Chuyên đề
phương pháp OHSAWA
Tiếc thay trên đời này, đồ ăn âm vừa ngon ngọt vừa hấp dẫn thì lại quá nhiều,
trong khi đồ ăn dương thì vô cùng ít ỏi, thế nên phần lớn bệnh của loài người
là do ăn nhiều đồ ăn âm mà sinh ra. Vậy muốn lập lại thế quân bình âm dương để
được khỏe mạnh, ta chỉ việc giảm bớt đồ ăn âm và thế vào đó bằng đồ ăn dương. Trong
số hàng ngàn thực phẩm, Ohsawa đã chọn được một thứ thực phẩm,vừa có đủ phần âm
lại dư giả về dương, có khả năng dương hóa cơ thể nhanh, lại nhu thuận dịu dàng
với lục phủ ngũ tạng, đó chính là gạo lứt. Gạo lứt vừa có chất bột (glucide),
vừa có đạm (protide), còn béo (lipide) ông đã đưa mè vào cuộc vì mè cung cấp
chất béo, lại chứa nhiều sinh tố và khoáng tố. Mè là âm mà là âm tốt, cho thêm
muối là dương, thế là âm dương hòa hợp, đi chung với gạo lứt sẽ thành lực lượng
hùng hậu khá dương để tái lập thế quân bình âm
Nguyên lý Trị Bệnh dương cho cơ
thể đang bị âm lấn lướt. Bệnh gì cũng không ra ngoài âm dương, không suy thì
thịnh, lấy đồ ăn âm tính hay dương tính mà trị, sao cho lập lại được thế quân
bình thì bệnh sẽ lui, chẳng cần đến thuốc Tây, hoặc ngồi sắc thuốc Bắc cho mất
công vô ích.
Thực hành nguyên lý nầy, Ohsawa
tiên sinh khuyên chúng ta nên lấy “Gạo Lứt Muối Mè” làm chuẩn để chữa trị hầu
hết mọi thứ bệnh.
Tiên sinh khuyên chúng ta nên lưu
ý đến một kẻ thù nguy hiểm đó là đường (sugar, sucre) tiềm tàng trong đồ ăn
nước uống. Trong bậc thang âm dương, đường ở vị trí âm mà là cực âm.
Nguyễn Đức
Thuần
Sưu tầm, đúc
kết
Và Truyền
thông
Tháng 5 – 2012
Phương Pháp OHSAWA.
(Biên Soạn Nguyễn San
Hà (15/3/2012)
Giáo Sư Georges Ohzawa tên thật
là Sakurazawa Nyoichi (1893-1966) thuở nhỏ rất yếu đuối, bị ung thư bao tử và
lao phổi trầm trọng, do lây bệnh từ thân mẫu. Vào thời đó, mẹ ông bị bệnh lao
phổi là một bệnh nan y nên bà phải từ trần lúc tuổi đời chỉ mới 30. Ít lâu sau,
ông may mắn được một thiền sư đem về chùa chữa trị và truyền dạy về y học. Khỏi
bệnh ông chuyên tâm nghiên cứu về y học cổ truyền. Năm 20 tuổi ông bắt đầu hành
y, đã chữa trị thành công cho rất nhiều người. Để mở rộng thêm kiến thức, năm
30 tuổi ông sang Pháp du học về Tây Y và Sinh Vật Học ở Viện Pasteur. Về nước
phản đối chính phủ gây chiến tranh xâm lược, ông bị tuyên án tử hình, may sau
đó nhờ quân đội Mỹ đổ bộ lên nước Nhật kịp thời, ông đã được phóng thích. Nhìn
thấy những bệnh tật của con người ngày một gia tăng, trong đó có nhiều bệnh nan
y mà Tây y tỏ ra bất lực, ông cố công nghiên cứu Vô Song Nguyên lý và Dịch Kinh
Đông phương, lấy âm dương làm nền tảng, lấy khang kiện làm cứu cánh, ông cùng
phu nhân quyết định rời xa quê hương, xuất dương du thuyết, phổ biến triết lý
âm dương ở các nước Âu châu, truyền bá phương pháp chữa bệnh mới do ông khai
sáng mang tên Macrobiotics tức Phương Pháp Trường Sinh Ohsawa, dùng ẩm thực để
chữa lành, hầu hết các bệnh, từ thông thường đến nan y một cách dễ dàng và nhân
bản.
1- Quân Bình Âm Dương
Âm và Dương là 2 vật hay 2 trạng
thái đối nghịch nhau. Âm thì ly tâm là bành trướng, là lạnh, tối, nhẹ, mềm là
bất động, ở bên trong mà dương thì hướng tâm là co rút là nóng, sáng, nặng,
cứng là chuyển động, ở bên ngoài. Hai vật cùng tính (cùng âm hay cùng dương)
thì đẩy nhau. Hai vật khác tính (âm đi với dương) thì hút nhau, lực hút tỷ lệ
với hiệu số của hai phân cực âm dương. Không có gì trung hòa, âm hoặc dương,
phải có một bên lấn hơn. Với thời gian và không gian, âm sinh ra dương và dương
sinh ra âm.
Trong cơ thể, đầu (trên cao)
thuộc âm; chân (dưới thấp) thuộc dương.
Thần kinh Trực giao cảm ly tâm
lực ( thuộc âm), có tính làm giãn ra chủ về sự giãn nở, bành trướng các tế bào
và các tạng phủ. Thần kinh đối giao cảm hướng tâm (thuộc dương) kiểm soát mọi
sự co rút. Về âm dương ẩm thực, vật nào nhiều nước hơn, nhiều Kalium hơn sẽ âm
hơn. Vật nào khô hơn hoặc nhiều Natrium hơn sẽ dương hơn. Thực vật âm hơn động
vật, tức là rau âm hơn thịt.
Không gì hoàn toàn âm hay hoàn
toàn dương. Vật A có thể là dương đối với B nhưng lại là Âm đối với C, tức âm
dương là tương đối. Carrot dương đối với khoai lang nhưng âm đối với khoai mài
(hoài sơn).Muốn khỏe mạnh phải dùng thực phẩm sao cho có sự quân bình về âm dương
tức là âm dương phải cân bằng nhau. Dùng thường đồ ăn quá âm hệ trực giao cảm
chiếm ưu thế, sẽ sinh bệnh âm; ngược lại đồ ăn dương quá thì hệ đối giao cảm sẽ
chiếm ưu thắng sẽ sinh bệnh dương. Thí dụ ăn nhiều đồ ăn âm tính thì bao tử sẽ
yếu, tim sẽ đập mạnh, vì đồ ăn âm kích thích tim (dương) kiềm hãm bao (tử âm).
Tiếc thay trên đời này, đồ ăn âm vừa ngon ngọt vừa hấp dẫn thì lại quá nhiều,
trong khi đồ ăn dương thì vô cùng ít ỏi, thế nên phần lớn bệnh của loài người
là do ăn nhiều đồ ăn âm mà sinh ra. Vậy muốn lập lại thế quân bình âm dương để
được khỏe mạnh, ta chỉ việc giảm bớt đồ ăn âm và thế vào đó bằng đồ ăn dương. Trong
số hàng ngàn thực phẩm, Ohsawa đã chọn được một thứ thực phẩm,vừa có đủ phần âm
lại dư giả về dương, có khả năng dương hóa cơ thể nhanh, lại nhu thuận dịu dàng
với lục phủ ngũ tạng, đó chính là gạo lứt. Gạo lứt vừa có chất bột (glucide),
vừa có đạm (protide), còn béo (lipide) ông đã đưa mè vào cuộc vì mè cung cấp
chất béo, lại chứa nhiều sinh tố và khoáng tố. Mè là âm mà là âm tốt, cho thêm
muối là dương, thế là âm dương hòa hợp, đi chung với gạo lứt sẽ thành lực lượng
hùng hậu khá dương để tái lập thế quân bình âm
Nguyên lý Trị Bệnh dương cho cơ
thể đang bị âm lấn lướt. Bệnh gì cũng không ra ngoài âm dương, không suy thì
thịnh, lấy đồ ăn âm tính hay dương tính mà trị, sao cho lập lại được thế quân
bình thì bệnh sẽ lui, chẳng cần đến thuốc Tây, hoặc ngồi sắc thuốc Bắc cho mất
công vô ích.
Thực hành nguyên lý nầy, Ohsawa
tiên sinh khuyên chúng ta nên lấy “Gạo Lứt Muối Mè” làm chuẩn để chữa trị hầu
hết mọi thứ bệnh.
Tiên sinh khuyên chúng ta nên lưu
ý đến một kẻ thù nguy hiểm đó là đường (sugar, sucre) tiềm tàng trong đồ ăn
nước uống. Trong bậc thang âm dương, đường ở vị trí âm mà là cực âm. Mỗi năm,
đường đưa con người về “miền cực lạc” nhiều hơn số người “ra đi” vì hai quả bom
nguyên tử được thả xuống Nhật 1945. Thật vậy, đường là nguy cơ sinh bệnh tiểu
đường, mập phì, huyết áp cao, làm suy giảm hệ thống miễn nhiễm, khiến cơ thể
khó chống lại vi trùng và bệnh tật. Đường acid hóa dòng máu khiến chất vôi bị
hao mòn, gây xốp xương, răng hư, rối loạn thần kinh, làm yếu tim mạch, viêm
loét dạ dày và ruột, cuối cùng là dẫn đến ung thư. Việc giới hạn dùng đường là
vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người khỏe mạnh, cần nhiều năng lượng để hoạt động
có thể dùng đường dưới dạng trái cây. Nếu thích đường thì nên chọn đường thiên
nhiên chưa lọc, thường có màu vàng, nâu hay đen, hoặc mật ong thiên nhiên, còn
đường hóa học hoặc đường trắng tuyệt đối không nên dùng.
2-Hợp Với Thiên Nhiên
Sống phải hòa hợp với thiên nhiên
tức là hợp với sự sống. Con người, loài vật và cây cỏ là do tế bào sinh ra và
hợp thành. Tế bào nào cũng có sanh có tử cho nên giữa chúng có điểm tương đồng,
mà có tương đồng thì có khả năng tương hợp, tương thuận và tương thành đúng
câu: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (cùng tiếng thì đáp lại nhau, cùng
tính thì tìm đến nhau).Trái lại những gì không do sự sống sinh ra thì là vật
chết, cho dù vật đó hữu dụng tạm thời, vẫn là vật chết. Đó là cái máy hay người
máy (robot), cho dù vật đó nhỏ bé đến mấy, có tổng hợp tài tình đến mấy, một
khi chúng vào cơ thể ta, chúng đóng vai trò như những robot, sẽ không hòa hợp
và chẳng bao lâu sẽ gây hại cho cơ thể. Đó chính là hóa chất, được chế thành
thuốc gọi là hóa dược được tổng hợp tại các dược hãng. Với bản chất không do sự
sống sinh ra nên nó có ít nhiều độc tính, ta nên tránh dùng càng nhiều càng
tốt.
Tất cả những thực phẩm có tiềm ẩn
hóa chất cũng nên tránh. Đó là những chất bảo quản thực phẩm, những gia phụ.
Chúng được cho vào trong đồ ăn làm sẵn (đồ hộp bao gói đồ khô), chất làm tươi
lâu, chất tạo mùi thơm, hương thơm, nước hoa, phẩm màu làm cho đẹp mắt, làm
giòn, gia vị tổng hợp. Vào trong cơ thể, chúng sẽ bào mòn cơ thể chúng ta, làm
ô nhiễm môi trường bên trong cơ thể; đường hóa học (saccharin, cyclamate..)
sinh quái thai, ung thư;bột ngọt (mì chính, vị tinh, glutamate de sodium) gây
nhức đầu, làm tổn thương não, hư mắt, gây hen suyễn, khiến trẻ con tăng trưởng
không bình thường; các loại acid chế nước chấm làm loét dạ dày, rối loạn tiêu
hóa; phẩm màu nhân tạo gây ngộ độc toàn thân, ung thư, nhiều hóa chất công
nghiệp dùng trong đồ ăn như thuốc tẩy trắng, làm trong, làm tăng đạm chất giả
tạo (melamine) vô cùng độc hại (gây ung thư thận, gan) được dùng lén lút trong
lãnh vực chế biến thực phẩm. Ngoài các phụ chất (additifs) trên, ta cũng nên để
ý đến nguồn gốc thực phẩm, có kèm hóa chất để thúc đẩy rau trái mọc nhanh to
lớn đẹp mắt khác thường hay không, thú vật có được nuôi bằng thực phẩm có pha
trộn hóa chất để cơ thể chúng nạc nhiều hơn mỡ, lớn nhanh như thổi hay không ?
Ngoài gạo lứt là chính, có thể
thay thế bằng lúa mì lứt, hạt bo bo,kê, hắc mạch (sarrazine) dùng chung với
muối mè và một số rau củ dương tính (carotte, bí đỏ, cresson, choux..)
1-Gạo Lứt là hạt gạo còn nguyên
cám và mầm, không bón phân hóa học, không xịt thuốc trừ sâu, được nấu thành
cơm, cháo. Dùng nguyên hạt là tốt nhất, nhưng để đỡ chán, gạo lứt có thể xay
bột làm bánh tráng, bánh mì hủ tíu, bánh bèo bánh nậm. Tùy mức độ dương hóa cơ
thể nhiều hay ít, phương thức “gạo lứt muối mè” chia thành 7 cấp độ.
-Phương số 7 : gạo lứt
muối mè 100% dương nhất khắc nghiệt nhất nhưng hữu hiệu nhất.
-Phương số 6 : gạo lứt
muối mè: 90% + 10% rau củ, kém dương hơn so với phương 7.
-Phương số 5 : gạo lứt
muối mè 80% + 20% rau củ, kém dương so với 6
-Phương só 4 gạo lứt muối
mè 70% + 30% rau củ, kém dương so với 5
-Phương số 3 : gạo lứt
muối mè 60% + 40% rau củ, kém dương so với 4
-Phương số 2: gạo lứt
muối mè 50% + 50 % rau củ, kém dương so với 3
-Phương số 1 : gạo lứt
muối mè 40% + 60 % rau củ, kém dương so với 2
Ngoài 7 phương trên còn có ngoại
phương mang tên A, B, C cũng dùng gạo lứt muối mè, nhưng được phép dùng thêm
rau đậu trái cây, thịt trứng cá (C thoải mái nhất) nhưng vẫn phải dùng trong
giới hạn. Khi dùng phương có số nhỏ, thí dụ số 4, mà thấy kết quả chậm, thì
dùng phương cao hơn như là 5, 6 hay 7, kết quả sẽ nhanh hơn. Khắc khổ và căn
bản nhất là phương số 7 được dùng nhiều nhất để chữa bệnh trong mười ngày hoặc
lâu hơn tùy bệnh nặng nhẹ, dùng chung vớí muối mè (8 phần mè 1 phần muối); có
thể dùng tương, bơ mè, đậu đỏ đen.
Khi khát, lấy gạo lứt rang hoặc
trà già ba năm, củ sen, củ sắn dây (cát căn) nấu nước uống.
2-Rau Củ đúng mùa tại địa phương
đều dùng được, tốt nhất là rau mọc hoang hoặc trồng tự nhiên (kô bón phân hóa
học, kô thuốc trừ sâu). Có thể luộc hấp xào hầm, nấu canh, trộn gỏi,
chiên bột, nén muối. Hè nóng có thể ăn rau sống. Các thứ âm thịnh như cà, cà
chua, măng giá nấm dùng hạn chế, thỉnh thoảng có thể dùng thịt trứng.
3- Đậu Hạt các loại đều giàu chất
đạm có thể dùng thay thịt cá, nấu riêng hay chung với cơm với rau củ
làm bột làm bánh. Khi dùng đậu làm thức ăn, nên để nguyên vỏ vì vỏ chứa nhiều
sinh tố và chất bổ, đậu đỏ dương hơn cả, đậu váng ít dương hơn. Đậu đen, đậu xanh
hơi âm; còn đậu nành rất âm, nên những món ăn làm bằng đậu nành như sữa đậu
nành đậu phụ chao nên dùng ít, ngược lại đậu nành ủ lên men ngâm muối và để lâu
ngày như tương ta (hạt lỏng), tương đặc (miso), tương nước (tamari) là những
gia vị bổ dưỡng có thể dùng hàng ngày.
4-Rong Biển như phổ tai,
rau câu chân vịt, rau câu chỉ vàng, mứt biển giàu chất đạm, nhiều bột đường,
chất béo chất khoáng và sinh tố; đem chiên xào, trộn gỏi, nấu xúp, làm xu xoa
(thạch, agar) hoặc rang giã thành bột làm gia vị hoặc ăn với cơm cháo. Rong
biển tương đối âm hơn rau củ trên đất liền có thể ăn hàng ngày, nên ăn vừa phải
và kô nên ăn vào buổi tối.
5-Thịt không cần thiết,
vì thịt làm acid hóa dòng máu, tăng độ ammoniac trong ruột, vì phần lớn hiện
nay thú vật được nuôi bằng thực phẩm chứa nhiều hóa chất nên không tốt; tuy
nhiên nếu thích thì chỉ dùng thịt thú hoang hoặc được nuôi bằng thực phẩm thiên
nhiên và dùng càng ít càng tốt (10% toàn bữa ăn, tuần 2 lần).
6-Cá có thể dùng hàng ngày 5%
toàn bữa ăn, nên chọn cá nhỏ thịt trắng.
7-Sữa Bò không thích hợp với
người, vì dùng dễ sinh cảm cúm, viêm xoang, viêm đại tràng.
8-Trứng nên chọn trứng có trống
dùng cả lòng đỏ và trắng, trứng cực dương khó tiêu nên 1 tuần chỉ nên
dùng 2 trái.
Muối được lấy từ nước biển thiên
nhiên, xa nơi bị ô nhiễm (tàu bè qua lại) chưa bị lọc để tránh mất
khoáng tố vi lượng.
Mè theo Đông Y bổ não, bổ máu ích
gan, cường thận, nhuận trường làm đen râu tóc, da mịn, tai mắt sáng,
bền gân cốt, ngừa trị phong tà,tăng sức chịu đựng đói khát.
Dầu mè có tính sát trùng, bôi lên
vết phỏng chống phồng dộp hoặc xức ghẻ, thoa nơi thương tích rất tốt. Dầu mè
đặc biệt bổ mắt có thể trị bệnh về mắt.
Dầu mè tốt làm từ mè rang sơ rồi
đem ép nhưng không được lọc, không tẩy màu, mùi.
Không dùng bất cứ thứ gì do kỹ
nghệ sản xuất, kể cả cafe. Phải nhai thật kỹ mới nuốt .
Trị Vài Bệnh Thông Thường
Bại Xụi (poliomyélite)
Phương 7 với nhiều muối mè, bầu, hạt bí, kê, sarrazine, bột mì lứt, củ sen,
carrote, cresson, epinard, bí đỏ, bồ công anh.
Bao Tử Đau: Phương 7 nhai
thật kỹ, ăn bột gạo lứt rang với muối mè, tương. Uống trà gạo lứt, trà 3 năm.
Bao Tử Loét: phương 7 với
muối mè, hay phương 6,5 với ít bắp xú (choux, có chất chống loét), carotte,
hành tây xào chín. Nhai kỹ uống ít nước. Dùng bồ công anh (pissenlit) cam thảo
hoặc cây mắc cở sao vàng nấu nước uống thay trà. Khi cơn đau tới, nuốt 1 muỗng
cafe muối mè.
Bướu Nhịn ăn một tuần rồi
ăn theo phương số 7 (hoặc số 6) với muối mè, uống ít nước.Bướu Cổ (goître)
Phương 1 hoặc 2, ăn nhạt, nhiều rong biển, uống trà gạo lứt. Đắp nước gừng nóng
và dán cao khoai sọ.
Bướu Cổ Lồi Mắt (basedow) Phương
7 hoặc 6 ăn hơi mặn và khô.
Uống trà gạo lứt, trà ba năm.
Cảm Cúm Sốt: Ăn crème gạo
lứt (rang vàng gạo lứt rồi tán bột, chiên bột với dầu mè, thêm nước sôi) với
muối. Sau đó ăn Phương số 7. Ngâm chân nước nóng 20 phút, rồi nước lạnh 1 phút,
lau khô.
Câm,Điếc Phương 7 với
muối mè.
Cùi Phương 7 với nhiều
muối mè, ngoài đắp nước gừng nóng dán cao khoai sọ.
Đái Đường: Phương 7, đặc
biệt (100g bí đỏ với 50g đậu đỏ hạt nhỏ) nấu lấy nước uống.
Động Mạch Xơ Cứng
(Arthériosclérose): Phương 7, ăn hơi lạt, rong biển, rau xanh (cải lá, bắp cải,
rau má, cresson, củ cải trắng) nêm tương,luộc, hấp, có thể xào với một chút dầu
mè.
Uống trà gạo lứt, trà 3 năm. Hàng
ngày lấy vải nhúng nước gừng nóng chà sát khắp người.
Động Mạch Tắc Nghẹn
(Athérosclérose) Phương 7 hay 6, ăn hơi mặn và khô, ăn rong biển, uống trà gạo,
lứt trà ba năm.
Gan Viêm: Nhịn ăn 3 ngày,
rồi ăn kem gạo lứt (rang vàng gạo lứt rồi tán bột, chiên bột với dầu mè, thêm
nước sôi) hay bột gạo lứt với muối mè, đừng ăn mặn quá, uống trà gạo lứt. Sau
đó là phương 7, rau lá xanh (cresson, rau má, cải xanh, củ cải) . Đau nhiều thì
đắp nước gừng vài phút rồi dán cao khoai sọ. Sốt cao thì đắp đậu hũ. Nôn mửa
thì nuốt tí muối mè, nước luộc rong biển hay nước đất sét (argile, cho 1 thìa café
đất sét mua ở pharmacie vào nửa ly nước không đun sôi, quấy bằng thìa gỗ).
Giời Ăn (Zona). Ăn cháo
gạo lứt với muối mè. Nhai nhỏ đậu xanh sống rịt vào chỗ lở. Sức dầu mè nguyên
chất hay dầu cám.
Gầy Ốm Nhịn ăn trong 3
ngày rồi dùng phương 7 hay 6 với muối mè độ 1tháng, rồi dùng phương 5, 4, 3.
Nhai thật kỹ.
Hen Suyễn: Phương 7, có
thể thêm củ sen chiên bột, uống trà gạo lứt, trà củ sen.
Huyết Áp Cao hay Thấp:
chữa như “động mạch xơ cứng”. Huyết áp cao dùng trà tim sen.
Khớp Xương Sưng Phương 7
, muối mè, đắp nước gừng nóng.
Kinh Nguyệt Không Đều
Phương 7, 6 hoặc 5, uống ít nước, ngâm mông nước nóng 15 phút mỗi đêm trước khi
đi ngủ.
Liệt Run Cứng (maladie de
Parkinson) Có 2 thứ, âm run ít, dùng phương 7 với một ít muối mè, uống ít nước;
dương run nhiều đôi khi vùng vẫy,ăn phương 5, 4, ăn nhạt, uống nước vừa phải,
dùng trà bồ công anh cho cả 2 bệnh.
Liệt Dương Phương số 7
trong một tháng, sau đó là phương 6, 5.
Mập Phì Phương 7 với 60g
củ cải radis sống với một ít muối mè trong 1 hoặc 2 tháng.
Mắt Bệnh:
Cận Thị Thuộc bệnh âm,
dùng phương 7, 6, 5 với muối mè. Trà gạo lứt, trà 3 năm. Khi mỏi mắt, chà 2 bàn
tay cho nóng rồi úp vào mắt (7 lần).
Loạn Thị (Astigmatisme)
thịnh dương ( kô thấy rõ đường dọc) dùng phương 6, ăn hơi nhạt, loại âm (kô
thấy đường ngang) dùng phương 7 nhiều ngày thêm bí đỏ carotte củ sen xào dầu mè
nêm tương, hạn chế dùng nước. Áp mắt như cận thị .
Loạn Màu Sắc thịnh dương
(kô thấy màu đỏ), thịnh âm (kô thấy màu xanh.
Chữa như loạn thị, áp trà và nhỏ
dầu mè như cataracte (mắt cườm, cườm khô)
Mắt Cườm, Mắt kéo mây,
Đục thủy tinh thể, Mắt vảy cá (Cataracte), phương 7 hay 6. Đắp nước trà nóng
vào hai mắt nhắm kín, ngày 3 lần mỗi lần 15 phút.
Mỗi tối trước khi đi ngủ nhỏ vào
mỗi mắt 1-2 giọt dầu mè nguyên chất, uống trà lá cúc. Dùng nước dừa xiêm tươi
(coconut water) mới hái từ trên cây, không non không già, nhỏ mắt. Không được
dùng nước dừa hộp, dừa ngâm nước hóa chất cho tươi lâu.
Mắt Đỏ, Mắt Hột Nhịn ăn
vài bữa, hoặc ăn bột gạo lứt cháo gạo lứt với muối mè và tương hơi mặn, uống
trà gạo lứt trà 3 năm, sữa thảo mộc (nếp lứt, kê, ý dĩ, hạt sen, mè tất cả đãi
rửa để ráo rang vàng trộn chung xay mịn), áp trà, nhỏ dầu mè như cataracte hoặc
nhỏ mắt bằng sữa con so.
Mắt Lé Thịnh âm (hai lòng
đen nhìn ra 2 bên ngoài) thịnh dương (cả hai nhìn vào trong) chữa như loạn thị,
thịnh âm lẫn thịnh dương (mắt nhìn trong mắt nhìn ngoài) dùng phương 7.
Nhãn Áp Tăng (Glaucoma)
như mắt cườm, phương 7, uống ít nước. Uống nước dừa tươi (coconut water).
Viễn Thị Bệnh dương, dùng
phương 2, 3, 4, 5 nhai thật kỹ, dùng ít muối, uống nước tùy thich.
Võng Mạc Bị Long
(décollement de la rétine) Phương 7, chỉ uống trà gạo lứt vừa đủ thấm miệng
trong vài ngày, sau đó dùng phương 6 ăn hơi mặn và khô. Mỗi tối trước khi đi
ngủ nhỏ vào mỗi mắt 1-2 giọt dầu mè nguyên chất.
Mũi Ung Thối (Ozène) phương
7, ăn hơi mặn và khô, uống trà gạo lứt, rửa mũi bằng nước trà pha muối (hít vào
rồi hỉ ra), áp nước gừng, dán cao khoai sọ.
Phổi Ứ Đàm: Phương 7 hoặc
6, mỗi ngày ngậm 2 quả ô mai hay chanh muối lâu năm, uống trà gạo lứt trà củ
sen, áp nước gừng ở ngực (nam) lưng trên (nữ).
Phong thấp (rhumatisme)
Chỉ ăn gạo rang hoặc cháo gạo rang với muối
mè, uống ít nước. Đắp nước gừng,
dán cao khoai sọ.
Phỏng: xức dầu mè nguyên
chất. Lòng trắng trứng, đánh tan, bôi lên. Bôi dầu xăng super.
Sán Lãi: Sáng nhịn ăn,
chỉ ăn một nắm gạo lứt sống hay hat bí đỏ sống thêm hành tỏi sống, nhớ nhai kỹ,
vài ngày sau sán sẽ ra. Dùng phương 7, 6 thức ăn nấu hơi mặn, uống trà ngải
cứu, nước rong biển.
Say sóng Trước khi lên
xe, uống ít nước, không dùng rượu, không ăn uống đồ ngọt.
Ngậm một ít muối mè. Để 1 quả xí
muội muối vào rốn, lấy băng keo dán lại.
Gừng đập hơi giập, đắp rốn, dán
băng keo, miệng ngậm gừng.
Sạn Mật Bàng Quang Thận:
Phương 7, muối mè, 4 ngày đầu 4 muỗng mỗi bữa ăn, các ngày sau,1 muỗng. Đau thì
đắp nước gừng nóng dán cao khoai sọ.
Tránh đồ ăn âm (trái cây, dấm,
các chất chua, đồ ngọt)
Sưng Màng Óc Phương 7 với
ít muối mè trong một tháng, sau dùng phương 6, 5 với bí đỏ và các thứ rau củ
xào mặn. Cạo trọc đầu, ngày 5 lần, đắp nước gừng nóng nửa giờ rồi đắp cao khoai
sọ 4 giờ.
Tai biến mạch máu não:
Cách chữa như “động mạch sơ cứng”. Áp nước gừng nóng và đắp cao khoa sọ trên
đầu (nên cạo sạch tóc). Xoa xát dầu mè gừng.
Thần Kinh Tọa Viêm:
Phương 7 như Sơ cứng mảng. Áp nước gừng nóng, dán cao khoai sọ, ngâm nước cải
bẹ xanh với ít muối.
Thần Kinh Viêm (névrite)
: phương7, nhai thật kỹ, uống ít nước, dùng cresson, củ sen, pissenlit, ngoại
đắp nước gừng nóng.
Thống Phong (goutte)
Phương 7 muối mè, tương đậu nành, uống ít nước.
Tim Đập Chậm (bradycardie)
Cháo gạo lứt rang nửa tháng với 10g ô mai ướp muối lâu năm; sau đó dùng phương
7 với chút ít muối mè..
Tim Đập Nhanh, (tachycardie)
Tim đập không đều phương 7 hay 6,5 với muối mè.
Tim Nhói : Phương 7 với
muối mè, nhai kỹ, uống ít nước, không ăn gì khác. Trước khi đi ngủ, ăn 1 muỗng
muối mè. Ngày 4 lần, đắp nước gừng nóng và dán cao khoai sọ.
Tim Yếu: Phương 7 với
muối mè, uống ít nước. Bệnh nặng, trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày dùng 1 quả
trứng gà sống mới đẻ có trống, thêm chút muối, nuốt trọng đừng nhai. Mỗi đêm
trước khi đi ngủ , ăn một muỗng rưỡi muối mè.
Trí Nhớ kém : Phương 6,
ăn rau củ dương (carotte, bí đỏ, resson, bắp cải, rau má, củ sen, rong biên, lá
cải xanh), uống trà gạo lứt, trà ba năm.
Tâm Thần:
Cuồng Loạn: (hystérie)
Tâm thần và thể xác bị rối loạn, không hòa nhịp. Phương 7 với rau củ dương, trà
gạo lứt, trà củ sen, sữa thảo mộc (nếp lứt, kê, ý dĩ, hạt sen, mè tất cả đãi
rửa để ráo rang vàng trộn chung xay mịn) để bổ dưỡng
Hoang Tưởng (paranoia),
tưởng tượng như đang có ai theo dõi để hại mình, phương số 7
Phân Liệt (schizophrénie)
tưởng hồn mình đang ở ngoài thể xác. Chữa như hysteria.
Ung Thư, Phương 7, rong
biển, tương hành tỏi, uống trà gạo lứt trà ba năm. Ngày 3 lần đắp nước gừng
nóng rồi sau đó dán cao khoa sọ lên khối u ở bên trong, Nấu cháo “hắc mạch sarrazine”
(1 chén hắc mạch, 1 muỗng dầu mè, 1 muỗng café muối, 2 chén nước nấu thành
cháo) ăn với muối mè tương đậu nành, uống ít nước.Lở loét thì xức dầu mè tốt ,
dầu cám hoạc bột dentie (cuống cà đem nén muối 3 năm, phơi khô đốt thành than,
xay bột).Trị ung thư và viêm bàng quang, ung thư lưỡi miệng, dùng rau củ dương,
tránh ăn đồ chiên nướng.
Ung Thư Bao Tử: Phương 7
với muối mè, uống ít nước, ngày 2 lần uống nửa muỗng cafe dentie. Đắp nước gừng
nóng dán cao khoa sọ.
Ung thư Cuống Họng: Cháo
gạo lứt rang (hay kem gạo lứt rang) với muối mè. Nếu nuốt được thì dùng phương
7 với muối mè, nhai kỹ, uống trà già ba năm.
Ung Thư Phổi: Phương 7,
rong biển, tương hành tỏi, uống trà gạo lứt trà củ sen, áp nước gừng ở ngực
(nam) lưng trên (nữ).
Ung Thư Gan, Tụy Tạng: Phương
7, rong biển, tương hành tỏi, uống trà gạo lứt trà ba năm.
Nhịn ăn 3 ngày, rồi ăn kem gạo
lứt (rang vàng gạo lứt rồi tán bột, chiên bột với dầu mè, thêm nước sôi) hay
bột gạo lứt với muối mè, đừng ăn mặn quá, uống trà gạo lứt. Sau đó là phương 7,
rau lá xanh(cresson, rau má, cải xanh, củ cải).Đau nhiều thì đắp nước gừng vài
phút rồi dán cao khoai sọ. Sốt cao thì đắp đậu hũ. Nôn mửa thì nuốt tí muối mè,
nước luộc rong biển hay nước đất sét (argile, cho 1 thìa cafe đất sét mua ở
pharmacie vào nửa ly nước không đun sôi, quấy bằng thìa
gỗ).
Viêm Xoang Mũi (sinusis)
: Dùng phương 7 với muối mè, ăn củ sen chiên với dầu mè, uống trà củ sen. áp
nước gừng nóng vào vùng xoang, có thể đắp cao khoa sọ. Xông mũi bằng khói ngải
cứu.
Vô Sinh P 7 trong 2
tháng, rồi 6, ,5,4. Trước khi đi ngủ ngâm mông nước muối nóng 15ph.
Xơ Cứng Mảng (sclérose en
plaques) Phương 7 hay 6, ăn hơi lạt, carotte, củ sen, bí đỏ, cresson, cải bẹ
xanh, đậu xanh; hấp luộc xào với ít tương. Không tắm nước nóng, tắm hơi.
Lấy khăn nhúng nước gừng nóng,
chà xát khắp người cho da đỏ, rồi xối nước đó lên.
Xuất Tinh Sớm Phương 7
nhưng cử mè. Nhai thật nhỏ. Cây Trinh nữ (cây mắc cở) cùng với tim sen nấu uống
thay trà.
Giải Đáp Thắc Mắc
1-Phương pháp Ohsawa chỉ dùng
thực phẩm chứ không dùng thuốc thì làm sao mà khỏi bệnh được ?
Cơ thể con người cũng như của
loài vật do Tạo Hóa sinh ra, vô cùng tinh vi, hoàn hảo và vi diệu. Để bảo vệ cơ
thể khỏi bị hư hại, bệnh tật, Tạo Hóa đã ban cho cơ thể khả năng tự chữa trị
lấy bệnh, rất nhiều bệnh, với điều kiện là phải được cung cấp phương tiện tối
thiểu để cơ thể tự chữa trị lấy. Trong số thực phẩm hiện hữu, nhiều vô kể,
Ohsawa nhận thấy chỉ có” gạo lứt và muối mè” thêm trà gạo lứt rang, trà ba năm
là đủ điều kiện mà cơ thể cần, những thứ khác chỉ là để bổ túc thêm mà thôi.
Nhu cầu sở dĩ ít ỏi, ít ra là trong thời gian bị bệnh, là muốn tránh cho cơ thể
phải làm việc nhiều, những việc cơ thể thấy chưa cần thiết, để cơ thể chỉ tập
trung vào việc sửa chữa những hư hao của cơ thể, vì đó mới công việc chính.
Nhiều không phải là tốt. Nói
nhiều thì dễ sinh mất lòng, có khi mang họa; ăn nhiều thì dễ mang độc tố vào
người, tạo thêm nhiều công việc nặng nhọc cho bộ máy tiêu hóa, bài tiết và các
cơ quan khác, làm mệt cơ thể, cơ thể dễ bị “chia trí” không dành hết “tâm trí
và sức lực” cho việc tu bổ. Thuốc hiện nay là hóa chất tuy có tính năng điều
chỉnh được trục trặc lúc đầu, nhưng bản chất không phải do Tạo Hóa sinh ra (tế
bào), nên sẽ bị cơ thể bất dung nạp mà sinh điều bất lợi (phản ứng phụ), sớm
trở thành gánh nặng cho cơ thể, làm cơ thể tốn nhiều thì giờ và công sức để
loại trừ. Nếu cơ thể không loại trừ được chúng, mà chúng vẫn cứ “ở lỳ” (tích
tụ) trong cơ thể thì hậu quả sẽ ra sao? Gạo lứt muối mè thì khác, nó cung cấp
nguyên liệu mà cơ thể cần để hoạt động, cung cấp thực phẩm để bồi bổ cơ thể,
cho nên cơ thể OK ngay, quan trọng là không hề có phản ứng phụ. Cho nên không
dùng thuốc mà còn hơn là dùng thuốc, và cơ thể sẽ mau khỏi bệnh.
2-Đàn bà con gái tay chân lông lá
xồm xoàm làm sao cho hết ?
Vì ăn quá nhiều đồ ăn huyết nhục
(dương) nên cơ thể thành quá dương sinh nhiều lông lá.
Dùng phương 7 vài ba tháng để âm
dương được quân bình, thì tay chân sẽ sạch lông, sẽ trả về cho cơ thể sự duyên
dáng dịu dàng và xinh đẹp.
3- Muốn biến đổi thai nhi gái
thành thai nhi trai thì làm sao ?
Người đàn bà lúc có thai sắp được
2 tháng đi tìm mua một lượng Hùng Hoàng (As2 S3) (dương) (ở tiệm thuốc Bắc) bỏ
vào một cái túi lụa đỏ (dương) đeo luôn trong mình để dương hóa cái thai, thai
nhi sẽ hoá thành trai.
4-Dùng Nguyên lý Âm Dương để chữa
trị chứng hiếm muộn
Có nhiều phương cách trị hiếm
muộn, nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Một cặp vợ chồng, cả hai đều khỏe mạnh,
“tinh binh” của chồng đều đầy đủ và rất tốt, yếu tố rhésus thuận lợi, thế mà
người vợ cứ bị hư thai hoài. Bác sĩ Morishita sau khi hiểu được Dịch lý âm
dương ghi trong sách của Ohsawa, ông nẩy ra ý kiến là cái phôi thai bị kháng
thể (anticorps) trong huyết quản của người mẹ chống đối kháng thể người con, vì
chúng cùng Âm hoặc cùng Dương nên ghét nhau và xô đuổi nhau.
Nay muốn hóa giải sự chống đối
thì phải có vật thế thân (như kiểu Lê Lai cứu chúa) để hướng dẫn sự chống đối
vào một mục tiêu khác trầm trọng hơn.
Khi người mẹ có thai được 2
tháng, ông lấy một mảnh da của người chồng ghép vào cho người vợ. Độ 2 tuần sau
thì miếng da bị tróc và bị kháng thể trong châu thân người vợ chống đối kịch
liệt. Đến tháng năm rồi tháng tám, ông ta cũng ghép như thế, các miếng da vẫn
bị tróc sau 2 tuần. Thế là thai nhi được bình yên và đứa bé chào đời hoàn toàn
khỏe mạnh. Sở dĩ thai nhi được bình yên vi kháng thể người mẹ đã tập trung toàn
lực quay mũi dùi để lo chống đối kịch liệt miếng da ghép của
người chồng là một vật chỉ riêng
của người chồng mà nó chống đối thù ghét nhiều hơn cái thai đã có một nửa phần
là phần máu huyết của người mẹ.
5-Dùng Nguyên lý Âm Dương Để Tăng
Khả Năng Chống Bệnh Của Cơ Thể 1-Ngâm Chân Nước Nóng Trong thủy liệu pháp của
Tây phương, người ta ngâm chân nước nóng chỉ là để đưa máu xuống chân làm hạ
nhiệt.
Còn theo Nguyên lý Âm Dương: đầu
(âm) phải mát (âm), chân (dương) phải nóng ( dương), thì âm dương trên dưới mới
là đúng vị thế, trong cùng một cơ thể mới là quân bình, bằng ngược lại sẽ bệnh.
Một khi đã mất quân bình rồi thì ta phải lập tức tái lập vị thế quân bình âm
dương bằng phương pháp sau, tuy giản dị nhưng có thể trị đượcnhiều bệnh như
nhức đầu, nóng lạnh, mất ngủ, hạ nhiệt, ho nhất là cảm nhiễm phong hàn, cảm
cúm.
Lấy 2 cái chậu, đổ nước lạnh gần
đầy thùng A, thùng B chỉ đổ phân nửa.
Nấu nước sôi cho thêm vào nắm
muối đổ vào thùng B cho nước nóng lên chừng 40 độ C. Ngồi chỗ kín gió, nhúng 2
chân vào nước ấm, nếu nước nguội thì châm thêm nước sôi. Khoảng 20 phút sau (10
phút nếu là trẻ con), nhúng cả 2 chân vào thùng A (nước lạnh) trong 1 phút, để
giữ nhiệt (âm hút dương) rồi lấy 2 chân ra lau thật khô rồi xát mạnh vào lòng
bàn chân cho ấm.
Trùm mền cho người nóng. Khi ra
mồ hôi thì lấy khăn lau khô, thay quần áo.
Ngày có thể ngâm chân 2 lần, tốt
nhất là trước khi đi ngủ.
2-Dậm Chân Tại Chỗ
Dựa trên nguyên lý âm dương: đầu
(âm) cần mát (âm), chân (dương) cần nóng (dương). Ở đây ta dùng một vật tác
động đến hai bàn chân để tạo sức nóng cho chúng, đưa chúng đến tình trạng nóng
(dương), bằng sự ma sát liên tục. Phương pháp nầy mang lại nhiều lợi ích cho
những người ở thành thị sống xa thiên nhiên, hằng ngày chỉ đi giày đi dép, đi
xe cộ, ít có dịp đi chân không.
Cưa một thanh gỗ dài 35 cm, mỗi
đầu thanh gỗ có tiết diện hình vuông, mỗi cạnh là 3,5 cm.
Một mặt trên thanh gỗ, bào cong
hình vòng cung theo vòm bàn chân. Đặt thanh gỗ trên nền nhà cạnh bàn hoặc tủ,
mặt bào cong hướng lên trên. Đứng thẳng lưng và đầu, hai bàn tay vịnh bàn, đặt
lòng bàn chân lên mặt bào cong của thanh gỗ, dậm chân tại chỗ 20 phút, thỉnh
thoảng dậm từ gót chân ra đến các ngón chân và ngược lại. Ngày 2 lần, buổi sáng
mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Phương pháp nầy trị được nhiều bệnh
: đau tim, mất ngủ, nhức đầu tê mỏi, suy nhược.
3-Tiếp Cận Ion-Âm
Trên mặt đất có một lớp Ion âm,
khi đi vào cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh đối giao cảm, có tác dụng là làm
thay đổi mực độ acid-kiềm của máu , làm gia tăng hoạt tính của tế bào lành
mạnh, làm sung mãn cho các tế bào. Ion âm được sinh ra rất nhiều gần bên thác
nước thiên nhiên. Người đang thời kỳ dưỡng bệnh nên đến gần tháng nước nghỉ
mát, bệnh sẽ rất mau lành. Những người sống ở thành thị, chân luôn đi giày dép,
hai bàn chân ít có dịp tiếp xúc với mặt đất, với cỏ cây sỏi đá nên không được
hưởng khí lực nầy. Chân (dương) không thể hút Ion Âm (âm) được, cơ thể không
được hưởng sinh khí của đất nên thường hay bị mệt mỏi chán chường trầm uất hay
nóng giận. Vậy ta hãy dùng phương pháp sau đây để đưa nguồn sinh lực thiên
nhiên vô tận nầy vào nhà, thậm chí đưa lên lầu cao hoặc trên nền gỗ.
Nối 1 đầu dây đồng (dây trần đã
bỏ vỏ cách ly) vào phần dưới của ống dẫn nước, đầu kia nối với một tấm kim loại
inox, rộng bằng 2 bàn chân,(hay với 2 cái thìa lớn bằng inox). Hàng ngày dùng
chân trần đạp lên tấm kim loại nầy (hay 2 thìa Inox), cho ion âm ở đất theo ống
dẫn nước đi qua gang bàn chân, rồi chan hòa vào cơ thể. Phương pháp nầy làm
tăng sức đề kháng cơ thể trị đau đầu, mất ngủ, hay mệt mỏi, bệnh tim mạch.
Nguyễn Đức Thuần sưu
tầm phổ biến tháng 5 năm 2012
Bài học tuyệt vời nhất của Ohsawa
Carl Ferre
Câu nói này xuất phát trong ngành
khoa học: “Chúng ta không biết, không thể biết và không bao giờ biết được”. Còn
câu nói này xuất phát có trong cuộc điện thoại giữa George Ohsawa và Faith:
“Chúng ta biết, luôn biết và sẽ luôn biết”.
Khoa học nghiên cứu từng sự vật
riêng rẽ và cố tìm hiểu xem chúng hoạt động thế nào và có tác động liên quan gì
tới nhau. Những dụng cụ nghiên cứu lỗi thời làm hạn chế khoa học. Ohsawa nhìn
thế giới như một thể thống nhất và cố gắng giải thích sự khác biệt giữa nó và
các thế giới khác. Hạn chế của ông chỉ là vấn đề ngôn ngữ.
500 năm trước đây khoa học một
mực khẳng định rằng mặt trời, mặt trăng và các vì sao quay xung quanh Trái đất
- trung tâm của vũ trụ. Ngày nay chúng ta đã nhận thức được rằng giả thiết này
là không chính xác. Các công cụ hiện đại đã giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và
biết được rằng mặt trăng quay quanh Trái đất; Trái đất, măt trăng cùng với các
hành tinh khác quay quanh Mặt trời; Mặt trời cùng với mọi thứ quay quanh nó lại
đang quay quanh trung tâm của dải ngân hà.
Cũng cách đây không lâu, khoa học
đã cho rằng không thể tách các hạt nguyên tử. Cho đến khi máy móc đủ hiện đại
thì các hạt nguyên tử có thể tách và mở ra một thế giới mới. Ngày nay chúng ta
có thể nhìn mọi thứ trong cũng như ngoài Trái đất rõ nét hơn rất nhiều.
Ohsawa theo sát bước chân các nhà
khoa học và triết học ở cả phương Đông và phương Tây. Ông nhận thấy rằng khoa
học phương Tây chú trọng nghiên cứu vật chất còn khoa học phương Đông thì chú
trọng vào các hiện tượng siêu nhiên. Ohsawa đã cố gắng thống nhất hai nền khoa
học và ông tin tưởng rằng mỗi cái đều có lợi từ cái kia. Trong khi những ứng
dụng khoa học ở phương Tây được Ohsawa giới thiệu ở phương Đông và ngược lại,
khá thành công thì lĩnh vực chính của ông là giảng dạy triết học lại không được
chú ý đến.
Cái mà Ohsawa tìm ra ở các nước
phương Đông là người dân ở đây có những chế độ ăn uống nghèo nàn. Ohsawa đã
phản ứng lại bằng cách nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của chế độ ăn uống nhằm
nâng cao nhận thức của người dân.
Có rất nhiều người dạy và thực
hành theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa nhưng rất ít trong số đó hiểu được ý
nghĩa đích thực của phương pháp này. Cái đích cuối cùng mà thực dưỡng đem lại
là sức khỏe, hạnh phúc, và thậm chí còn là một thế giới hòa bình hơn là một sự
đánh giá cao thượng hoặc là sự thống nhất của các giới hạn
Điều gì là quan trọng nhất trong
phương pháp thực dưỡng Ohsawa? Hãy hỏi 10 người hướng dẫn thực dưỡng hay những
người tư vấn và khả năng là bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời khác nhau như đó là
sự thống nhất âm dương, tình trạng sức khỏe, một thế giới không có kẻ thù hay
tính độc quyền, công bằng, chủ nghĩa cá nhân, hoặc là lòng biết ơn.
Tôi tin rằng điều tuyệt diệu nhất
trong phương pháp thực dưỡng Ohsawa là tất cả chúng ta đều có sợi dây liên hệ
với nhau, với các giới hạn, với Chúa hay các thánh thần. Mọi ốm đau, buồn khổ
đều bắt đầu từ cảm giác bị chia rẽ và sẽ lại kết thúc khi chúng ta được đoàn
tụ. Không cô độc là điều mà Ohsawa muốn chúng ta nhận thức ra được.
Cuộc sống khá là đơn giản - chúng
ta hít vào rồi lại thở ra. Nếu ta hít vào và cố gắng giữ nó lại mãi mãi thì rốt
cục chúng ta sẽ chết. Hàng ngày chúng ta ăn, sử dụng những cái chúng ta cần và
thải ra chất cặn bã. Nếu chúng ra tham lam và ăn nhiều hơn giới hạn mà cơ thể
có thể chịu đựng, dạ dày phải làm việc quá mức, thì lúc đó cảm giác buồn nôn sẽ
xuất hiện, chứng tỏ cơ thể đang cố gắng tống lượng thức ăn thừa ra ngoài để bảo
vệ chính nó.
Những quá trình như vậy xảy ra ở
mọi phương diện cuộc sống. Nếu chúng ta hấp thụ nhiều hơn là chúng ta cần hay
có thể dùng, điều đó sẽ làm cho cơ thể khó chịu và chứng buồn nôn xuất hiện.
Rất nhiều người trong số chúng ta có những ngôi nhà với các phòng chứa đồ lưu
giữ đầy kỉ niệm, rất nhiều vật dụng sang trọng để làm cho cuộc sống thêm phần
thú vị... Và rồi chúng ta bắt đầu lo lắng rằng liệu kẻ trộm có đến và ăn cắp
những tài sản đó. Thế là chúng ta khóa cửa, thậm chí mua cả súng, đến gặp bác
sĩ tâm lý để giảm bớt sự căng thẳng sự hãi. Chúng ta cảm thấy bị chia cắt, cô
độc.
Chúng ta học cách hít vào nhưng
lại quên mất việc học cách thở ra. Chúng ta biết là phải làm thế nào nhưng lại
quên không thực hiện. Ohsawa đã từng nói: “Cho đi, cho đi, cho đi không giới
hạn”. Có thể hiểu câu đó là: “Khi chúng ta nhận, thì chúng ta phải cho đi”.
Lần đầu tiên khi tôi tham gia vào
một buổi thuyết trình về vấn đề này, một người trong số khách đến dự đã nói:
“Tôi chưa từng cho đi cái gì. Tôi phải làm việc chăm chỉ thì mới có được tất cả
những thứ tôi đang có. Vậy tại sao tôi phải cho đi?”.Tôi nói anh ta đợi cho đến
khi buổi thuyết trình kết thúc và tôi sẽ trả lời câu hỏi này. Sau đó, tôi đưa
ra 3 món ăn thực dưỡng có thể được coi là quan trọng nhất. Đó là: gạo lứt, muối
và bắp cải. Tôi mới hỏi: “Thế còn nước, không khí và ánh sáng mặt trời?”.
Ngay lập tức, người kia đứng dậy
và nói: “Những cái đó không tính vì chúng là tự nhiên có sẵn”. Sau khi nói
xong, anh ta đã bật khóc và lấy tay ôm lấy khuôn mặt. Chúng ta đã quên rằng
chúng ta đã được ban tặng cho sự sống - mỗi nhịp thở là một món quà. Cho đi và
chia sẻ là một cách giúp chúng ta nhận ra mối liên hệ với người khác và với các
giới hạn cuộc sống.
Cuộc sống rất đơn giản. Chúng ta
thích khoa học, hãy đưa mắt và quan sát mọi vật riêng rẽ. Chúng ta nhận ra rằng
mỗi một vật đối lập với nhau - nóng và lạnh, chủ động và bị động, giãn nở và co
lại… Nếu chúng ta nóng, chúng ta tìm kiếm sự mát mẻ. Nếu lạnh, chúng ta đi tìm
sự ấm áp. Theo đó thì cách nhìn cuộc sống của ta cũng sẽ đơn giản đi.
Tuy nhiên, khi chúng ta có một
lượng kiến thức rộng lớn hơn thì rắc rối lại bắt đầu xuất hiện. Nếu chúng ta
ốm, chúng ta mong chờ kiếm tìm sự khỏe mạnh. Nhưng khi khỏe mạnh, chúng ta sẽ
không mong chờ sự ốm đau. Trên thực tế, những thứ chúng ta muốn đều đối lập với
những thứ khác. Chúng ta muốn mạnh khỏe vượt lên ốm đau, hạnh phúc vượt lên đau
khổ, hòa bình vượt lên chiến tranh, hiểu biết vượt lên sự ngu dốt, tình yêu
vượt lên thù hận, sung sướng vượt lên thất vọng và tự do vượt lên nô lệ.
Ước muốn cái này vượt lên trên
cái kia không khác việc hít vào để thở ra. Rắc rối ở chỗ chúng ta bắt đầu bằng
việc quan sát các sự việc đối lập và rồi cố tìm cách thống nhất chúng. Chúng ta
nghĩ đó là thông điệp của Ohsawa. Tuy nhiên, Ohsawa lại đang cố gắng giúp chúng
ta hướng tới sự hòa hợp trước và sự chia cắt chỉ là mặt nổi bề ngoài. Điều đó
giải thích tại sao các sự việc đối lập đối có tính chất bù trừ cho nhau. Khỏe mạnh
và bệnh tật là mặt trước và mặt sau của cùng một hiện tượng.Và tại đây, chúng
ta mắc vào rắc rối về ngôn ngữ. Chúng ta có một từ để thể hiện tính thống nhất
giữa quá khứ và tương lai - hiện tại. Vậy từ ngữ nào phù hợp nhất để chỉ tính
hợp nhất của khỏe mạnh và ốm đau. Không có từ nào. Hãy tạm ngừng thắc mắc và
những băn khoăn tìm kiếm mối liên hệ giữa những cặp phạm trù. Kết quả là: khỏe
mạnh thực sự, hoàn toàn hạnh phúc, hòa bình muôn đời, hiểu biết sáng suốt, tình
yêu không tính toán, vui vẻ thoải mái và tự do không giới hạn.
Hãy thử coi sức khỏe thực tế là
một quả bóng với sức khỏe nằm ở trung tâm và ốm đau nằm ở ngoài biên. Chúng ta
đá quả bóng trong suốt cuộc đời. Thỉnh thoảng chúng ta gần với khỏe mạnh, đôi
khi lại kề với bệnh tật nhưng chúng ta luôn ở một giới hạn nào đó chừng nào ta
còn sống. Mỗi cặp phạm trù nói trên đều có thể xem xét như vậy - như một quả
bóng với mong muốn chính đáng ở giữa và những điều không muốn nằm ở ngoại biên.
Chúng ta sống chung với sức khỏe
và bệnh tật, hạnh phúc và đau khổ, chiến tranh và hòa bình… Cái mà chúng ta
kiếm tìm là sức khỏe thực sự, hạnh phúc lâu bền… Vì chúng ta tùy ý đặt sức khỏe
ở giữa nên chúng ta cố gắng di chuyển quả bóng đến vị trí trung tâm, tránh đi
về phía đường biên. Nói cách khác, chúng ta cố gắng nâng cao sức khỏe và loại
trừ bệnh tật. Đó là một sai lầm lớn. Vị trí tốt nhất chúng ta nên đứng là ở
ranh giới giữa sức khỏe và bệnh tật.
Chúng ta có thể nhìn thế giới qua
các cặp đối lập và cố gắng loại trừ những cái xấu ở mỗi cặp. Hoặc là chúng ta
có thể coi thể giới như một thể thống nhất, nơi mà chúng ta có thể tìm thấy
chính mình, mọi người xung quanh và vạn vật. Nếu nhìn theo cách này, chúng ta
sẽ thấy rằng chỉ tồn tại duy nhất một quả bóng. Quả bóng này có kích thước vô
hạn và chứa trong đó cả 2 mặt tích cực và tiêu cực; tất cả sự dao động, nguyên
tử, các vì sao, hành tinh, thực vật, tất cả chúng ta với đầy đủ cảm xúc, giác
quan, suy nghĩ, niềm tin…
Thượng đế bao bọc tất cả chúng ta
cũng giống như là cơ thể con người chứa đến 50 tỷ tỷ tế bào. Chúng ta sống
trong một cái gọi là vô hạn và chính cái sự vô hạn đó ở ngay trong chúng ta,
trong từng tế bào cơ thể. Và chúng ta kết nối với nhau theo cách đó. Một khi
chúng ta đã hiểu đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của phương pháp này, chúng ta sẽ
nhận ra một điều rằng chúng ta có tất cả những thứ mà chúng ta tìm kiếm: khỏe
mạnh thực sự, hoàn toàn hạnh phúc, hòa bình muôn đời, hiểu biết sáng suốt, tình
yêu không tính toán, vui vẻ thoải mái và tự do không giới hạn. Chúng ta có thể
chân thành mà phát biểu: “Chúng tôi biết, luôn biết và sẽ luôn biết”.
Macrobiotics Today,
Nguyễn Đức Thuần sưu
tầm tháng 5 /2012
Tiểu sử Ohsawa
Georges Ohsawa, tên thật là
Sakurazawa Nyoichi (Nhật: 桜沢
如一, Sakurazawa Nyoichi? Anh Trạch Như Nhất) (sinh 18 tháng 10
năm 1893 - mất 23 tháng 04 năm 1966), là triết gia người Nhật Bản, là người
truyền bá phong trào thực dưỡng rộng rãi trên thế giới.
Tiểu sử
Năm 1893: ra đời tại Kyoto, Nhật Bản.
Năm 1908: bị bệnh lao, y học
chính thống không chữa được.
Năm 1912: khỏi bệnh lao nhờ theo
phương pháp điều trị bằng ăn uống của bác sĩ Sagen Ijizuka (1850-1909), người
chủ trương điều trị bệnh bằng thực phẩm dựa trên sự cân bằng các nguyên tố
K/Na.
Năm 1914: tới Pháp lần đầu.
Năm 1915: làm quản lí
chi nhánh công ty thương mại Nakagiri tại Kobe,
Nhật Bản.
Năm 1917: làm giám đốc chi nhánh Kobe của công ty xuất nhập
khẩu Kumazawa; bắt đầu thuyết giảng về thực dưỡng và làm một vài món thực
dưỡng.
Năm 1924: thôi kinh doanh, dành
toàn thời gian cống hiến cho phong trào thực dưỡng.
Năm 1929 - 1931: tới Paris, Pháp để truyền bá
thực dưỡng; dự thính tại đại học Sorbonne và viện Pasteur; sống rất nghèo và
viết sách.
Năm 1936: gặp Lima; bà trở thành người vợ phụ tá Ohsawa
suốt đời.
Năm 1949 - 1953: lập tạp chí y
khoa Sana;
khuyến khích học trò từ Nhật Bản ra nước ngoài truyền bá thực dưỡng.
Năm 1953: cùng Lima
rời Nhật Bản đi khắp thế giới truyền bá thực dưỡng.
Năm 1965: đi khắp châu Âu và Hoa
Kì thuyết giảng, nói chuyện; đến Việt Nam thăm phong trào thực dưỡng ở
đây.
Năm 1966: mất tại nhà ở Tokyo vì đau tim.
Tag Archives: ohsawa
ĐƯỜNG – Hiểm họa của Nhân loại
11 May
Theo
quan điểm Thực dưỡng:
Đường thịnh âm càng tinh khiết, Âm tính càng
cao!
Ăn đường sẽ sinh ra nhiều nước và
CO2. Đường tinh chế là Calo rỗng, vì không có các Vitamin, khoáng cần cung cấp
cho sự chuyển hóa chính nó, nên khi ăn đường trắng, cơ thể phải huy động
Vitamin, khoáng dự trữ hoặc từ các bộ phận khác để tiêu hóa.
Hơn thế, đường vào cơ thể sẽ tạo phản ứng axit làm chua máu.
Để trung hòa, cơ thể phải huy động Caxi vào máu, do vậy làm loãng xương, hư
răng!
Mặt khác trong quá trình sản xuất
đường phải xử lý nhiều chất độc. Vì vậy, đường trắng là tinh hoa của sự độc hại
mà nền văn minh và kỹ nghệ tiên tiến sản sinh ra!
“Đường trắng sát nhân còn khủng
khiếp hơn cả thuốc phiện và chiến tranh. Đặc biệt là đối với những dân tộc lấy
thảo mộc làm thực phẩm chính”. (Tiên sinh Ohsawa)
Trong khi đường thô vẫn còn các chất khoáng như Ca, K, các
sinh tố nhóm B nên ít gây tổn hại cho xương do ít làm chua máu.
Ở các nước công nghiệp phát
triển, hiện nay người dân đã hiểu đường trắng công nghiệp là có hại, thì một số
nhà kinh doanh lại dùng phẩm màu nhuộm vàng đường trắng để làm giả đường nhập
từ các nước đang phát triển.
Thế là hạt đường bị hai lần tẩm độc!
Đường Xylitol ( loại đường hóa học dùng làm kẹo cao su ngày
nay được qảng cáo ở nhiều nơi) còn gây ung thư Gan.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho
thấy sự tiêu thụ quá nhiều đường cộng với sự sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh,
và lạm dụng vaxin là một trong những nguyên nhân gây ra các nguồn bệnh.
Với những bằng chứng trên, thành thực khuyên Bạn đọc không
nên ăn nhiều đường và các sản phẩm của đường!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét