Giảm ùn tắc giao thông bền
vững:
Quy hoạch phải có tầm nhìn xa
Cập nhật lúc: 03/10/2012-08:42:43
Cập nhật lúc: 03/10/2012-08:42:43
KTĐT - Tình trạng ùn tắc giao thông (UTGT) ở Hà Nội nói riêng và tại
các đô thị lớn của cả nước nói chung đều có quá trình phát sinh, phát triển.
Trước
tiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh với lượng dân cư đổ dồn về các đô thị lớn
khiến hạ tầng giao thông đô thị quá tải. Tiếp đến, việc hoạch định chính sách
đầu tư cho giao thông từ đường sá, điểm đỗ, quy hoạch hạ tầng thiếu đồng bộ,
thiếu nguồn vốn và chưa có tầm nhìn xa, khiến UTGT trở thành vấn nạn.
Mặc
dù Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đều đề ra rất nhiều giải pháp, nhưng
xem ra vẫn còn ở mức "cấp cứu" hay "chữa cháy". Vấn đề
chống UTGT hiện nay rất cần một đề án tổng thể dài hạn, trong đó, phải có tầm nhìn
xa và giải pháp đồng bộ và ưu tiên từng giải pháp trong quá trình triển khai
mới mong kéo giảm UTGT bền vững.
Việc đô thị hóa nhanh, lượng dân cư dồn về lớn khiến
hạ tầng giao thông quá tải. Ảnh: Hải Linh
Tập
trung nguồn lực phát triển giao thông công cộng
UTGT liên tục xảy ra bởi hạ tầng giao thông luôn quá tải phương tiện cá nhân. Rất nhiều người đặt câu hỏi vì sao Hà Nội không phát triển vận tải công cộng, nhất là tàu điện ngầm, nổi từ trước, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm phương tiện, giảm ùn tắc. Trước đây, Hà Nội đã có những tuyến tàu điện chạy xuyên tâm thành phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi Hà Đông, Cầu Giấy, Chợ Mơ. Tuy nhiên, cách đây hơn 20 năm, hệ thống này đã dừng hoạt động. Mãi đến những năm 2000, khi UTGT trở nên nghiêm trọng, Chính phủ, rồi TP Hà Nội mới xây dựng quy hoạch, lập dự án phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng tàu điện ngầm, nổi. Tuy nhiên, nhanh nhất phải đến năm 2016, Hà Nội mới có tuyến đường sắt nội đô đầu tiên. Do đó, xe buýt hiện nay vẫn đóng vai trò chủ lực để giảm UTGT.
Để giảm giảm UTGT bền vững, Chính phủ và TP Hà Nội đã định ra chiến lược ưu tiên đặc biệt phát triển giao thông công cộng theo hướng hiện đại, đi trước một bước với các chính sách hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đi lại của dân, từ đó giúp giảm phương tiện giao thông cá nhân. Thực tế, trong thời gian qua, hệ thống VTHKCC bằng xe buýt dù đã được quan tâm, nhưng chưa đúng tầm, chưa phủ kín, nên hầu hết người dân chọn xe máy, ô tô cá nhân để di chuyển dẫn đến UTGT vẫn diễn ra. Do đó, bên cạnh việc xây dựng VTHKCC bằng xe điện ngầm, nổi, các cơ quan chức năng phải có chiến lược, quy hoạch kết nối với các loại phương tiện VTHKCC khác, tạo ra hệ thống giao thông đồng bộ, thuận tiện mới mong giảm phương tiện cá nhân, tiến tới giảm UTGT. Đặc biệt, phải có quyết tâm cao, dù khó khăn đến đâu, dù phải thắt lưng buộc bụng, phải huy động sức dân, vẫn phải sớm từng bước phát triển tàu điện ngầm như nhiều nước trên thế giới đã triển khai thành công. Mặt khác, trước mắt tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt và tăng tốc, đặc biệt phát triển xe buýt đa dạng, hấp dẫn ngày càng nhiều người từ bỏ xe máy đi lại bằng giao thông công cộng. Đây cũng là một định hướng đặc biệt trước mắt cũng như lâu dài.
Nâng cao ý thức
Sau
khi giải được bài toán VTHKCC đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phải đề ra
giải pháp nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đến tất cả người dân. Hiện,
việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đã được triển khai, tuy nhiên vẫn
làm chưa quyết liệt và chưa có chiến lược dài hạn. Do đó, trong mọi trường học,
cấp học tuyên truyền pháp luật về ATGT phải kết hợp với thực hành, giúp học
sinh nâng cao ý thức và có kinh nghiệm tốt để tham gia giao thông sau này; tạo
ra thế hệ mới sau 10 đến 20 năm tự giác chấp hành Luật Giao thông như nước Nhật
đã làm..
.
Có thể thấy, 2 giải pháp chống UTGT trên nên được ưu tiên thực hiện liên tục, mạnh với tầm nhìn xa lâu dài. Trên cơ sở 2 định hướng ưu tiên phát triển trên, cần kết hợp thực hiện các quy hoạch khác như: Thêm giao thông tĩnh, thêm đường, thêm cầu vượt, đường sắt trên cao, di chuyển nhiều cơ quan trường học ra xa trung tâm, phát triển đô thị vệ tinh hiện đại, phát triển mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, làm việc qua mạng; phân làn giao thông ở mọi tuyến, hiện đại hóa quản lý giao thông, nghiêm chỉnh đảm bảo chất lượng cấp bằng lái xe, kiểm định nghiêm túc chất lượng xe định kỳ; kiểm định chất lượng xăng dầu; nâng cao phẩm chất CSGT...
Có thể thấy, 2 giải pháp chống UTGT trên nên được ưu tiên thực hiện liên tục, mạnh với tầm nhìn xa lâu dài. Trên cơ sở 2 định hướng ưu tiên phát triển trên, cần kết hợp thực hiện các quy hoạch khác như: Thêm giao thông tĩnh, thêm đường, thêm cầu vượt, đường sắt trên cao, di chuyển nhiều cơ quan trường học ra xa trung tâm, phát triển đô thị vệ tinh hiện đại, phát triển mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, làm việc qua mạng; phân làn giao thông ở mọi tuyến, hiện đại hóa quản lý giao thông, nghiêm chỉnh đảm bảo chất lượng cấp bằng lái xe, kiểm định nghiêm túc chất lượng xe định kỳ; kiểm định chất lượng xăng dầu; nâng cao phẩm chất CSGT...
Nguyễn Đức Thuần
Bài số 2 được đăng
Cuộc thi viết
Nâng cao ý thức người tham gia giao thông:
Hãy bắt đầu từ trường học
Cập nhật lúc: 13/07/2012-08:31:00 (Báo Kinh tế & Đô thị đăng ngày 13/7/2012)
Cập nhật lúc: 13/07/2012-08:31:00 (Báo Kinh tế & Đô thị đăng ngày 13/7/2012)
Quan tâm giáo dục về ATGT
trong trường học để có một thế hệ mới thấu hiểu, tự giác chấp hành. Ảnh: Tuấn Anh
KTĐT - Để giao thông Thủ đô an toàn, giảm ùn tắc, bên cạnh các giải
pháp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển vận tải công cộng vẫn cần
một giải pháp rất quan trọng khác, là nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông
cho người dân. Trong đó, cách làm hiệu quả nhất, là việc giáo dục, tuyên truyền
luật ngay từ trong trường học.
Từ
thực tế giao thông tại Hà Nội hiện nay, có thể thấy, bên cạnh việc hạ tầng chưa
theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện, dẫn đến các tuyến đường quá tải gây ùn
tắc. Tuy nhiên, UTGT trầm trọng hơn do ý thức của người tham gia giao thông quá
kém, bởi tất cả đều chen lấn, không nhường nhịn nhau. Do đó, giải pháp cơ bản
đồng bộ cần phải triển khai trước mắt cũng như lâu dài là phải đưa giao dục
giao thông vào trường học.
Hãy
có một kế hoạch, chương trình dài hạn, đồng bộ, với tầm nhìn xa sau 10 năm đến
20 năm tạo ra một thế hệ mới thấu hiểu và tự giác nghiêm chỉnh chấp hành mọi
quy định về Luật Giao thông như nước Nhật đã làm. Hay như nước Pháp cũng đang
thực hiện với chương trình "Phòng ngừa tai nạn giao thông" đảm bảo
mỗi học sinh được học một giờ về ATGT mỗi tháng trong suốt quá trình đi học.
Câu hỏi đặt ra, vì sao Hà Nội và cả nước chưa đi theo cách này? Hàng ngày, các
phương tiện thông tin đại chúng vẫn liên tục thông tin về các vụ tai nạn, UTGT
để tuyên truyền, nhưng trong các trường học dường như vẫn chưa được quan tâm
đúng mức. Do đó, cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền trong trường học, hàng
tháng có thêm một buổi "thực hành" trên đường cho các em học sinh về
ATGT, thậm chí tham gia hướng dẫn điều khiển giao thông cùng lực lượng CSGT.
Tuyên truyền mạnh trong nhà trường, sẽ gián tiếp tác dụng đến phụ huynh học
sinh để người lớn nêu gương. Thực tế chúng ta chưa làm đúng mức, chưa đúng tầm
trong các nhà trường ở mọi cấp học để "tạo ra một thế hệ mới thực sự hiểu
biết và tự giác chấp hành các quy định và luật lệ giao thông của người tham gia
giao thông". Hãy nghiêm túc làm lại việc này kiên trì, quyết liệt, liên
tục đầy sáng tạo với tầm nhìn xa cho 10 - 20 năm sau.
Thực
tế ý thức giao thông có được ban đầu là do nhận thức, sau đó được nuôi dưỡng, rèn
luyện và phát triển. Nhận thức tốt, nuôi dưỡng và rèn luyện tốt sẽ tạo được ý
thức tốt. Ý thức giao thông tốt hay xấu là do tác động trực tiếp bởi nhiều yếu
tố cụ thể, chẳng hạn như: Giáo dục Luật Giao thông đường bộ; Kiểm tra việc thi
hành luật và chế tài; Tính khoa học và việc triển khai áp dụng; Hạ tầng giao
thông; Việc làm gương của người lớn...
Như
vậy, Nhà nước phải có "chương trình kế hoạch đồng bộ liên tục sáng tạo
nâng cao hiệu quả giáo dục" để tác động mạnh vào ý thức người tham gia
giao thông "buộc phải chấp hành cho thành thói quen" cùng với thế hệ
trẻ đã được giáo dục, tạo ra "một xã hội có ý thức, hành động tự giác,
nghiêm chỉnh" mọi quy định về ATGT thành mệnh lệnh cho chính mình (ví dụ
như trong mọi trường hợp đều tuần tự xếp hàng, thà chậm nhưng an toàn, luôn
nhường người khác, không vượt, lách lên trên là cách tháo gỡ ùn tắc nhanh nhất,
an toàn nhất).
Muốn
nâng cao ý thức người tham gia giao thông phải bắt đầu từ trong nhà trường để
sẽ có một thế hệ mới, chủ nhân tương lai của đất nước thấu hiểu và tự giác cao,
nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định về ATGT. Mặt khác, nhất thiết phải nhận
thức sâu sắc "ý thức tham gia giao thông kém" bắt nguồn từ tổ chức
quản lý giáo dục về giao thông chưa đáp ứng của những người đứng đầu vì ý thức
có quan hệ hữu cơ với vật chất, nó tác động trở lại mang tính chất quyết định.
"Ý thức tham gia giao thông kém" đồng nghĩa với "ý thức tổ chức
quản lý giao thông kém" là hai mặt của một vấn đề phải đặc biệt quan tâm.
Nguyễn Đức Thuần
Bài số 1 được đăng:
VIẾTGiảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội:
Triển khai đồng bộ các giải pháp
Cập nhật lúc:
11/07/2012-08:04:23 (Báo Kinh tế & Đô thị đăng ngày 11/7/2012)
Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, người
tham gia giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ. Images: Thanh
Hải
KTĐT
- Để giảm ùn tắc giao thông (UTGT) cho khu vực nội thành, thời gian qua, TP Hà
Nội đã triển khai nhiều giải pháp mạnh như cấm trông giữ xe trên nhiều tuyến
phố, điều chỉnh giờ làm việc học tập, làm thêm cầu vượt, đường trên cao, giáo
dục ý thức người tham gia giao thông… Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp đều chỉ
mang tính ngắn hạn và có hiệu quả trong một thời gian không dài.
Phát triển vận tải công cộng để tạo đột
phá
Giải pháp đột phá ưu tiên hàng đầu vẫn
phải là cải thiện số lượng và chất lượng dịch vụ xe buýt trong định hướng phát
triển giao thông công cộng tại Hà Nội. Bởi, chừng nào giao thông công cộng chưa
phát triển, chậm phát triển, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân
thì chừng ấy người dân vẫn phải sử dụng phương tiện cá nhân khi đó UTGT chưa
thể giảm. Thực tê, trong giai đoạn vừa qua, vận tải công cộng (VTCC) chưa được
quan tâm đầu tư đúng mức, có chăng chỉ tăng tốc phát triển xe buýt còn các loại
hình giao thông công cộng khác như tàu điện ngầm, nổi vẫn chậm triển khai. Phải
khẳng định rằng, giao thông công cộng (GTCC) chính là chìa khóa để giải bài
toán UTGT, do đó, GTCC phải được ưu tiên phát triển từ cơ chế, chính sách, tạo
đường riêng cho phương tiện VTCC, để người dân từ bỏ phương tiện cá nhân nhằm
giảm giao thông cá nhân. Đặc biệt, có thể tính tới giải pháp khuyến khích mang
tính chất bắt buộc để cán bộ công nhân viên chức chuyển hẳn sang đi xe buýt đi
làm.
Tiếp đến là giải pháp hạn chế phương
tiện cá nhân, trong đó, cách dễ triển khai nhất đó là không để các phương tiện
cá nhân đi lại tự do. Thực tế trong giao thông Hà Nội hiện nay, xe máy là tác
nhân gây UTGT nhưng đang được thả nổi trong đi lại, vì đi đến đâu cũng có chỗ
gửi xe, ở các tuyến phố quá thuận lợi, trong khi đó khi muốn đi xe buýt phải đi
bộ khá xa mới có điểm dừng. Đó là chưa kể Hà Nội vẫn đang còn nhiều vùng
"trắng" xe buýt dẫn đến việc người dân vẫn phải lựa chọn phương tiện
cá nhân là xe máy để đi lại. Do đó, giải pháp áp dụng thí điểm một số tuyến phố
cấm xe máy để tạo thói quen đi phương tiện VTCC là việc cần thiết. Khi vào phố
cấm xe máy, người dân phải gửi xe rồi đi bộ đến điểm đón trả khách của xe buýt.
Tuy nhiên, trong khu vực cấm xe máy bắt buộc phải có xe minibus hay xe ô tô
điện đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại.
Cần thêm các giải pháp đồng bộ
Khi VTCC đã phát triển đáp ứng được nhu
cầu đi lại của người dân vẫn cần phải có thêm các giải pháp đồng bộ khác đi
kèm, như vậy mới có thể cải thiện ùn tắc, tiến tới giảm UTGT một cách bền vững.
Xây cầu vượt, làm đường trên cao để tăng
diện tích cho giao thông là cần thiết, cấp bách nhưng không thể làm nhanh được
vì nhiều lý do (mặt bằng, thi công, vốn đầu tư lớn). Do đó, cần ưu tiên xây
thêm các cầu vượt tại những nút giao thông trọng điểm về UTGT.
Về lâu dài, giải pháp giảm mật độ dân số
tại khu vực trung tâm, nội thành phải bắt buộc thực hiện, trước mắt không cho
xây thêm các trung tâm thương mại mới ở khu vực đông dân, từng bước di chuyển
dân, cơ quan, trường học ra các khu mới, xa trung tâm, hình thành nhiều đô thị
vệ tinh phân tán đều ở các vùng của Hà Nội.
Nghiên cứu tích cực ứng dụng triệt để
khoa học công nghệ thông tin trong mọi công việc để người dân, cán bộ, viên
chức nhà nước có thể giao dịch qua mạng sẽ góp phần hạn chế đi lại trên đường,
từ đó giảm mật độ giao thông. Tăng cường giáo dục người tham gia giao thông
phải tuân thủ Luật Giao thông, trong đó tập trung giáo dục thế hệ trẻ ngay từ
trong nhà trường để sau này khi trưởng thành sẽ quen với việc tuân thủ Luật
Giao thông. Mặt khác, cần tăng cường xử phạt nghiêm, phạt nặng các vi phạm,
nhất là tái phạm, có thể phạt nhiều lần trong ngày trên các tuyến đã tham
gia giao thông vì nơi nào cũng có người phạt nếu vi phạm.
Nguyễn Đức Thuần
hay
Trả lờiXóa