong quản lý công việc thì công cuộc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính nhà nước sẽ bớt đi những khó khăn, lầm lẫn và tốn kém. Nếu mỗi cán bộ, người dân đều có ý thức hiện đại hóa đất nước mình bằng việc tiếp thu, tìm tòi sáng tạo, hội nhập thì con đường xây dựng chính phủ điện tử sẽ bớt chông gai hơn mọi lời lo ngại.
theo VietNamNet
Mong muốn ứng dụng CNTT để đơn giản hóa công việc Gặp gỡ với vị Chủ tịch phường trẻ tuổi Phạm Văn Hiện và nghe anh khiêm nhường giới thiệu về website của phường mình: từ cách cuộn chuột, sử dụng máy tính đến cách tổ chức thiết kế website và những sáng kiến nhỏ về "một sân chơi web phường", PV VietNamNet đã không khỏi ngạc nhiên về trình độ CNTT của một người làm công tác quản lý ở chính quyền địa phương. Mang thắc mắc này hỏi anh, mới biết, anh đã hoàn thành bằng 2 chuyên ngành CNTT Trường Đại học Bách khoa HN. "Làm công tác phường mà anh lại chọn học CNTT"?, anh Hiện nhỏ nhẹ: "Làm bất cứ việc gì mà đưa CNTT vào cũng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn". Và anh bắt đầu nói về những mong muốn viết được phần mềm này, đưa được quy trình kia vào những công việc hàng ngày của phường mình, "để anh em làm việc bớt vất vả, để lưu trữ, để các cấp lãnh đạo dễ dàng tìm kiếm, kiểm tra khi cần...." Xây dựng website của phường và vận hành nó là do anh Hiện cùng nhóm bạn làm nghề CNTT nhiệt tình hỗ trợ, cộng tác. Phường hiện chỉ có kinh phí để mua tên miền và duy trì hosting. Anh Hiện cùng nhóm bạn đã vừa hoàn thành phần mềm thu thuế nhà đất, để đưa vào ứng dụng trong công tác thu thuế nhà đất từ tháng 4/2009, với khoảng 4.500 hộ dân nộp thuế nhà đất trong phường. Anh Hiện ước tính, nếu phần mềm này đưa vào sử dụng sẽ giảm khoảng 2/3 lượng công việc và thời gian cho cán bộ nhân viên của Phường, lại đảm bảo tính chính xác, không sót hộ, không mất mát, và xuất ra được những bản báo cáo chuẩn xác cho cơ quan thuế và cấp quận. Không chỉ "CNTT hóa" việc thu thuế nhà đất, vị Chủ tịch phường trẻ tuổi còn đang ấp ủ đưa ra chương trình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đất đai của phường, bao gồm việc ráp rối, tích hợp toàn bộ thông tin của mỗi thửa đất: sổ đỏ, nguồn gốc đất, hiện trạng nhà, chủ sở hữu, hình dáng ngôi nhà, tình trạng tranh chấp...rồi mở rộng ra cả việc quản lý vỉa hè, cây xanh, thoát nước... Chương trình này anh dự tính viết bằng PHP, có tích hợp khả năng tìm kiếm. Anh Hiện bật mí: chương trình này cũng là đề tài tốt nghiệp chuyên ngành quản lý đất đai của anh. Anh Hiện cho biết, phường Khương Mai có một đội cộng tác viên, gồm các cán bộ hưu trí tại các Tổ dân phố và một số cán bộ công chức của phường. Đặc biệt, phường Khương Mai có Hội Khoa học kỹ thuật, hội cơ sở duy nhất của Thành phố, ở đó có nhiều bác đã từng tham gia nghiên cứu khoa học, rất say mê tham gia, cộng tác để xây dựng, cập nhật phát triển trang thông tin điện tử của Phường. Anh Hiện sẽ là người quản trị cuối cùng. Anh cười: "Nhiều hôm cũng say mê quá, quên cả về nhà". Chủ tịch phường Khương Mai đặc biệt bày tỏ mong muốn được sử dụng chương trình phần mềm quản lý Đảng viên. Anh cho rằng, quản lý tốt công tác đảng viên là phần việc quan trọng giúp chính quyền phường có những chính sách, chỉ đạo, điều hành phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Phường Khương Mai có 1.300 đảng viên sinh hoạt chính thức và 3.000 đảng viên sinh hoạt hai chiều, và chính quyền Phường là nơi gần dân nhất, sẽ cập nhật những biến động từ cơ sở. Một phần mềm quản lý sẽ giúp ích và làm tăng hiệu quả lớn cho công việc này. Trong khi đó, chương trình phần mềm quản lý Đảng viên chính là một trong những kết quả có được từ Đề án 112, và hiện phần mềm này đang được sử dụng rộng rãi ở cấp quận và tỉnh, thành. "Sử dụng phần mềm còn giúp chúng tôi chuẩn hóa công tác cán bộ, để anh em cọ sát và nâng cao trình độ hơn", Chủ tịch Phường Khương Mai bày tỏ.
Mong ước được sử dụng phần mềm và những nỗ lực ứng dụng CNTT dù chỉ là sơ khai như tại Phường Khương Mai là rất đáng khích lệ. Nếu mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều nhận ra được sức hấp dẫn và hiệu quả của CNTT trong quản lý công việc thì công cuộc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính nhà nước sẽ bớt đi những khó khăn, lầm lẫn và tốn kém. Nếu mỗi cán bộ, người dân đều có ý thức hiện đại hóa đất nước mình bằng việc tiếp thu, tìm tòi sáng tạo, hội nhập thì con đường xây dựng chính phủ điện tử sẽ bớt chông gai hơn mọi lời lo ngại.
theo VietNamNet
Năm 2015, mạng chuyên dùng sẽ đến hơn 11.000 xã
100% xã sẽ được kết nối vào
Mạng chuyên dùng để trao đổi thông tin thông suốt giữa các địa
phương từ cấp tỉnh, thành phố tới xã, phường. Ảnh: Internet
|
ICTnews
- Theo báo cáo phương án xây dựng
Mạng truyền số liệu chuyên dùng giai đoạn 3, đến năm 2015 sẽ bổ sung kết nối
tới toàn bộ hơn 11.000 xã, phường, thị trấn trên cả nước để đảm bảo kết nối
thông suốt từ Trung ương tới địa phương.
Ngoài
ra, trong giai đoạn 2011-2015, Mạng truyền số liệu chuyên dùng (Mạng
chuyên dùng) sẽ phải kết nối các mạng tin học hiện có của các Bộ, ngành,
địa phương với Mạng chuyên dùng để quản lý, vận hành tập trung, thống nhất. Từ
đó, mọi công chức, viên chức sẽ có thể liên thông khai thác và trao đổi thông
tin với nhau qua Mạng chuyên dùng và là nền tảng hạ tầng cơ bản để triển khai
Chính phủ điện tử. Cũng trong giai đoạn này, tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan Đảng, đoàn thể hiện
chưa được kết nối vào Mạng chuyên dùng sẽ tiếp tục được bổ sung kết nối.
Báo
cáo cũng chỉ rõ, ứng dụng CNTT ở các xã/phường còn yếu, đặc biệt là ở các xã
miền núi, hải đảo. Vì vậy, triển khai Mạng chuyên dùng đến cấp phường/xã
sẽ phổ cập, nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT và truyền đưa thông tin tốt hơn
tới tận cơ sở, tạo thuận lợi cho công tác quản lý điều hành của các địa phương.
Quá
trình khảo sát ý kiến trên 143 quận/huyện và 93 phường/xã về nhu cầu kết nối mở
rộng Mạng chuyên dùng đến các phường/xã của Cục Ứng dụng CNTT đã cho thấy, 96%
các huyện có nhu cầu kết nối đến cấp xã, 92% các đơn vị cấp phường/xã có nhu
cầu kết nối đến UBND, phòng, ban cấp huyện. Bên cạnh đó, các phường/xã cũng có
nhu cầu kết nối đến các cơ quan ngang cấp để chia sẻ và trao đổi thông tin.
Ứng dụng CNTT ở Phường, Xã: Giải pháp xây dựng chính quyền điện tử |
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở
cấp phường, xã tại Đà Nẵng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ nhân dân và hiệu quả công tác cải cách hành chính. Qua thực tế
triển khai cho thấy, biện pháp này thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào sự
đồng bộ của hạ tầng kỹ thuật và trình độ của cán bộ ở cơ sở.
Giải
quyết nhanh, gọn
Anh Nguyễn Minh Trí, Trưởng Bộ phận cải cách hành chính phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê cho biết, hiện nay, phường sử dụng hai phần mềm chính là phần mềm Văn phòng không giấy và phần mềm một cửa, một cửa liên thông. Qua quá trình sử dụng, hai phần mềm này đã phát huy hiệu quả rất tích cực trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết các công việc trong nội bộ phường cũng như hồ sơ công dân gửi đến. “Đối với phần mềm Văn phòng không giấy, khi đưa vào sử dụng, toàn bộ các công văn, giấy tờ của phường đều được xử lý trên máy tính, qua mạng Lan nội bộ.
Chẳng
hạn, hằng tuần, mỗi cán bộ, công chức phường lên lịch làm việc tuần. Sau đó,
bộ phận văn phòng sẽ tổng hợp và đưa lên mạng nội bộ. Lãnh đạo phường căn cứ
trên lịch làm việc này mà quản lý cán bộ. Hoặc khi có công văn từ cấp trên
gửi đến phường thì Chủ tịch UBND phường sẽ phân công cho từng bộ phận cụ thể
xử lý và trực tiếp theo dõi quá trình thực hiện trên mạng nội bộ. Nếu chưa
đọc công văn của lãnh đạo hoặc chậm trễ trong thi hành nhiệm vụ thì Chủ tịch UBND
phường nắm bắt được ngay”, anh Nguyễn Minh Trí nói.
Riêng đối với phần mềm một cửa và một cửa liên thông khi triển khai ở phường Vĩnh Trung đã giúp cho công việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được rút gọn và quan trọng hơn là sớm giải quyết những thủ tục hành chính mà trước đây bị xem là rườm rà, mất thời gian. Chủ tịch UBND phường Vĩnh Trung, Nguyễn Văn Hải khẳng định: “Với phần mềm Văn phòng không giấy, hội họp ở cơ quan ít đi, những cuộc họp không quan trọng có thể chuyển thành những thông báo trên mạng nội bộ.
Nhờ
phần mềm này mà không phải tốn giấy để in ấn văn bản, rút gọn thời gian tiếp
nhận, xử lý, chuyển tải thông tin trong nội bộ phường. Riêng Chủ tịch UBND
thì quản lý cán bộ tốt hơn. Vì khi Chủ tịch chuyển công văn qua mạng Lan yêu
cầu một bộ phận nào đó thực hiện thì nếu bộ phận đó triển khai chậm, hệ thống
phần mềm sẽ thông báo ngay. Chính nhờ vậy mà Chủ tịch có thể giám sát, nhắc
nhở cán bộ, công chức và có cơ sở để đánh giá hiệu quả làm việc của từng cá
nhân”. Rõ ràng, việc đưa CNTT vào quá trình giải quyết các thủ tục hành chính
công đã giảm bớt thời gian chờ đợi, nhanh, gọn, chính xác, dễ kiểm tra trạng
thái hồ sơ do người dân gửi đến.
Hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ cán bộ Những mặt tích cực mà CNTT mang lại trong quá trình xử lý các thủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông hiển hiện rõ qua hiệu quả công việc và mức độ hài lòng của công dân. Nhưng để đạt hiệu suất công việc tối ưu, có hai yếu tố quan trọng cần chú ý là hạ tầng kỹ thuật và người sử dụng. Trong đó, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả hệ thống phần cứng là máy móc, thiết bị và hệ thống phần mềm là những chương trình xử lý dữ liệu được cài đặt. Với một hệ thống chính sách ưu tiên đặc biệt cho phát triển CNTT, những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị máy móc và phần mềm xử lý dữ liệu cho bộ phận một cửa, một cửa liên thông 56 xã, phường.
Theo
đánh giá của ông Đặng Công Ba, Phó Chủ tịch UBND phường An Hải Tây, quận Sơn
Trà thì hệ thống máy tính của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phường đã
được trang bị khá tốt. Ngoài ra, hiện mỗi cán bộ, công chức của phường đều
được cấp một máy tính để làm việc. Chị Trần Đỗ Quốc Minh, Trưởng Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả phường An Hải Tây khẳng định: “Hạ tầng kỹ thuật và con
người để ứng dụng CNTT ở phường đều đã sẵn sàng. Chúng tôi chỉ cần đợi đến
lúc UBND thành phố hỗ trợ trang bị mạng Lan nội bộ nữa là đưa vào ứng dụng
ngay, không gặp khó khăn gì”.
Cho đến thời điểm này, hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố đều được hỗ trợ máy tính cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Tuy nhiên, cũng có một số địa phương chưa được trang bị mạng Lan nội bộ nên quá trình triển khai công việc còn gặp trở ngại. Theo đánh giá chung, hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức ở các phường, xã hầu hết đều biết sử dụng máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn. Trong quá trình ứng dụng các phần mềm hành chính, việc đào tạo, tập huấn có thể được triển khai song hành. “Trước khi đưa các phần mềm vào sử dụng, UBND phường Vĩnh Trung đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức. Phía công ty cung cấp phần mềm chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và nhờ vậy, quá trình vận hành sau đó không gặp nhiều trở ngại”, anh Nguyễn Minh Trí cho biết. Khó khăn chủ yếu đang tồn tại ở các địa phương là trong quá trình sử dụng, cũng có lúc phần mềm bị lỗi và công việc vì thế sẽ bị gián đoạn, chậm trễ. Đồng thời, trình độ của cán bộ cũng không đồng đều nên cần có thời gian để mọi chuyện đi vào nền nếp. Từ thực tế trên cho thấy, việc trang bị và ứng dụng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT cho các phường, xã sẽ giúp Đà Nẵng sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử. Đến khi đó, nền hành chính sẽ được công khai, minh bạch và phục vụ hiệu quả hơn cho sự phát triển của thành phố, tạo lòng tin trong nhân dân về năng lực quản lý, điều hành và hoạt động của hệ thống hành chính từ cấp thành phố đến cơ sở.
Bài
và ảnh: Hà An
(Nguồn
trích: Báo Đà Nẵng)
|
Ứng dụng CNTT tại quận Hồng Bàng (TP Hải Phòng): Chuyên nghiệp và hiệu quả
Theo ông Lê Văn Lạm - Chủ tịch
UBND quận Hồng Bàng, việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại
quận đã mang lại thành công rực rỡ. Bên cạnh đó việc triển khai, phân cấp CNTT
tới các khối giáo dục, các phường ngày càng chuyên nghiệp hơn, mang lại nhiều
hiệu quả.
Khai trương cổng công nghệ thông tin điện tử
11 phường của quận Hồng BàngNhận thức được vai trò quan trọng của CNTT trong việc quản lý hành chính, cách đây 6 năm UBND quận đã tiến hành xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN). Cũng từ đây những lợi ích từ việc triển khai trên đã mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu nâng cao công tác và quản lý... trên toàn quận.
Gắn với thực tiễn
Từ những nền tảng đó, năm 2005 UBND quận là đơn vị đầu tiên được thành phố thí điểm triển khai hệ thống phần mềm và xây dựng website về việc phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước..., là đơn vị hành chính nhà nước đầu tiên tại các tỉnh phía Bắc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 – 2000. Quận Hồng Bàng cũng là đơn vị hành chính đầu tiên của thành phố Hải Phòng khai trương bộ phận “ 1 cửa” liên thông hiện đại, áp dụng tin học hóa 12 thủ tục hành chính công, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ kết nối liên thông tới 11 phường và áp dụng phần mềm gửi, nhận, quản lý văn bản. Hiện số văn bản gửi nhận qua mạng chiếm 80%, công tác chỉ đạo điều hành qua mạng chiếm 75%.
Do nhu cầu khai thác và xử lý thông tin của khối đơn vị sự nghiệp hành chính, đặc biệt là vấn đề cải cách thủ tục hành chính, UBND quận Hồng Bàng tiếp tục nâng cấp đường truyền mạng ADSL lên đường truyền cáp quang; Triển khai xây dựng cổng thông tin điện tử 11 phường, cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến phục vụ cho nhân dân và DN; nâng cấp phần mềm dịch vụ hành chính công 1 cửa, giúp công dân có thể tra cứu các thủ tục hành chính và trực tiếp in biểu mẫu, tờ khai.
Có thể nói việc ứng dụng CNTT tại quận Hồng Bàng trong những năm qua là một trong những nỗ lực rất lớn của Quận ủy, UBND quận. Thành công đó cũng là một trong những nền tảng giúp cho quận phấn đấu cùng với xu thế phát triển của đất nước. Đây cũng là khẳng định cho sự phát triển bền vững của quận trong tương lai. Đến nay, UBND quận có 2 máy chủ. Khối Quận ủy có 25 máy vi tính, trong đó 22 máy trạm và 3 máy chủ kết nối với 11/11 Đảng ủy phường. 100% cán bộ chuyên viên các ban quận ủy sử dụng thành thạo máy tính; 100% các giảng viên kiêm chức đã học tập và ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án điện tử và công tác giảng dạy...
Những ứng dụng thành công, điển hình
Đến nay, việc triển khai ứng dụng CNTT tại các trường học, các phường trên toàn quận đã được phổ biến rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực. Điển hình như trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Huấn chia sẻ: những năm qua Nhà trường đầu tư thiết bị khá đầy đủ cho các phòng máy phục vụ công tác chuyên môn. Nhà trường đã áp dụng thành công CNTT vào công tác giảng dạy, soạn giáo án điện tử… Riêng các em khối 3, 4, 5 có 100% học sinh được theo học máy vi tính. So với mặt bằng trong quận thì đây là trường đứng đầu về phần mềm, trưng bày các sản phẩm… Là trường đầu tiên xây dựng trang website riêng. Đặc biệt đây cũng là trường đầu tiên có gần 100% học sinh tham gia giải toán qua mạng và trường đã nằm trong tốp đầu về giải toán qua mạng trên toàn quốc. Nhiều năm liền đi đầu trong ứng dụng CNTT, nhà trường cũng được chọn để tham gia các cuộc thi phần mềm tin học thân thiện dạy các môn, phầm mềm thi trí tuệ…
Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Phan Long trường THCS Hồng Bàng cũng bày tỏ sự hài lòng bởi những thành công của nhà trường khi ứng dụng CNTT. Thầy Long cho biết, các bài giảng của thầy cô trong trường khi giảng cho học sinh sinh động hơn khi có hình ảnh, hiệu ứng âm thanh giúp các em tư duy tốt hơn. Mặt khác, công tác quản lý triển khai ứng dụng thực sự có hiệu quả, thuận lợi nhất là giao tiếp qua trang web, lượng thông tin hàng ngày cập nhật nhanh; CNTT của nhà trường năm 2009 được quận đánh giá là mạnh và đi vào hoạt động có chiều sâu…
Riêng khối phường, năm qua Phan Bội Châu là phường đầu tiên có phần mềm hướng dẫn thủ tục hành chính cho công dân trên màn hình cảm ứng, có hệ thống phần mềm một cửa. Đây cũng là phường được quận chọn làm điểm về cải cách thủ tục hành chính… Theo ông Trần Quang Tuấn - Chủ tịch UBND phường thì những năm qua, phường luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng hệ thống mạng không dây; xây dựng trang thông tin điện tử của phường; 100% cán bộ công chức sử dụng thành thạo máy tính… Điều này đã giúp cho phường tạo được tính công khai, minh bạch thông qua kết nối mạng, giảm chi phí và thời gian đi lại cho các tổ chức, cá nhân, hồ sơ của công dân nhanh chóng có kết quả. Quá trình giải quyết hồ sơ được phường cập nhật liên tục trên hệ thống, tạo ra cho cán bộ công nhân viên phong cách làm việc chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm trong công việc…
Có thể nói, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hành chính của UBND quận Hồng Bàng là bước đệm khởi đầu tốt đẹp trong việc đưa CNTT vào ứng dụng các công tác về quản lý… khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỉ cương, chống quan liêu, tham nhũng… Bên cạnh đó, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Thành Huế
Phổ cập điện thoại, Internet cho đồng bào dân tộc thiểu số - Mưa dầm thấm lâu
Phổ
cập điện thoại, Internet cho người dân vùng sâu vùng xa, nhất là các tỉnh Tây
Nguyên là một điều không hề dễ dàng dù cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây
dựng hoàn chỉnh. Điều này ghi nhận sự nỗ lực của VNPT các tỉnh Tây Nguyên,
nhưng cũng cần cách làm mới để phục vụ tốt hơn cuộc sống bà con dân tộc.
Hạ tầng tốt
Ông A Dyim ở thôn
Pieisar, xã Ia Chim, Kon Tum đã gần 85 tuổi nhưng vẫn còn đi đứng vững vàng,
nói chuyện mạch lạc và cười vui khi nói về điện thoại. "Điện thoại nhà tui
chủ yếu để con cháu gọi về, tôi ít gọi lắm. Có nó đỡ nhớ con cái hơn…".
Con cái ông, đứa thì ở rẫy, đứa làm ăn xa nên căn nhà vắng tanh, mình ông bầu
bạn với chiếc điện thoại bàn cũng như con lợn, gốc cây trong vườn nhà. Đó là
niềm hạnh phúc của tuổi gần đất xa trời, hạnh phúc vì trong thôn Pieisar này,
không phải ai cũng có điện thoại để con cháu liên lạc.
Theo ông Nguyễn
Hồng Thái, Giám đốc VNPT Kon Tum, để bà con dân tộc tại địa phương dùng điện
thoại là điều không khó, khi cáp đã được kéo đến tận thôn, bản, cái khó ở đây
là bà con có "nuôi" được máy điện thoại hay không.
Ông Thái cho biết,
việc phát triển điện thoại đến với bà con dân tộc gặp rất nhiều khó khăn, dù
VNPT linh động áp dụng chương trình Quỹ dịch vụ viễn thông công ích (theo
Chương trình 135 của Chính phủ). Việc phổ cập Internet càng khó khăn hơn vì bà
con dân tộc ít ai hiểu Internet là gì, họ cũng không có ý định mua máy vi tính
vì thế cáp quang kéo đến tận đầu thôn, thậm chí ở một số thôn xa có sẵn VSAT-IP
(kết nối Internet qua vệ tinh) nhưng cũng để đấy.
Dù bà con dân tộc
không cần, nhưng trong năm nay VNPT Kon Tum cũng quyết tâm phủ sóng di động và
Internet băng thông rộng đến 18/79 xã, phường. VNPT làm việc trên dù biết chưa
khai thác đạt hiệu quả kinh tế nhưng đây là việc phải làm, chờ mong sự thay đổi
trong nhận thức của bà con dân tộc, ông Thái cho biết thêm như vậy.
Việc phổ cập điện
thoại, Internet của VNPT Đắc Lắc - Đắc Nông cũng rơi vào cảnh tương tự như tỉnh
Kon Tum. Ở buôn Đung B, xã Eakhănl, huyện Eahleo, tỉnh Đắc Lắc, cáp quang
Internet đã được đưa đến đầu buôn, nhưng trong buôn chưa có nhà nào có máy tính
để kết nối Internet. Hỏi những học sinh đi học về, các em cũng nói không biết,
còn người lớn trong làng chỉ cười và lắc đầu.
"Thượng
tầng" chưa theo kịp
Hiện dịch vụ
Internet Mega VNN của VNPT Gia Lai đã phủ rộng khắp các phường, xã, buôn và
trong thực tế chỉ có những người ở trung tâm thành phố Pleiku là khách hàng
chính, còn ở các buôn, bà con dân tộc không biết Internet là gì. Không nói đâu
xa, chị Puih Chánh, người dân tộc làng Pleikuroh, làng chỉ cách trung tâm
Pleiku chưa đầy 5km cho biết: "Em nghe nói đến Internet rất nhiều, nhưng
em không biết sử dụng làm sao, hơn nữa lắp đặt Internet thì sợ tiền trả mỗi
tháng quá nhiều".
Tuy đời sống khá
giả song chị Puih Chánh chưa dám xài vì đơn giản là không biết sử dụng vào mục
đích gì. "Nhà có cái điện thoại đã đủ lắm rồi, chồng ở trong rẫy, người
thân ở xa đều liên lạc qua điện thoại là tốt rồi, gắn Internet để làm gì",
chị Puih Chánh bộc bạch.
Ông Đinh Văn
Vượng, Giám đốc VNPT Gia Lai cho rằng, bà con dân tộc tại Gia Lai đa phần biết
sử dụng điện thoại, thậm chí là điện thoại di động và đây đã là một thành công
của VNPT Gia Lai. Thực tế tại Gia Lai cho thấy, việc thực hiện các biện pháp kỹ
thuật để kéo điện thoại, Internet đến với đồng bào dân tộc hiện nay không phải
là chuyện khó vì trong 9 huyện thuộc khu vực 2 và 1 huyện thuộc khu vực 3, là
những huyện vùng sâu vùng xa đã phát triển được 5.600 thuê bao điện thoại và
cáp Internet cũng như trạm VSAT-IP đã sẵn sàng tiếp nhận thuê bao. Nhưng cái
khó là đồng bào vẫn chưa hiểu hết lợi ích của việc sử dụng - ứng dụng trong đời
sống nên phát triển thuê bao Internet với bà con dân tộc hết sức khó khăn.
Để bà con
hiểu hết lợi ích của Internet, ứng dụng được trong đời sống cần có chiến lược
tuyên truyền dài hạn, bền bỉ và điều quan trọng là phải tập huấn, hướng dẫn sử
dụng bài bản để lôi cuốn lượng người sử dụng ngày càng đông. Các ban ngành cùng
ngồi lại với nhau, tìm cách phổ cập Internet cho đồng bào dân tộc là điều cần làm
hiện nay.
Bá Tân
Người
ta còn khó khăn thế mà đã dám dũng cảm đặt vấn đề để kiên trì tìm mọi cách từng
bước vận đông thực hiện, huống chi Quận Thanh Xuân, Phường Nhân Chính đã có nơi
bắt đầu làm nhiều năm nay v.v., không biết nhân lên, làm chậm bước tiến tới
chính quyền điện tử nhất là ở Thủ Đô đã có nhiều điều kiện thuận lợi ban đầu!
Xin kiến nghị tâm huyết như vậy.
Nguyễn Đức
Thuần
18T1/1705
THNC TX HN. Đ.T: 0914.727620 E: ndthuan31@gmail.com
Nhờ
đ/c Xuân chuyển giúp tư liệu này tới lãnh đạo chủ chốt của quận ta để tham
khảo, xem xét kiến nghị tâm huyết của tôi
Nhờ
đại biểu Ngọc chuyển hộ tư liệu này đến lãnh đạo của phường Nhân Chính
Xin
in ra và chuyển hộ: 21/7/2012 Cám ơn nhiều
12
năm mày mò học tập, ở tuổi 80, tôi thấu hiểu những tư liệu sống trên mà tôi tạm
thời sưu tầm và tâm huyết đề nghị xây dựng. Mong được thông cảm đề nghị chân
thành của tôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét